Howard Martin Temin

Howard Martin Temin
Sinh10.12.1934
Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ
Mất9.2.1994
Quốc tịchMỹ
Trường lớpHọc viện Công nghệ California
Nổi tiếng vìreverse transcriptase
Giải thưởngGiải Sinh học phân tử của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (1972)
Giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản (1974)
Giải Nobel Sinh lý và Y khoa (1975)
Sự nghiệp khoa học
Nơi công tácĐại học Wisconsin–Madison

Howard Martin Temin (10.12.1934 – 9.2.1994) là nhà di truyền học người Mỹ đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1975. Cùng với Renato DulbeccoDavid Baltimore, ông đã phát hiện ra reverse transcriptase[1] trong thập niên 1970 ở Đại học Wisconsin–Madison

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Việc Temin mô tả cách mà các virus u bướu tác động trên chất di truyền của tế bào thông qua reverse transcription là có tính cách mạng. Điều này đã lật đổ thuyết "Central Dogma" của sinh học phân tử được tin tưởng nhiều ở thời đó và được thừa nhận bởi người đoạt giải Nobel Francis Crick - một trong các người đồng phát hiện ra cấu trúc của DNA (cùng với James WatsonRosalind Franklin). Crick, cùng với phần lớn các nhà sinh học phân tử khác thời đó, tin rằng thông tin di truyền chỉ xuất phát từ DNA tới RNA tới protein.

Temin đã chỉ ra rằng một vài virus ung bướu có chứa khả năng của enzym để đảo ngược lượng thông tin từ RNA trở lại DNA bằng cách sử dụng reverse transcriptase. Hiện tượng này cũng được phát hiện đồng thời và riêng rẽ bởi David Baltimore, người cũng đoạt chung giải Nobel với Temin.[2]

Việc phát hiện reverse transcriptase là một trong các phát hiện quan trọng nhất trong y học ở thời nay, vì reverse transcriptaseenzyme trung tâm trong nhiều căn bệnh phổ biến của loài người, chẳng hạn như HIV, virus gây ra bệnh AIDS, và Hepatitis B[3]. Reverse transcriptase cũng là một thành phần quan trọng của nhiều kỹ thuật quan trọng trong sinh học phân tử và y học chẩn đoán bệnh. Temin được thưởng Huy chương Khoa học quốc gia (Mỹ) năm 1992.

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại Philadelphia, Pennsylvania và là người nhiều năm đã biện hộ chống việc hút thuốc lá. Temin từ trần ở tuổi 59 do bị ung thư phổi, mặc dù ông không bao giời hút thuốc.

Một lối đi dành cho người đi bộ và xe đạp ở khu trường sở của Đại học Wisconsin–Madison được đặt theo tên ông để vinh danh ông. Ông đậu bằng cử nhân sinh họcSwarthmore College năm 1955 và bằng tiến sĩHọc viện Công nghệ California năm 1959.

Vợ của Temin - bà Rayla- cũng là nhà di truyền học. Người em của Temin - Peter – là giáo sư kinh tế họcHọc viện Công nghệ Massachusetts và là cựu trưởng phân khoa kinh tế của Học viện này.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ enzym DNA polymerase sao chép thông tin từ RNA một sợi truyền sang DNA 2 sợi, tạm dịch: enzym phiên mã ngược
  2. ^ Judson, Horace (ngày 20 tháng 10 năm 2003). “No Nobel Prize for Whining”. New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ bệnh viêm gan do virus B gây ra

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích được phát động bằng cách sử dụng Hắc Viêm Hạch [Abyss Core], một ngọn nghiệp hỏa địa ngục được cho là không thể kiểm soát
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ