George Whipple

George Whipple
SinhGeorge Hoyt Whipple
(1878-08-28)28 tháng 8 năm 1878
Ashland, New Hampshire, Hoa Kỳ
Mất1 tháng 2 năm 1976(1976-02-01) (97 tuổi)
Rochester, New York, Hoa Kỳ
Cha mẹAshley Cooper Whipple
Frances Anna Hoyt
Trường lớpJohns Hopkins School of Medicine, Đại học Yale
Nổi tiếng vìLiệu pháp gan trong điều trị thiếu máu
Giải thưởngGiải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 1934
Sự nghiệp khoa học
NgànhY học
Nơi công tácĐại học Rochester
Đại học California, San Francisco

George Hoyt Whipple (28 tháng 8 năm 1878 – 1 tháng 2 năm 1976) là một thầy thuốc, nhà bệnh lý học, nhà nghiên cứu y sinh (biomedical) người Mỹ, đồng thời cũng là nhà giáo dục và quản lý trường y học. Whipple đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1934 chung với George MinotWilliam P. Murphy cho các phát hiện của họ liên quan tới liệu pháp điều trị bệnh thiếu máu bằng gan.

Cuộc đời & Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Whipple sinh tại Ashland, New Hampshire, là con của Ashley Cooper Whipple và Frances Anna Hoyt. Cha và ông nội của ông đều là thầy thuốc. Whipple học ở "Học viện Phillips" (Phillips Academy) rồi Đại học Yale và đậu bằng cử nhân (nhân văn) năm 1900. Sau đó ông học y khoaĐại học Johns Hopkins và đậu bằng tiến sĩ y khoa năm 1905.

Sau khi tốt nghiệp, Whipple làm việc tại phân khoa bệnh lý học ở Đại học Hopkins cho tới khi ông đi Panama – trong thời kỳ xây dựng kênh đào Panama – làm nhà bệnh lý học cho bệnh viện Ancon năm 1907-08. Whipple trở lại Baltimore, liên tục làm phụ tá, trợ giáo, phó giáo sư khoa bệnh lý họcđại học Johns Hopkins từ năm 1910 tới năm 1914.

Năm 1914, Whipple được bổ nhiệm làm giáo sư nghiên cứu y học và giám đốc "Quỹ Hooper cho Nghiên cứu Y học" ở "trường Y học" Đại học California. Ông làm chủ nhiệm khoa trường Y học năm 1920 và 1921.

Do sự khuyến khích của Abraham Flexner - người đã tiên phong nghiên cứu về giáo dục y học – và yêu cầu của Rush Rhees, chủ tịch Đại học Rochester, Whipple đồng ý làm chủ nhiệm khoa một trường y học mới được tài trợ và đang xây dựng ở Rochester, New York năm 1921. Whipple trở thành giáo sư, trưởng khoa bệnh lý học và chủ nhiệm khoa của trường Y khoa và Nha khoa mới thành lập tại Đại học Rochester. Whipple làm chủ nhiệm khoa ở trường này tới năm 1954 và ở lại đây suốt đời.

Ông được nhớ tới như một thầy giáo tuyệt vời[1].

Whipple từ trần năm 1976 ở tuổi 97 và được an táng tại Mount Hope Cemetery ở Rochester.

Nghiên cứu của Whipple

[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình nghiên cứu chính của Whipple liên quan tới bệnh thiếu máu cùng với sinh lý họcbệnh lý học của gan. Ông đoạt giải Nobel cho việc phát hiện ra rằng dùng gan nuôi các con chó bị bệnh thiếu máu thì chữa được bệnh này. Việc phát hiện đáng chú ý này đã trực tiếp dẫn tới việc George MinotWilliam P. Murphy chữa trị thành công bệnh thiếu máu ác tính bằng gan.

Trong buổi lễ trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1934, giáo sư I. Holmgren của Ủy ban giải Nobel đã nhận xét [1] rằng "Trong ba người đoạt giải (lần này) thì Whipple chính là người đầu tiên đích thân đảm nhiệm các nghiên cứu (công trình) mà bây giờ giải này được trao...."

Whipple cũng là người đầu tiên mô tả một bệnh chưa từng biết tới mà ông gọi là "lipodystrophia intestinalis" vì đó là các cặn lipid đọng ở vách ruột non.[2] Whipple cũng chỉ ra chính xác rằng vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh này, trong báo cáo nguyên thủy của ông năm 1907, do vậy, bệnh này được gọi là bệnh Whipple (Whipple's disease).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Autobiographical notes of Lauren V. Ackerman. IN: Rosai J (Ed): Guiding the Surgeon's Hand, American Registry of Pathology, Washington, D.C., 1997; pp. 275-285.
  • Ortiz-Hidalgo, Carlos. “[George H. Whipple. Nobel Prize in Physiology or Medicine in 1934. Whipple's disease, pernicious anemia, and other contributions to medicine]”. Gaceta médica de México. 138 (4): 371–6. PMID 12200882. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Raju, T N (1999). “The Nobel chronicles. 1934: George Hoyt Whipple (1878-1976); George Richard Minot (1885-1950); William Perry Murphy (1892-1987)”. Lancet. 353 (9148): 247. PMID 9923916. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Sparkman, R S (1995). “Two physicians named Whipple”. Am. J. Surg. 170 (3): 306–7. doi:10.1016/S0002-9610(05)80024-8. PMID 7661304. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Miller, L L (1995). “George Hoyt Whipple - 28 tháng 8 năm 1878-2 tháng 2 năm 1976”. Biographical memoirs. National Academy of Sciences (U.S.). 66: 371–93. PMID 11616328. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Carlsson, M (1989). Wiberg J. “[The man behind the syndrome: George Hoyt Whipple. He was the first one to theorize on infectious causes of a rare systemic disease]”. Lakartidningen. 86 (14): 1271–4. PMID 2468979. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Diggs, L W (1976). “Dr. George Hoyt Whipple”. The Johns Hopkins medical journal. 139 (5): 196–200. PMID 792552. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Harvey, A M (1976). “Teacher and distinguished pupil: William Henry Welch and George Hoyt Whipple”. Johns Hopkins Med. J. Suppl.: 39–48. PMID 801545. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Rijlant, P (1976). “[Note on the life and work of Professor George Heyt Whipple, foreign honorary member (1878-1976)]”. Bull. Mem. Acad. R. Med. Belg. 131 (3-4-5): 139–43. PMID 798621. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Young, L E (1976). “George Hoyt Whipple 1878-1976”. Trans. Assoc. Am. Physicians. 89: 34–7. PMID 798387. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Kenéz (1968). “[George Hoyt Whipple, nature lover and Nobel prize winner is 90 years old]”. Orvosi hetilap. 109 (36): 1994–8. PMID 4886380. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Sulek, K (1968). “[Nobel prize in 1934 for G.H. Whipple, G.R. Minot and W.P. Murphy for discovery of treatment of anemia with liver extracts]”. Wiad. Lek. 21 (7): 627–9. PMID 4876155. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • CORNER, G W (1963). “George Hoyt Whipple, Nobel Prize Pathologist”. Transactions & studies of the College of Physicians of Philadelphia. 31: 40–1. PMID 14044626. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • BIBBY, B G (1951). “George Hoyt Whipple, M. D: a benefactor of dentistry”. The Journal of the American College of Dentists. 18 (4): 252–7. PMID 14897600. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Eula là nhân vật Hypercarry sát thương vật lí mạnh mẽ và có thể gây ra lượng dmg nuke hàng đầu game hiện tại
Celestia đang thao túng và sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bảy quốc gia của Teyvat
Celestia đang thao túng và sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bảy quốc gia của Teyvat
Trong suốt hành trình của Genshin Impact, chúng ta thấy rằng Celestia đứng đằng sau thao túng và giật dây nhiều sự kiện đã xảy ra trên toàn Teyvat.
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo