Richard Axel

Richard Axel
Sinh2 tháng 7, 1946 (78 tuổi)
Brooklyn, Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Tư cách công dânHoa Kỳ
Trường lớpTrường Trung học Stuyvesant
Đại học Columbia
Trường Y học Đại học Johns Hopkins
Phối ngẫuCornelia Bargmann
Giải thưởngGiải Nobel Sinh lý và Y khoa (2004)
Sự nghiệp khoa học
NgànhKhoa học thần kinh
Nơi công tácĐại học Columbia

Richard Axel sinh ngày 2.7.1946 tại thành phố New York là nhà khoa học thần kinh người Mỹ chuyên nghiên cứu hệ khứu giác đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2004 chung với Linda B. Buck, một cựu nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trong nhóm nghiên cứu của ông.

Trong bài chuyên khảo nổi tiếng của họ được xuất bản năm 1991, Buck và Axel dòng hóa các thụ thể khứu giác, chỉ cho thấy là chúng thuộc về họ các Thụ thể bắt cặp với protein G. Bằng việc phân tích DNA của chuột, họ ước tính rằng có khoảng 1.000 gen khác nhau cho các thụ thể khứu giác trong bộ gen của lớp thú. Việc nghiên cứu này đã mở đường cho các phân tích di truyền họcsinh học phân tử của bộ máy khứu giác. Trong công trình nghiên cứu sau đó, Buck và Axel đã chỉ ra rằng mỗi tế bào của thụ thể khứu giác đáng lưu ý chỉ thể hiện một loại protein thụ thể khứu giác và đầu vào từ tất cả các tế bào thần kinh thể hiện cùng một thụ thể được thu thập bởi một cuộn tiểu cầu khứu giác (glomerulus olfaction) của hành khứu giác (olfactory bulb).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Axel sinh tại thành phố New York, tốt nghiệp trường trường Trung học Stuyvesant năm 1963,[1] đậu bằng cử nhân năm 1967 ở Đại học Columbia, rồi bằng tiến sĩ y khoaĐại học Johns Hopkins năm 1971. Cuối năm này, ông trở lại làm việc ở Đại học Columbia và trở thành giáo sư chính thức năm 1978.

Quan tâm nghiên cứu chủ yếu của Axel là về cách mà bộ não diễn giải khứu giác, cụ thể lập bản đồ các bộ phận của bộ não nhạy cảm với các thụ thể khứu giác đặc thù. Cuối thập niên 1970, Axel, cùng với nhà vi sinh học Saul J. Silverstein, và nhà di truyền học Michael H. Wigler, khám phá ra kỹ thuật biến đổi gen, một quá trình cho phép đưa DNA lạ vào tế bào chủ để sản xuất các protein nhất định.[2] Các bằng sáng chế - nay thường gọi là "bằng sáng chế Axel" - bao gồm kỹ thuật này được nộp trong tháng 2 năm 1980 và được cấp phát trong tháng 8 năm 1983.[3] Là một quá trình cơ bản trong nghiên cứu DNA tái tổ hợp như được thực hiện tại các công ty dượccông nghệ sinh học, bằng sáng chế này đã chứng tỏ hoàn toàn mang lợi cho Đại học Columbia, với gần 100 triệu dollar Mỹ một năm trong một lần, và đứng đầu danh sách thu nhập về môn bài của các trường đại học.[4] Các bằng sang chế Axel hết hiệu lực trong tháng 8 năm 2000.

Ông giữ chức giáo sư ở đại học Columbia, giáo sư hóa sinhlý sinh phân tử cùng bệnh lý ở Trường Y học Đại học Columbia, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu ở Viện Y học Howard Hughes. Ngoài những đóng góp trong sinh học thần kinh, Axel cũng đã có những khám phá chuyên môn trong miễn dịch học. Phòng thí nghiệm của ông là một trong những nơi đầu tiên xác định mối liên hệ giữa việc nhiễm HIV và thụ thể miễn dịch CD4.

Ngoài những đóng góp với cương vị một nhà khoa học, Axel cũng làm cố vấn cho nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực sinh học thần kinh, trong đó 7 học viên của ông đã trở thành viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, và 6 học viên làm việc nghiên cứu ở Viện Y học Howard Hughes. Một số sinh viên nổi tiếng của ông là Linda B. Buck, David J. Anderson, Catherine Dulac, David Julius, Richard Scheller, Leslie B. Vosshall, Dan LittmanMichael Wigler.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Sở thích trong lúc rảnh rỗi

[sửa | sửa mã nguồn]

Axel nổi tiếng là người rất hâm mộ opera. Ông đã tới xem buổi trình diễn ra mắt vở La Traviata của Joan Sutherland tại Philadelphia Lyric Opera Company năm 1964 cùng với người bạn trung học Jerold Brenowitz, người sau này trở thành nhà giải phẫu tim. Do có thân hình cao, nên khi còn đi học Axel thường chơi bóng rổ.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Axel kết hôn với Cornelia "Cori" Bargmann một nhà khoa học đồng nghiệp và là người tiên phong trong nghiên cứu về khứu giác.[6]

Vợ trước của Axel là Ann Axel sinh năm 1947. Ann Axel là chuyên gia bệnh tâm thần, làm việc ở Columbia Eastside, thuộc Trung tâm Y khoa đại học Columbia ở Manhattan.

Các bài chuyên khảo then chốt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Buck L, Axel R (1991). “A novel multigene family may encode odorant receptors: a molecular basis for odor recognition”. Cell. 65 (1): 175–87. doi:10.1016/0092-8674(91)90418-X. PMID 1840504. This is the paper in which Linda B. Buck and Axel first describe the discovery of the odorant receptors, which was the basis for their shared Nobel Prize.[cần dẫn nguồn]
  • Pellicer A, Wigler M, Axel R, Silverstein S (1978). “The transfer and stable integration of the HSV thymidine kinase gene into mouse cells”. Cell. 14 (1): 133–41. doi:10.1016/0092-8674(78)90308-2. PMID 208776.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Pellicer A, Robins D, Wold B (1980). “Altering genotype and phenotype by DNA-mediated gene transfer”. Science. 209 (4463): 1414–22. doi:10.1126/science.7414320. PMID 7414320.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Đây là những bài chuyên khảo mô tả việc chuyển đổi DNA, một công cụ quan trọng cho toàn bộ cuộc cách mạng sinh học, trong đó gen có thể được sửa đổi và sau đó được chuyển ổn định vào các tế bào. Những bài chuyên khảo này là cơ sở cho "bằng sang chế Axel" đã mang lại cho Đại học Columbia 100 triệu dollar Mỹ một lần một năm.[4]

Các xuất bản phẩm chọn lọc theo thứ tự thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Eisner, Robin (2005). “Richard Axel: One of the Nobility in Science”. P&S. Columbia University. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  2. ^ Wigler M, Pellicer A, Silverstein S, Axel R, Urlaub G, Chasin L (1979). “DNA-mediated transfer of the adenine phosphoribosyltransferase locus into mammalian cells”. Proc Natl Acad Sci U S A. 76 (3): 1373–1376. doi:10.1073/pnas.76.3.1373. PMC 383253. PMID 286319.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Colaianni CA, Cook-Deegan, RM (2009). “Columbia University's Axel Patents: Technology Transfer and Implications for the Bayh-Dole Act”. Milbank Q. 87 (3): 683–71. doi:10.1111/j.1468-0009.2009.00575.x. PMC 2750841. PMID 19751286.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ a b Colaianni CA, Cook-Deegan, RM (2009). “Columbia University's Axel Patents: Technology Transfer and Implications for the Bayh-Dole Act”. Milbank Q. 87 (3): 683–71. doi:10.1111/j.1468-0009.2009.00575.x. PMC 2750841. PMID 19751286.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “Book of Members, 1780-2010: Chapter A” (PDF). American Academy of Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ Axel R (2004). “Richard Axel - Autobiography. From Les Prix Nobel. The Nobel Prizes 2004, Editor Tore Frängsmyr, Nobel Foundation, Stockholm, 2005”. Nobelprize.org.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Silvers Rayleigh có biệt danh là '' Vua Bóng Tối '' . Ông là Thuyền Viên Đầu Tiên Của Vua Hải Tặc Roger
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Momonga's Red Orb Một trong những (World Item) Vật phẩm cấp độ thế giới mạnh mẽ nhất trong Đại Lăng Nazarick và là "lá át chủ bài" cuối cùng của Ainz .
Giới thiệu Dottore - Một Trong 11 Quan Chấp Hành
Giới thiệu Dottore - Một Trong 11 Quan Chấp Hành
Là 1 trong 11 quan chấp hành của Fatui với danh hiệu là Bác sĩ hoặc Giáo sư
Thấy gì qua Upstream (2024) của Từ Tranh
Thấy gì qua Upstream (2024) của Từ Tranh
Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Việc làm mới của Trung Quốc, mức thu nhập trung bình của các tài xế loanh quanh 7000 NDT, tương ứng với 30 đơn giao mỗi ngày trong 10 ca làm 10 giờ liên tục