Alfred Hershey

Alfred Hershey
Alfred D. Hershey in 2009
Sinh4.12.1908
Owosso, Michigan
Mất22.5.1997
Quốc tịchMỹ
Trường lớpMichigan State University
Nổi tiếng vìbacteriophage (virus nhiễm khuẩn)
Giải thưởnggiải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1969

Alfred Day Hershey (4.12.1908 – 22.5.1997) là một nhà di truyền họcvi sinh học người Mỹ đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1969.

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hershey sinh tại Owosso, Michigan, ông đậu bằng cử nhân hóa họcĐại học bang Michigan (Michigan State University) năm 1930 và bằng tiến sĩ môn vi sinh học năm 1934, ngay sau đó ông đảm nhậm một chức vụ ở Phân khoa Vi sinh học Đại học Washington tại St. Louis.

Ông bắt đầu làm thí nghiệm với các virus nhiễm khuẩn (bacteriophage) cùng với người Mỹ gốc Ý Salvador Luria và người Đức Max Delbrück năm 1940, và quan sát thấy rằng khi 2 dòng virus nhiễm khuẩn khác nhau đã nhiễm vào cùng một vi khuẩn, thì 2 virus này có thể trao đổi trình tự DNA.

Ông di chuyển tới Cold Spring Harbor, New York năm 1950 để làm việc ở Phân ban Di truyền của Viện Khoa học Carnegie, nơi ông làm thí nghiệm Hershey-Chase blender experiment[1] nổi tiếng với Martha Chase năm 1952. Thí nghiệm này đã cung cấp thêm bằng chứng là DNA - chứ không phải protein - là bộ gene.

Ông trở thành giám đốc Viện Carnegie năm 1962 và đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1969, chung với Luria và Delbrück cho phát hiện của họ về việc làm bản sao chính xác các virus cùng cấu trúc di truyền của chúng. Ngoài giải Nobel nói trên, ông cũng được thưởng giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản năm 1958.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hershey kết hôn với Harriet. Họ có một con trai: Peter

Sau khi Hershey từ trần, một nhà nghiên cứu virus nhiễm khuẩn khác là Frank Stahl đã viết: "Giáo hội (nghiên cứu) virus nhiễm khuẩn – như đôi khi chúng tôi thường gọi - được lãnh đạo bởi Chúa Ba Ngôi gồm Delbrück, Luria và Hershey. Cương vị của Delbrück là người sáng lập và phong cách ex cathedra[2] tất nhiên làm cho ông ta trở thành giáo hoàng, còn Luria, người làm việc nặng nhọc, là giáo sĩ nghe xưng tội dễ xúc cảm xã hội. Và Al (Hershey) là vị thánh."[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ loạt thí nghiệm do Alfred Hershey và Martha Chase thực hiện năm 1952, xác định rằng DNA là bộ gene
  2. ^ Phán bảo trên ngai tòa, ý nói lời tuyên bố của Giáo hoàng từ ngai tòa của mình là không thể sai lầm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Stahl, F W (2001). “Alfred Day Hershey”. Biographical memoirs. National Academy of Sciences (U.S.). Hoa Kỳ. 80: 142–59. PMID 15202470. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Shampo, Marc A (2004). Kyle Robert A. “Alfred Hershey--Nobel Prize for work in virology”. Mayo Clin. Proc. Hoa Kỳ. 79 (5): 590. ISSN 0025-6196. PMID 15132399. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Shampo, M A (1999). Kyle R A. “Max Delbrück and molecular genetics”. Mayo Clin. Proc. Hoa Kỳ. 74 (11): 1124. ISSN 0025-6196. PMID 10560600. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Raju, T N (1999). “The Nobel chronicles. 1969: Max Delbrück (1906-81); Salvador Luria (1912-91); and Alfred Hershey (1908-97)”. Lancet. Anh. 354 (9180): 784. doi:10.1016/S0140-6736(05)76036-0. ISSN 0140-6736. PMID 10475234. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Campbell, A (1998). Stahl F W. “Alfred D. Hershey”. Annu. Rev. Genet. Hoa Kỳ. 32: 1–6. doi:10.1146/annurev.genet.32.1.1. ISSN 0066-4197. PMID 9928472. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Stahl, F W (1998). “Hershey”. Genetics. Hoa Kỳ. 149 (1): 1–6. ISSN 0016-6731. PMID 9584081. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Cairns, J (1997). “Alfred Hershey (1908-97)”. Nature. Anh. 388 (6638): 130. doi:10.1038/40529. ISSN 0028-0836. PMID 9217149. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • “[Nobel prize winners of 1969]”. Orvosi hetilap. Hungary. 111 (8): 453–5. 1970. ISSN 0030-6002. PMID 4906087. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Datta, R K (1969). Datta B. “Nobel prize winners in medicine”. Journal of the Indian Medical Association. Ấn Độ. 53 (12): 610–1. ISSN 0019-5847. PMID 4903713. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • de Haan, P G (1969). “[Delbrück, Hershey and Luria, Nobel Prize winners]”. Nederlands tijdschrift voor geneeskunde. Hà Lan. 113 (49): 2198–9. ISSN 0028-2162. PMID 4903007. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)
  • Malmgren, B (1969). “[The Nobel Prize in Physiology or Medicine to 3 bacteriophage researchers]”. Nordisk medicin. Thụy Điển. 82 (44): 1369–75. ISSN 0029-1420. PMID 4903832. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được