John James Rickard Macleod

John James Rickard Macleod
J.J.R. Macleod ca. 1928
Sinh(1876-09-06)6 tháng 9, 1876
Perth and Kinross, Scotland
Mất16 tháng 3, 1935(1935-03-16) (58 tuổi)
Aberdeen, Scotland
Tư cách công dânVương quốc Anh
Trường lớpĐại học Aberdeen
Nổi tiếng vìCùng phát hiện insulin
Giải thưởnggiải Nobel Sinh lý và Y khoa (1923)
Sự nghiệp khoa học
NgànhY học

John James Rickard Macleod (6.9.1876 – 16.3.1935) là một thầy thuốc, nhà sinh lý học người Scotland, đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1923.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Macleod sinh tại Clunie, Perth and Kinross, Scotland, là con trai của mục sư Robert Macleod.

Năm 1898 ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở trường Đại học Aberdeen, sau đó ông sang làm việc trong một năm ở Đại học Leipzig. Năm 1899 ông được bổ nhiệm làm trợ giáo khoa sinh lý học ở trường Y bệnh viện London (London Hospital Medical School), tới năm 1902 ông được bổ nhiệm làm giảng viên khoa Hóa sinh tại trường này. Năm 1903 ông được bổ nhiệm làm giáo sư khoa Sinh lý học ở trường Đại học Western Reserve tại Cleveland, Ohio (Hoa Kỳ). Năm 1918 ông được bầu làm giáo sư khoa Sinh lý học ở Đại học Toronto, Canada.

Công trình nghiên cứu chính của Macleod là về việc trao đổi chất carbohydrate (carbohydrate metabolism) và nỗ lực chung của ông với Frederick Banting cùng Charles Best trong việc khám phá ra insulin dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Banting và Macleod đã được thưởng chung giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1923. Macleod được thưởng nửa giải Nobel cho việc khám phá ra insulin, dù rằng nhiều người (kể cả Banting) đã công khai khẳng định là phần đóng góp của Macleod chỉ là tối thiểu, còn công trình nghiên cứu của Charles Best mới là chủ yếu. Gần đây có việc tranh cãi đối với vai trò của Banting và Best trong việc tìm cách rút tên Macleod và bạn đồng nghiệp James Collip của ông ra khỏi các sách lịch sử (y học). Việc Macleod đoạt giải Nobel của Best là việc gây tranh cãi thời đó (xem Các việc gây tranh cãi trong giải Nobel).

Macleod đã viết 11 sách, trong đó có các quyển Recent Advances in Physiology (1905); Diabetes: its Pathological Physiology (1925); và Carbohydrate Metabolism and Insulin. (1926)

Macleod đã chia tiền thưởng của giải Nobel cho James Collip, cộng sự viên của mình.

Giảng đường của Tòa nhà Y khoa tại Đại học Toronto được đặt theo tên J.J.R. Macleod. Năm 2005 tổ chức Diabetes UK đã đặt tên trụ sở của mình tại London theo tên J.J.R. Macleod để vinh danh ông.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Raju, Tonse N K (2006). “A mysterious something: the discovery of insulin and the 1923 Nobel Prize for Frederick G. Banting (1891-1941) and John J.R. Macleod (1876-1935)”. Acta Paediatr. 95 (10): 1155–6. doi:10.1080/08035250600930328. PMID 16982482.
  • Shampo, Marc A (2006). Kyle Robert A. “John J. R. Macleod: Nobel prize for discovery of insulin”. Mayo Clin. Proc. 81 (8): 1006. PMID 16901021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Nếu vẫn ở trong vòng bạn bè với các anh lớn tuổi mà trước đây tôi từng chơi cùng, thì có lẽ giờ tôi vẫn hạnh phúc vì nghĩ mình còn bé lắm
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người