Miliket

Miliket
Sản phẩmMì ăn liền
Sở hữuColusa – Miliket
Quốc gia Việt Nam
Ra mắtThập niên 1980
Thị trườngNội địa
Websitehttp://comifood.com/san-pham/mi-2/

Miliket là một thương hiệu mì ăn liền của Colusa – Miliket, ra mắt lần đầu trên thị trường từ những năm thập niên 1980.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xí nghiệp Chế biến lương thực thực phẩm Colusa thành lập năm 1972 với tên gọi Công ty Sản xuất chế biến mì ăn liền Safoco – Sài Gòn thực phẩm và năm 1983[1] được đổi tên thành Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa.[2] Tiền thân của mì Miliket là mì Colusa, ra mắt lần đầu từ trước những năm 1975.[3][4] Đến năm 1985, Tổng Công ty Lương thực miền Nam mở thêm Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket dựa trên cơ sở sáp nhập giữa hai cửa hàng Lương thực Thủ Đức và Lương thực Quận 5.[2][3] Thương hiệu mì ăn liền Miliket đã được ra mắt vào khoảng thời gian này. Tháng 4 năm 2004, Colusa và Miliket sáp nhập thành Công ty lương thực thực phẩm Colusa – Miliket.[5]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Một gói mì Miliket thường bao gồm vắt mì và gói gia vị.[6] Bao bì đặc trưng của mì là giấy bọc kraft (trắng, đen) và nilon với hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau hiển thị trên bao bì.[7][8] Ngoài hai sản phẩm chính là mì gói hai tôm và mì ký bốn tôm (mì bán theo ký với bốn con tôm hiển thị trên bao bì[9][10]), còn có thêm cả mì ly và mì tô với các hương vị khác nhau như tôm gà, chay, tôm chua cay, v.v..[11]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khi ra mắt, mì Miliket đã nhanh chóng trở nên phổ biến với nhiều người do tập trung vào phân khúc bình dân giá rẻ.[10][12] Tên gọi "mì tôm" cũng được cho là bắt nguồn và phổ biến từ sản phẩm mì hai tôm của thương hiệu.[3][7][10] Trong những năm thập niên 80 và 90, với sự phổ biển của mì ăn liền, mì Miliket chiếm hơn 90% thị phần tiêu thụ.[13] Tuy nhiên, từ sau thập niên 2000, sự cạnh tranh của mì Hảo Hảo cùng các thương hiệu khác đã khiến thị phần của Miliket giảm xuống chỉ còn dưới 5%.[8][9][10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trác Thúy Miêu (21 tháng 4 năm 2016). “Mì tôm sợi vắn sợi dài…”. Người Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ a b Bích Diệp (5 tháng 7 năm 2017). “Huyền thoại mì 2 tôm Miliket: 40 năm chỉ còn giữ được… 4% thị phần”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b c “Miliket - Từ sự tích mì tôm đến áp lực cạnh tranh để tồn tại”. Báo điện tử VTV. Trung tâm Tin tức VTV24. 6 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “Ai còn nhớ những sản phẩm vang bóng một thời”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “Thương hiệu Miliket từng 'vang bóng 1 thời' nay phải 'vật lộn' để sinh tồn”. infonet.vietnamnet.vn. diendandoanhnghiep.vn. 21 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ Phương Nguyên (26 tháng 8 năm 2016). “Vua mì Miliket: Món ăn tuổi thơ của 8X, 9X đời đầu”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ a b “Giới thiệu công ty”. Colusa – Miliket. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ a b Ngoc Tuyen (23 tháng 8 năm 2016). “Miliket: the fallen king of Vietnamese noodles”. VnExpress (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ a b Thùy Linh (22 tháng 4 năm 2019). “Với bao bì giấy xi măng "lỗi thời", vì sao Miliket vẫn sống khoẻ trong 30 năm qua ?”. Tạp chí Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ a b c d Hà Mai (27 tháng 10 năm 2019). 'Huyền thoại' mì hai tôm”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ “Mì Tô, Mì Ly”. Colusa – Miliket. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  12. ^ Hong Phuc (22 tháng 9 năm 2016). “Miliket: Instant noodle empire in hot water”. Vietnam Investment Review (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  13. ^ Phát Tiến (21 tháng 8 năm 2016). “Vua mì tôm Miliket: Tồn tại bằng hai con tôm!”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao 'Arcane' là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế? Nó được trình chiếu cho khán giả toàn cầu nhưng dựa trên tiêu chuẩn khắt khe để làm hài lòng game thủ
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Bạn có biết điều bất trắc là gì không ? điều bất trắc là một cuộc chia tay đã quá muộn để nói lời tạm biệt
Sự độc hại của Vape/Pod
Sự độc hại của Vape/Pod
Juice hay tinh dầu mà người dùng dễ dàng có thể mua được tại các shop bán lẻ thực chất bao gồm từ 2 chất cơ bản nhất đó là chất Propylene Glycol + Vegetable Glycerol