Ngữ hệ Nadahup

Ngữ hệ Nadahup
Makú
Phân bố
địa lý
Amazon
Ngữ ngành con
  • Nadëb–Kuyawi
  • Dâw
  • Hupda–Yuhup
  • Kakua–Nukak
Glottolog:nada1235[1]
{{{mapalt}}}

Ngữ hệ Nadahup, còn gọi là Makú (Macú) hay Vaupés–Japurá, là một ngữ hệ nhỏ, có mặt ở Brasil, Colombia, và Venezuela. Makú là một ngoại danh, bắt nguồn từ tiếng Arawak; nó được coi là có nghĩa xấu. Nadahup là lược danh từ tên các ngôn ngữ con (Nadëb-Dâw-Hupda).[2]

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên yếu tố thông hiểu lẫn nhau hay không, ngữ hệ Nadahup được chia thành bốn nhóm ngôn ngữ. Trong cặp Nadëb–Kuyawi, Hupda-Yahup, Nukak-Kakwa, mỗi ngôn ngữ trong mỗi cặp đều chia sẻ đến 90% khối từ vựng với ngôn ngữ còn lại, và chỉ được tách riêng theo ranh giới ngôn ngữ học xã hội. Bốn nhánh ngôn ngữ con này thực ra không gần gũi với nhau lắm: dù sự tồn tại của hệ đã được đề xuất năm 1906, chỉ 300 từ cùng gốc hiện được ghi nhận.

từ Nadëb Hup Daw Nukak
bố ʔɨb ʔip ʔiːp ʔiːp (Kakwa ʔip)
trứng tɨb tip tɨp tip (Kakwa)
nước mi mĩh mĩʔ mah (Kakwa)
răng təɡᵑ (Kuyawi) təɡᵑ təɡ
nhà mõj mɔ͂j mɨ͂

Tiếng Nadëb có lẽ là khác biệt nhất. Martins (1999) đề xuất hai phân loại, trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn:

Martins, phân loại A
Nadahup 

Nadëb (còn gọi là Kaburi; gồm cả phương ngữ Kuyawi)

 Vaupés 

Nïkâk (còn viết là Nukak, gồm cả phương ngữ Kakwa)

Dâw (còn gọi là Kuri-Dou)

Hup (còn gọi là Jupdá; gồm cả phương ngữ Yuhup/Yahup)

Martins, phân loại B
Nadahup 

Nadëb (+ Kuyawi)

 Daw–Hup 

Dâw

Hup (+ Yuhup)

Nïkâk (+ Kakwa)

Epps cho rằng Hup và Yahup là hai ngôn ngữ riêng biệt, và tin chắc việc gộp Nukak-Kakwa vào hệ khi chưa đủ thông tin là chưa xác đáng:[3]

Epps
Nadahup 

Nadëb (+ phương ngữ Kuyawi)

 Vaupés 

Dâw

Hup

Yuhup

Hình thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Dâw và Hup—nhất là Hup—đã trải qua sự tái cấu trúc ngữ pháp dưới sự ảnh hưởng của tiếng Tucano. Chúng đã mất đi tiền tố nhưng lại dựng lên những hậu tố từ gốc động từ ngữ pháp hóa. Đa phần gốc từ trong hai ngôn ngữ này cũng bị đơn âm tiết hóa (điều tương tự cũng được bắt gặp trong từ mượn tiếng Bồ Đào Nha, ví dụ trong tiếng Dâw yẽl’ "tiền", mượn từ dinheiru tiếng Bồ Đào Nha. Tiếng Nadëb và Nïkâk, trái lại, có nhiều gốc từ đa âm tiết. Tiếng Nïkâk chỉ nhận một tiền tố trên một từ, trong khi tiếng Nadëb cho phép việc chồng tiền tố và hậu tố vào từ.

Đề xuất quan hệ phái sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Rivet (from 1920), Kaufman (1994) và Pozzobon (1997) xếp tiếng Puinave vào hệ Nadahup. Tuy vậy, nhiều học giả cho rằng những "từ cùng gốc" mang vẻ sai lệch.[4]

Henley, Mattéi-Müller và Reid (1996) trình bày bằng chứng cho thấy tiếng Hodï có thể có liên hệ với hệ Nadehup.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nadahup”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Epps. P. A Grammar of Hup. Mouton de Gruyter. 2008. ISBN 978-3-11-019588-0.
  3. ^ Patience Epps, The Vaupés Melting Pot: Tucanoan Influence on Hup. In Aikhenvald & Dixon, Grammars in contact: a cross-linguistic typology, 2006:130
  4. ^ Patience Epps, 2008. A Grammar of Hup. Mouton de Gruyter.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Campbell, Lyle. (1997). American Indian languages: The historical linguistics of Native America. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509427-1.
  • Greenberg, Joseph H. (1987). Language in the Americas. Stanford: Stanford University Press.
  • Henley, Paul; Marie-Claude Mattéi-Müller y Howard Reid (1996): "Cultural and linguistic affinities of the foraging people of North Amazonia: a new perspective"; Antropológica 83: 3–37. Caracas.
  • Kaufman, Terrence. (1990). Language history in South America: What we know and how to know more. In D. L. Payne (Ed.), Amazonian linguistics: Studies in lowland South American languages (pp. 13–67). Austin: University of Texas Press. ISBN 0-292-70414-3.
  • Kaufman, Terrence. (1992) Guta
  • Kaufman, Terrence. (1994). The native languages of South America. In C. Mosley & R. E. Asher (Eds.), Atlas of the world's languages (pp. 46–76). London: Routledge.
  • Pozzobon, Jorge (1997). Langue, société et numération chez les Indiens Makú (Haut Rio Negro, Brésil). Journal de la Société de Américanistes de París 83: 159–172. París.
  • Rivet, Paul y Constant Tastevin 1920: "Affinités du Makú et du Puinave"; Journal de la Société des Américanistes de París, n.s. t XII: 69–82. París.
  • Rivet, Paul; P. P. Kok y C. Tastevin 1925: "Nouvele contributión a l'étude de la langue Makú; International Journal of American Linguistics, vol. 3, n. 24, p.p. 129–132. New York.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan