Ngữ hệ Ute-Aztec

Ute-Aztec
Phân bố
địa lý
Tây Hoa Kỳ, Mexico, El Salvador
Phân loại ngôn ngữ họcMột trong những ngữ hệ chính của thế giới
Tiền ngôn ngữTiếng Proto-Uto-Aztec
Ngữ ngành con
ISO 639-5:azc
Glottolog:utoa1244[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố địa lý thời kỳ tiền thuộc địa.

Phân bố địa lý hiện tại

Ngữ hệ Ute-Aztec, Ute-Aztek /ˈjuːt.æzˈtɛkən/ hoặc (hiếm khi) Ute-Nahuatl[2] là một ngữ hệ bản địa châu Mỹ, bao gồm hơn 30 ngôn ngữ khác nhau. Các ngôn ngữ Ute-Aztec chỉ được tìm thấy ở miền Tây Hoa KỳMexico. Ngữ hệ này được đặt tên theo hai ngôn ngữ nổi bật trong nhóm, đó là tiếng Ute của Utahngữ tộc Nahua (còn được gọi là Aztec) của Mexico.

Ngữ hệ Ute-Aztec là một trong những ngữ hệ lớn nhất châu Mỹ về số lượng người nói, số lượng ngôn ngữ và phạm vi địa lý.[3] Ngôn ngữ Ute-Aztec ở cực bắc là tiếng Shoshoni, được nói tại thành phố Salmon, Idaho, còn ngôn ngữ cực nam là tiếng PipilEl Salvador. Ethnologue liệt kê 61 ngôn ngữ nằm trong ngữ hệ này và tổng số người nói là 1.900.412.[4] Trong đó, khoảng 1,7-1,9 triệu người nói các ngôn ngữ Nahuatl chiếm đến 78,9%.

Ngữ hệ này được chia thành hai nhánh: nhánh phía Bắc, bao gồm tất cả các ngôn ngữ nằm trong Hoa Kỳ và nhánh phía Nam, bao gồm tất cả các ngôn ngữ nằm trong Mexico, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu đây có phải là cách phân loại theo phả hệ hay chỉ là cách phân loại theo địa lý. Theo kiểu phân loại này, có các nhánh chính được chấp nhận sau đây: ngữ tộc Numic (bao gồm các ngôn ngữ như tiếng Comanchetiếng Shoshoni) và các ngôn ngữ California (trước đây được gọi là ngữ tộc Takic, bao gồm tiếng Cahuillatiếng Luiseño) chiếm đa số nhánh miền Bắc. Tiếng Hopitiếng Tübatulabal là những ngôn ngữ nằm ngoài các nhóm đó. Nhóm miền Nam được chia thành ngữ tộc Tepima (bao gồm tiếng O'odhamtiếng Tepehuá), ngữ tộc Tarahumara (bao gồm tiếng Raramuritiếng Guarijio), ngữ tộc Cahita (bao gồm tiếng Yaquitiếng Mayo), ngữ tộc Corachola (bao gồm tiếng Coratiếng Huichol), và ngữ tộc Nahua.

Cội nguồn của ngữ hệ Ute-Aztec được cho là ở Tây Nam Hoa Kỳ hoặc Tây Bắc Mexico. Một giả thuyết khác cho rằng ngữ hệ này có nguồn gốc từ miền nam Mexico, trong khu vực ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ, nhưng chưa quá thuyết phục.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Uto-Aztecan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Nahuatl Family”. SIL International. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Caballero 2011.
  4. ^ Ethnologue (2014). “Summary by language family”. SIL International. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan