Nhóm ngôn ngữ Mande

Nhóm ngôn ngữ Mande
Sudan Tây
Sắc tộcNgười Mandé
Phân bố
địa lý
Tây Phi
Phân loại ngôn ngữ họcNiger-Congo
  • Nhóm ngôn ngữ Mande
Ngữ ngành con
  • Manding–Kpelle (Trung & Tây Nam)
  • Samogo–Soninke (Tây Bắc)
  • Dan–Busa (Đông)
ISO 639-5:dmn
Linguasphere:00- (phylozone)
Glottolog:mand1469[1]
Phân bố các ngôn ngữ Mande hiện đại.

Nhóm ngôn ngữ Mande được sử dụng ở một số quốc gia Tây Phi bởi các dân tộc Mandé và bao gồm các tiếng: Maninka, Mandinka, Soninke, Bambara, Kpelle, Dioula, Bozo, Mende, SusuVai. Có "60 đến 75 ngôn ngữ được sử dụng bởi 30 đến 40 triệu người",[2] chủ yếu ở Burkina Faso, Mali, Senegal, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Sierra Leone, LiberiaBờ biển Ngà.

Nhóm ngôn ngữ Mande được phân loại truyền thống là một nhánh khác biệt của ngữ hệ Niger-Congo, tuy nhiên cách phân loại này đã bị tranh cãi và Mande có thể là một ngữ hệ độc lập. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Mande là một ngữ hệ độc lập không liên quan đến ngữ hệ Niger-Congo, nhưng cả hai đều ảnh hưởng lẫn nhau thông qua tiếp xúc ngôn ngữ.[3]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Valentin Vydrin kết luận: "quê hương của nhóm ngôn ngữ Mande vào nửa cuối thiên niên kỷ thứ 4 TCN nằm ở Nam Sa mạc Sahara, giới hạn ở phía Bắc 16° hoặc thậm chí 18° vĩ độ Bắc và từ 3° đến 12° kinh độ Tây"[4]; nơi này ngày nay là khu vực Mauretania và/hoặc nam Tây Sahara.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm được công nhận lần đầu tiên vào năm 1854 bởi Sigismund Wilhelm Koelle, trong tác phẩm Polyglotta Victana. Ông đã đề cập đến 13 ngôn ngữ dưới tiêu đề Ngữ hệ Sudan Thượng-Tây Bắc, hay Ngữ hệ Mandéga. Năm 1901, Maurice Delafosse đã phân biệt hai nhóm:[5] nhóm mandé-tan ở phía bắc và nhóm mandé-fu ở phía nam.

Năm 1958, Welmers đã xuất bản The Mande Languages, trong đó ông chia các ngôn ngữ thành ba nhóm nhỏ: Tây Bắc, Nam và Đông. Kết luận của ông dựa trên nghiên cứu từ vựng thống kê học. Joseph Greenberg đã đi theo sự khác biệt đó trong cuốn Ngôn ngữ của Châu Phi (1963). Long (1971) và Gérard Galtier (1980) theo sự phân biệt thành ba nhóm nhưng có sự khác biệt đáng chú ý.

Greenberg cho rằng ngữ hệ Niger-Congo, theo quan điểm của ông bao gồm các ngôn ngữ Mande, đã bắt đầu phân tách khoảng 7000 TCN. Người nói ngôn ngữ đã tạo ra một nền văn hóa thời đại đồ đá mới, được thể hiện bằng các từ vựng Niger-Congo nguyên thủy về "bò", "dê" và "trồng trọt".[6]

Dimmendaal (2011) thì cho rằng các ngôn ngữ Mande là ngữ hệ độc lập.[7]

Nhóm ngôn ngữ Mande không chia sẻ đặc điểm hình thái của hầu hết ngôn ngữ Niger-Congo, chẳng hạn như hệ thống lớp danh từ. Blench coi nó là một nhánh đầu tiên, giống như Ijo và có lẽ là Dogon, đã chuyển hướng trước khi nó phát triển. Dwyer (1998) đã so sánh nó với các nhánh khác của Niger-Congo và thấy rằng chúng tạo thành một ngữ hệ gắn kết, trong đó Mande là nhóm khác biệt nhất trong số các nhánh mà ông ta xem xét. Tuy nhiên, Dimmendaal (2008) cho rằng có rất ít bằng chứng và hiện tại nhóm ngôn ngữ Mande được coi là một ngữ hệ độc lập.[8]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mande”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Vydrin, Valentin. “Mande Languages”. Oxford Research Encyclopedia of Linguistics. Oxford Research Encyclopedia of Linguistics.
  3. ^ Valentin Vydrin. Toward a Proto-Mande reconstruction and an etymological dictionary. Faits de langues, Peter Lang, 2016, Comparatisme et reconstruction: tendances actuelles (Dir. K. Pozdniakov), pp.109-123. halshs-01375776
  4. ^ Vydrin, Valentin. “On the Problem of the Proto-Mande Homeland” (PDF). Journal of Language Relationship. Journal of Language Relationship.
  5. ^ Delafosse, Maurice (1901). Essai de manuel pratique de la langue mandé ou mandingue... Institut national de langues et civilisations orientales. OCLC 461494818.
  6. ^ D.F. McCall, "The Cultural Map and Time Profile of the Mande Speaking Peoples," in C.T. Hodge (ed.). Papers on the Manding, Indiana University, Bloomington, 1971.
  7. ^ Dimmendaal, Gerrit J. (2011). Historical Linguistics and the Comparative Study of African Languages. John Benjamins. ISBN 978-90-272-8722-9.
  8. ^ Dimmendaal, Gerrit J. (2008). “Language Ecology and Linguistic Diversity on the African Continent”. Language and Linguistics Compass. 2 (5): 840–858. doi:10.1111/j.1749-818x.2008.00085.x. ISSN 1749-818X.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bimson, Kent (1976). Comparative reconstruction of Mandekan Lưu trữ 2018-08-17 tại Wayback Machine. In Studies in African Linguistics, Vol 7, No 3 (1976).
  • Delafosse, Maurice (1901) Essai de manuel pratique de la langue mandé ou mandingue. Paris: Leroux. 304 p.
  • Delafosse, Maurice (1904) Vocabulaires comparatifs de plus de soixante langues ou dialectes parlés à la Ivory Coast et dans les régions limitrophes, avec des notes linguistiques et ethnologiques. Paris: Leroux. 285 p.
  • Halaoui, Nazam, Kalilou Tera, Monique Trabi (1983) Atlas des langues mandé – sud de Ivory Coast. Abidjan: ACCT-ILA.
  • Kastenholz, Raimund (1996) Sprachgeschichte im West-Mande: Methoden und Rekonstruktionen. Mande Languages and Linguistics · Langues et Linguistique Mandé, 2. Köln: Rüdiger Köppe Verlag. 281 p.
  • Steinthal, Heymann (1867) Die Mande-Negersprachen, psychologisch und phonetisch betrachtet. Berlin: Schade. 344 p.
  • Sullivan, Terrence D. 2004 [1983]. A preliminary report of existing information on the Manding languages of West Africa: Summary and suggestions for future research. SIL Electronic Survey Report. Dallas, SIL International.
  • Vydrine, Valentin, T.G. Bergman and Matthew Benjamin (2000) Mandé language family of West Africa: Location and genetic classification. SIL Electronic Survey Report. Dallas, SIL International.
  • Vydrin, Valentin. On the problem of the Proto-Mande homeland // Вопросы языкового родства – Journal of Language Relationship 1, 2009, pp. 107–142.
  • Welmers, William E.(1971) Niger–Congo, Mande. In Linguistics in Sub-Saharan Africa (Current Trends in Linguistics,7), Thomas A. Sebeok, Jade Berry, Joseph H. Greenberg et al. (eds.), 113–140. The Hague: Mouton.
  • Williamson, Kay, and Roger Blench (2000) "Niger–Congo". In Heine & Nurse, eds., African Languages.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngữ hệ Niger-Congo

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Khi Lord El-Melloi II,  Waver Velvet, được yêu cầu tới đòi quyền thừa kế Lâu đài Adra, anh ta cùng cô học trò Gray của mình lên đường tới đó
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Jeanne Alter (アヴェンジャー, Avenjā?) là một Servant trường phái Avenger được triệu hồi bởi Fujimaru Ritsuka trong Grand Order của Fate/Grand Order
Guide hướng dẫn build Charlotte - Illusion Connect
Guide hướng dẫn build Charlotte - Illusion Connect
Một nữ thám tử thông minh với chỉ số IQ cao. Cô ấy đam mê kiến ​​thức dựa trên lý trí và khám phá sự thật đằng sau những điều bí ẩn.