Tiếng Ho | |
---|---|
𑢹𑣉𑣉 𑣎𑣋𑣜 हो जगर, Ho jagar | |
Sử dụng tại | Ấn Độ, Bangladesh |
Khu vực | Nam Á |
Tổng số người nói | 1.421.418 |
Phân loại | Ngữ hệ Nam Á |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Ấn Độ |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 | hoc |
ISO 639-3 | hoc |
Tiếng Ho (IPA: /hoː ʤʌgʌr/) là một ngôn ngữ Munda của ngữ hệ Nam Á và được sử dụng chủ yếu ở Ấn Độ. Hiện nay tiếng Ho đang được nói bởi khoảng 1.421.000 người, đa số tại Bengal và Bangladesh.
'Kherwar' (Khanwar, Kharar, Kharoal, Kharwar) là tên cho nhóm ngôn ngữ bao gồm tiếng Ho, tiếng Munda, và tiếng Santal (ba ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với nhau), cùng một số ngôn ngữ hoặc phương ngữ khác ít người nói hơn. Hầu hết phương ngữ có 85% số từ vựng tương đồng nhau, ngoại trừ ba phương ngữ ở phía Nam và phía Đông. Tiếng Oriya, tiếng Santal và tiếng Hindi được sử dụng trong khu vực nói tiếng Ho. Tiếng Ho là ngôn ngữ dùng cả ở nhà và ở công cộng trên hầu khắp vùng. Tỷ lệ biết chữ ở người bản ngữ là 1% đến 5%, còn ở nhóm người nói như ngôn ngữ thứ hai là 25% đến 50%. Tiếng Ho là một ngôn ngữ bộ lạc.[1] Nó được nói trong cộng đồng các bộ lạc Ho, Munda, Kolha và Kol ở Odisha[2], Jharkhand, Bihar, Chhattisgarh, West Bengal, Assam và được viết bằng chữ Warang Citi. Đôi khi chữ Devanagari, Latinh, Odia, Telugu và Bengal cũng được sử dụng,[3] dù người bản ngữ ưa dùng chữ Ho (Warang Citi) hơn.[4] Ott Guru Kol Lako Bodra là người có công sáng tạo nên chữ Warang Citi. Tên "Ho" có nguồn gốc từ từ "𑣙𑣉𑣉" (IPA: /hoː/) có nghĩa là "Con người"[5]
Tiếng Ho gần với phương ngữ Mayurbhanj của tiếng Mundar hơn là phương ngữ được nói ở Jharkhand. Tiếng Ho và tiếng Munda gần gũi về mặt dân tộc và ngôn ngữ nhưng bản sắc khu vực của họ là khác biệt. Một số nhà nghiên cứu và học giả cho rằng tiếng Ho và tiếng Munda là hai ngôn ngữ chị em.[5][6]