Lịch sử hành chính Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Sơn La, phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Lai Châu.

Trước năm 1945

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1945

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tổ chức hành chính trên địa bàn gồm 5 huyện: Lục Yên, Than Uyên, Trấn Yên, Văn Bàn, Văn Chấn.

Năm 1955, tách 2 huyện Than Uyên và Văn Chấn để thành lập khu tự trị Thái – Mèo, sau 2 huyện này thuộc tỉnh Nghĩa Lộ.[1]

Năm 1956, tái lập thị xã Yên Bái[2]. Cùng năm, huyện Yên Bình của tỉnh Tuyên Quang được sáp nhập vào tỉnh Yên Bái.

Năm 1964, thành lập các huyện Bảo YênVăn Yên.[3]

Năm 1967, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Yên Bình[4]. Cùng năm, chia tách một số xã thuộc các huyện Yên Bình và Văn Yên; điều chỉnh địa giới huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái[5]

Năm 1975, tỉnh Lào Cai, tỉnh Nghĩa Lộ và tỉnh Yên Bái được hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hoàng Liên Sơn.[6]

Năm 1977, thành lập thị trấn Thác Bà thuộc huyện Yên Bình và thị trấn nông trường Bản Hẻo thuộc huyện Văn Chấn[7]

Năm 1979, điều chỉnh địa giới thị xã Yên Bái và huyện Trấn Yên.[8]

  • Sáp nhập một phần huyện Trấn Yên (toàn bộ các xã Tuy Lộc, Nam Cường, Tân Thịnh và Minh Bảo) vào thị xã Yên Bái.

Năm 1981, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Trấn Yên.[9]

  • Sáp nhập xã Minh Tâm (Trấn Yên) vào xã Minh Quán

Năm 1985, thành lập thị trấn Yên Bình thuộc huyện Yên Bình.

Năm 1986, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Văn Yên và Bảo Yên.[10]

  • Thành lập xã Nà Hẩu (Văn Yên) trên cơ sở một phần xã Mỏ Vàng.
  • Thành lập thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên) trên cơ sở một phần xã Phố Ràng và xã Xuân Thượng
  • Đổi tên xã Phố Ràng (Bảo Yên) thành xã Yên Sơn.

Năm 1987, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Bàn.[11]

  • Thành lập thị trấn Yên Thế (Lục Yên) trên cơ sở một phần xã Yên Thắng. Thị trấn Yên Thế có 439,40 hécta diện tích đất tự nhiên với 1.744 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Mậu A (Văn Yên) trên cơ sở một phần xã Mậu A. Thị trấn Mậu A có 802 hécta diện tích đất tự nhiên với 7.262 nhân khẩu.
  • Sáp nhập phần còn lại xã Mậu A (Văn Yên) vào xã Mậu Đông. Xã Mậu Đông có 2.518,81 hécta diện tích đất tự nhiên với 2.865 nhân khẩu.
  • Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Văn Bàn:

- Sáp nhập một phần xã Nậm Xé vào xã Nậm Xây. Sáp nhập một phần xã Minh Lương vào xã Nậm Xé. Sáp nhập một phần xã Nậm Xây vào xã Minh Lương. Xã Nậm Xé có 5.113,36 hécta diện tích đất tự nhiên với 665 nhân khẩu. Xã Nậm Xây có 18.736,67 hécta diện tích đất tự nhiên với 960 nhân khẩu. Xã Minh Lương có 4.074,37 hécta diện tích đất tự nhiên với 2.309 nhân khẩu.

- Sáp nhập một phần xã Dần Thàng vào xã Dương Quỳ. Thành lập xã Thẳm Dương trên cơ sở một phần xã Dần Thàng. Xã Dương Quỳ có 4.875 hécta diện tích đất tự nhiên với 2.553 nhân khẩu. Xã Dần Thàng có 11.717 hécta diện tích đất tự nhiên với 690 nhân khẩu. Xã Thẳm Dương có 5.878 hécta diện tích đất tự nhiên với 865 nhân khẩu.

- Thành lập xã Khánh Yên Trung trên cơ sở một phần xã Khánh Yên Hạ. Xã Khánh Yên Trung có 5.816 hécta diện tích đất tự nhiên với 2.128 nhân khẩu.

- Thành lập xã Liên Phú trên cơ sở một phần xã Chiềng Ken. Xã Liên Phú có 5.826 hécta diện tích đất tự nhiên với 525 nhân khẩu.

- Thành lập xã Văn Sơn trên cơ sở một phần xã Võ Lao. Xã Văn Sơn có 1.048 hécta diện tích đất tự nhiên với 1.487 nhân khẩu.

Năm 1988, chia tách một số xã, phường thuộc huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái.[12]

  • Thành lập xã Vân Hội (Trấn Yên) trên cơ sở một phần xã Việt Hồng. Xã Vân Hội có 1.753,7 hécta diện tích tự nhiên và 1.179 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Nguyễn Phúc (TX. Yên Bái) trên cơ sở một phần phường Hồng Hà.
  • Thành lập phường Yên Ninh (TX. Yên Bái) trên cơ sở một phần phường Nguyễn Thái Học.
  • Thành lập phường Đồng Tâm (TX. Yên Bái) trên cơ sở một phần phường Minh Tân.

Năm 1989, thành lập thị trấn Khánh Yên thuộc huyện Văn Bàn.[13]

Năm 1991, tỉnh Yên Bái được tái lập; chuyển 2 huyện Bảo Yên và Văn Bàn về tỉnh Lào Cai quản lý; chuyển 3 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn của tỉnh Nghĩa Lộ cũ (đã giải thể ngày 27-12-1975) về tỉnh Yên Bái quản lý. Tỉnh Yên Bái có 8 đơn vị hành chính gồm thị xã Yên Bái và 7 huyện: Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình.[14]

Năm 1995, tái lập thị xã Nghĩa Lộ trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Văn Chấn[15]

  • Thành lập các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ trên cơ sở toàn bộ toàn bộ thị trấn Nghĩa Lộ và một phần các xã Nghĩa Phúc, Nghĩa An, Nghĩa Lợi

- Phường Pú Trạng có diện tích tự nhiên 380,5 hécta với 4.834 nhân khẩu.

- Phường Tân An có diện tích tự nhiên 304 hécta với 4.537 nhân khẩu.

- Phường Trung Tâm có diện tích tự nhiên 97 hécta với 4.623 nhân khẩu.

- Phường Cầu Thia có diện tích tự nhiên 97 hécta với 1.931 nhân khẩu.

  • Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiên 878,5 hécta với 15.925 nhân khẩu, có 4 phường.

Năm 1998, thành lập thị trấn huyện lỵ thuộc các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.[16]

  • Thành lập thị trấn Trạm Tấu (Trạm Tấu) trên cơ sở một phần xã Hát Lừu. Thị trấn Trạm Tấu có 372,5 ha diện tích tự nhiên và 2.863 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Mù Cang Chải (Mù Cang Chải) trên cơ sở một phần xã Mồ Dề và xã Kim Nọi. Thị trấn Mù Cang Chải có 742 ha diện tích tự nhiên và 2.037 nhân khẩu.

Năm 2002, thành lập thành phố Yên Bái[17] trên cơ sở toàn bộ thị xã Yên Bái. Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là 5.802 ha và 81.234 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 phường và 4 xã.

Năm 2003, điều chỉnh địa giới thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn; mở rộng thị trấn Yên Thế thuộc huyện Lục Yên.[18]

  • Sáp nhập một phần huyện Văn Chấn (toàn bộ các xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc) vào thị xã Nghĩa Lộ. Thị xã Nghĩa Lộ có 2.966,60 ha diện tích tự nhiên và 26.032 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 4 phường và 3 xã.
  • Sáp nhập một phần xã Yên Thắng (Lục Yên) vào thị trấn Yên Thế. Thị trấn Yên Thế có 1.507 ha diện tích tự nhiên và 8.229 nhân khẩu.

Năm 2008, điều chỉnh địa giới thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Yên Bình.[19]

  • Sáp nhập một phần huyện Trấn Yên (toàn bộ các xã Văn Phú, Văn Tiến, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Âu Lâu) vào thành phố Yên Bái. Thành phố Yên Bái có 10.815,453 ha diện tích tự nhiên và 95.892 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 07 phường và 10 xã.
  • Sáp nhập toàn bộ xã Văn Lãng (Trấn Yên) vào huyện Yên Bình.

Năm 2013, thành lập các phường Hợp Minh và Nam Cường thuộc thành phố Yên Bái.[20]

  • Thành lập phường Nam Cường (TP. Yên Bái) trên cơ sở toàn bộ xã Nam Cường. Phường Nam Cường có 386,20 ha diện tích tự nhiên và 4.072 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Hợp Minh (TP. Yên Bái) trên cơ sở toàn bộ xã Hợp Minh. Phường Hợp Minh có 933,41 ha diện tích tự nhiên và 4.193 nhân khẩu

Năm 2020, điều chỉnh địa giới thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn; hợp nhất và thành lập một số xã, thị trấn thuộc thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình.[21]

  • Sáp nhập một phần huyện Văn Chấn (toàn bộ các xã Phù Nham, Sơn A, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Thạch Lương và thị trấn nông trường Nghĩa Lộ) vào thị xã Nghĩa Lộ.
  • Thành lập xã Nghĩa Lộ (TX. Nghĩa Lộ) trên cơ sở toàn bộ thị trấn nông trường Nghĩa Lộ. Xã Nghĩa Lộ có 17,07 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.567 người.
  • Thị xã Nghĩa Lộ có 107,78 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 68.206 người; có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 04 phường và 10 xã
  • Thành lập thị trấn Sơn Thịnh (Văn Chấn) trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Thịnh. Thị trấn Sơn Thịnh có 31,52 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.831 người.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Yên Bái:

- Sáp nhập toàn bộ xã Văn Tiến vào xã Văn Phú. Xã Văn Phú có 13,73 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.587 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Phúc Lộc vào xã Giới Phiên. Xã Giới Phiên có 11,24 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.129 người.

- Sau khi sắp xếp, thành phố Yên Bái có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường và 06 xã

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Bình:

- Sáp nhập toàn bộ xã Tích Cốc vào xã Cảm Nhân. Xã Cảm Nhân có 44,26 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.740 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Văn Lãng vào xã Phú Thịnh. Xã Phú Thịnh có 22,42 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.260 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Yên Bình có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 02 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Văn Yên:

- Sáp nhập toàn bộ xã Hoàng Thắng vào xã Xuân Ái. Xã Xuân Ái có 36,50 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.698 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Yên Hưng vào xã Yên Thái. Xã Yên Thái có 45,09 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.724 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Văn Yên có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 xã và 01 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Trấn Yên:

- Sáp nhập toàn bộ xã Minh Tiến vào xã Y Can. Xã Y Can có 42,30 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.750 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Trấn Yên có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn.

Năm 2024, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên[22]

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Yên Bái:

- Sáp nhập toàn bộ phường Nguyễn Phúc vào phường Hồng Hà. Phường Hồng Hà có diện tích tự nhiên là 2,51 km2 và quy mô dân số là 16.691 người.

- Sau khi sắp xếp, thành phố Yên Bái có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 phường và 06 xã.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Bình:

- Sáp nhập toàn bộ xã Yên Bình vào xã Bạch Hà. Xã Bạch Hà có diện tích tự nhiên là 30,36 km2 và quy mô dân số là 8.777 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Yên Bình có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 02 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Trấn Yên:

- Thành lập xã Thành Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Đào Thịnh và xã Việt Thành. Xã Thành Thịnh có diện tích tự nhiên là 27,77 km2 và quy mô dân số là 6.197 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Nga Quán vào xã Cường Thịnh. Xã Cường Thịnh có diện tích tự nhiên là 21,46 km2 và quy mô dân số là 4.893 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Bảo Hưng vào xã Minh Quân. Xã Minh Quân có diện tích tự nhiên là 30,09 km2 và quy mô dân số là 8.043 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Trấn Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sắc lệnh số 230-SL năm 1955 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam.
  2. ^ Nghị định số 72-TTg năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
  3. ^ Quyết định số 177-CP năm 1964 của Hội đồng Chính phủ.
  4. ^ Quyết định số 24-NV năm 1967 của Bộ Nội vụ.
  5. ^ Quyết định số 51-NV năm 1967 của Bộ Nội vụ.
  6. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa V ngày 27-12-1975.
  7. ^ Quyết định số 611-VP18 năm 1977 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
  8. ^ Quyết định số 15-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
  9. ^ Quyết định số 101-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
  10. ^ Quyết định số 03-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
  11. ^ Quyết định số 15-HĐBT năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
  12. ^ Quyết định số 101-HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
  13. ^ Quyết định số 107-HĐBT năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
  14. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII ngày 12-8-1991.
  15. ^ Nghị định số 31-CP năm 1995 của Chính phủ.
  16. ^ Nghị định số 27/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
  17. ^ Nghị định số 05/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
  18. ^ Nghị định số 167/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
  19. ^ Nghị định số 87/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
  20. ^ Nghị quyết số 122/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ.
  21. ^ Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  22. ^ Nghị quyết số 1239/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan