Quận 11
|
|||
---|---|---|---|
Quận | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Trụ sở UBND | 270 đường Bình Thới, phường 10, quận 11 | ||
Phân chia hành chính | 10 phường | ||
Thành lập | 1969 | ||
Đại biểu Quốc hội | Lê Thanh Phong Nguyễn Tri Thức Lê Minh Trí | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trần Phi Long | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°46′1″B 106°38′44″Đ / 10,76694°B 106,64556°Đ | |||
| |||
Diện tích | 5,14 km²[1] | ||
Dân số (1/4/2019) | |||
Tổng cộng | 209.867 người[2] | ||
Mật độ | 40.830 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 772[3] | ||
Biển số xe | 59-M1, 59-M2, 59-MA | ||
Website | quan11 | ||
Quận 11 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quận chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1969 với nhiều địa chỉ nổi tiếng như công viên Văn hóa Đầm Sen, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn, nhà thi đấu Phú Thọ,... cùng nhiều địa chỉ hấp dẫn khác.
Quận 11 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Quận có diện tích 5,14 km², dân số năm 2019 là 209.867 người[2], mật độ dân số đạt 40.830 người/km².
Quận 11 được phân chia thành 10 phường, bao gồm: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 11, 14, 15 và 16.
Ngày 1 tháng 7 năm 1969, Quận 11 của Đô thành Sài Gòn được thành lập trên cơ sở tách đất quận 5 và quận 6 trước đó. Ban đầu quận gồm 4 phường: Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa.
Năm 1972, lập thêm 2 phường: Bình Thạnh và Phú Thạnh tại Quận 11 (quận này có 6 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 11 gồm 6 phường: Bình Thạnh, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa, Phú Thọ, Phú Thạnh.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 11 (quận Mười Một) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Đồng thời, quận Mười Một cũng đổi tên phường Phú Thọ Hòa thành phường Phú Hòa, để tránh nhầm lẫn với phường Phú Thọ Hòa của quận Tân Sơn Nhì kế cận.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 11 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể để lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 11 có 21 phường và đánh số từ 1 đến 21.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 11 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 11 tháng 7 năm 1983, giải thể phường 2 và địa bàn phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 20.[4]
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT[5] của Hội đồng Bộ trưởng, ngoại trừ phường 1 không đổi, giải thể 19 phường còn lại để thay thế bằng 15 phường mới và đánh số từ 2 đến 16:
Ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVHQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025)[6]. Theo đó, sáp nhập Phường 2 vào Phường 1; sáp nhập Phường 4 và Phường 6 vào Phường 7; sáp nhập Phường 12 vào Phường 8; sáp nhập Phường 9 vào Phường 10 và sáp nhập Phường 13 vào Phường 11.
Quận 11 có 10 phường trực thuộc như hiện nay.
Giai đoạn 1986 – 2000, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân là 11%, giai đoạn 2001 đến 2004 tăng bình quân 10,2%. Doanh thu thương mại và dịch vụ vào giai đoạn 1986 đến 2000 tăng bình quân 18%, giai đoạn 2001 - 2004 tăng bình quân 16%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp[7].
Trong 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 1.611,82 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Doanh thu thương mại dịch vụ đạt 14.294,5 tỷ đồng, tăng 23,23% so với cùng kỳ. Trong 7 tháng đầu năm 2008, Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện là 273 tỷ đồng đạt 66% so với dự toán năm (273/414 tỷ đồng), tăng 46% so cùng kỳ (273/186 tỷ đồng). Tổng thu ngân sách quận là 123,5 tỷ đồng đạt 75% so với dự toán năm (123,5/165,435 tỷ đồng), tăng 8% so cùng kỳ (123,5/114 tỷ đồng)[7]. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 1000 tỷ đồng.[8]
Quận 11 là nơi tọa lạc của Công viên Văn hóa Đầm Sen là địa điểm tham quan tốt cho các hoạt động họp mặt, liên hoan, dã ngoại... cho thanh thiếu niên.
Ngoài ra, Quận còn có Trung tâm thể dục thể thao Phú Thọ, đây là nơi diễn ra các hoạt động thể thao chủ yếu của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây còn các hồ bơi, trường đua ngựa, và câu lạc bộ quần vợt, và nhiều hoạt động thể thao khác...
Tên địa điểm | Địa chỉ | Ghi chú |
---|---|---|
Chùa Giác Viên | 161/35/20 Lạc Long Quân, Phường 3 | |
Chùa Phụng Sơn | 1408 Ba Tháng Hai, Phường 1 | |
Công viên Văn hóa Đầm Sen | 3 Hòa Bình, Phường 3 | Đầm Sen nước và Đầm Sen khô |
1A Lạc Long Quân, Phường 3 | ||
Khánh Vân Nam Viện | 269/2 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 16 | |
Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng | 283 Lãnh Binh Thăng, Phường 8 | |
Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ | 1 Lữ Gia, Phường 15 | |
Phố ẩm thực Hà Tôn Quyền | Phường 7 |
Các đường đặt tên số Âu Cơ Ba Tháng Hai Bình Dương Thi Xã Bình Thới Công Chúa Ngọc Hân Dương Đình Nghệ Dương Tử Giang Đào Nguyên Phổ Đặng Minh Khiêm Đỗ Ngọc Thạnh Đội Cung Hà Tôn Quyền Hàn Hải Nguyên Hòa Bình |
Hòa Hảo Hoàng Đức Tương Hồng Bàng Huyện Toại Kênh Tân Hóa Lạc Long Quân Lãnh Binh Thăng Lê Đại Hành Lê Thị Bạch Cát Lê Tung Lò Gốm Lò Siêu Lữ Gia Lý Nam Đế Lý Thường Kiệt |
Minh Phụng Nhật Tảo Nguyễn Bá Học Nguyễn Chí Thanh Nguyễn Thị Diệu Hường Nguyễn Thị Nhỏ Nguyễn Văn Phú Ông Ích Khiêm Phan Xích Long Phó Cơ Điều Quân Sự Phú Thọ Tạ Uyên Tân Hóa Tân Khai |
Tân Phước Tân Thành Tân Trang Thái Phiên Thành Mỹ Thiên Phước Thuận Kiều Tôn Thất Hiệp Tống Văn Trân Tổng Lung Trần Quý Trần Văn Hoàng Trịnh Đình Trọng Tuệ Tĩnh Vĩnh Viễn Xóm Đất |