Kể từ lúc nhậm chức Tổng Bí thư, các chính sách đối ngoại của ông cũng được tăng cường mạnh mẽ với trường phái ngoại giao mang tên "ngoại giao cây tre". Trong giai đoạn giữ chức vụ Tổng Bí thư, ông đã có nhiều chuyến thăm cấp quốc tế được tiếp đón theo lời mời từ các Tổng thống, Thủ tướng hay Chủ tịch nước của nhiều quốc gia trên thế giới. Ông đã có cuộc gặp gỡ với toàn bộ thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lần lượt Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2013), Trung Quốc (2011, 2015, 2017, 2022), Pháp (2018), Nga (2014, 2018) và Hoa Kỳ (2015). Trong giai đoạn giữ chức vụ Tổng Bí thư, ông đã thực hiện ít nhất 30 lần thăm quốc tế.
Danh sách chuyến thăm quốc tế của Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi nhậm chức trở thành Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, một chức vụ thuộc Tứ trụ trong hệ thống chính trị Việt Nam vào ngày 26 tháng 6 năm 2006,[1] Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu thực hiện nhiều chuyến thăm quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.[a] Trong giai đoạn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, đã có ít nhất 18 lần ông thực hiện các chuyến thăm quốc tế, trong đó có hai lần ông thực hiện chuyến thăm không phải với tư cách chuyến thăm cấp nhà nước mà là tham dự các hội nghị trong khu vực.[b] Đến ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông chính thức trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,[5][6] và từ đây, các chuyến thăm của ông thực hiện với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam[c] cho đến khi qua đời.[9] Tuy nhiên, trong giai đoạn từ ngày 23 tháng 10 năm 2018 đến ngày 5 tháng 4 năm 2021, ông Trọng còn kiêm thêm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam sau khi Trần Đại Quang đột ngột qua đời.[d] Trong giai đoạn giữ chức Tổng Bí thư bao gồm giai đoạn kiêm nhiệm Chủ tịch nước thì ông đã có ít nhất 30 lần thực hiện các chuyến thăm quốc tế.[e] Trường phái ngoại giao mang tên "ngoại giao cây tre" cũng được ông thúc đẩy mạnh mẽ.[13][14][15]
Trong giai đoạn trở thành người đứng đầu đảng, Nguyễn Phú Trọng đã giúp Việt Nam duy trì các dòng đầu tư nước ngoài, một thứ rất quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội và quan hệ đối tác với nhiều cường quốc trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Anh, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc.[16] Thông qua việc vận dụng khéo léo chính sách ngoại giao cây tre, ông Trọng đã trở thành lãnh đạo cộng sản Việt Nam đầu tiên hội đàm với một Tổng thống Hoa Kỳ tại Phòng Bầu dục trong chuyến thăm Tổng thống Barack Obama vào năm 2015. Ngay sau đó, ông Obama thậm chí còn thăm trở lại Việt Nam vào tháng 5 sau đó.[16] Trong chuyến thăm gặp gỡ giữa Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2015 đã đánh dấu cột mốc lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Theo thuyền thông Việt Nam, với việc được tiếp đón bởi những lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đã thể hiện việc nước này "tôn trọng" đối với thể chế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.[17] Tuy nhiên, trong chuyến thăm này, chính quyền Obama cũng nhận về những ý kiến chỉ trích vì dung túng cho nhân vật đứng đầu "một hệ thống độc đảng độc đoán" và phải chịu trách cho tình hình nhân quyền ở Việt Nam.[18]
Ngoài ra, cũng trong năm 2015, trong cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng cũng có chuyến thăm đến Nhật Bản sau khi hai nước nâng cấp mối quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược sâu rộng cùng Tuyên bố chung giữa ông và Thủ tướngAbe Shinzo. Khoảng 8 năm sau đó, cũng dưới thời Nguyễn Phú Trọng, hai nước tiếp tục nâng cấp trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đối với Vương quốc Anh, ông Trọng đã trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến thăm quốc gia này trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và sau khi trở thành Đối tác Chiến lược.[19] Tương tự, trong giai đoạn này, ông cũng đã có tổng cộng 4 lần đến thăm Trung Quốc lần lượt vào năm 2011, 2015, 2017 và 2022, trong đó vào năm 2022 ông Trọng đã được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung QuốcTập Cận Bình trao tặng Huân chương Hữu nghị và Huân chương Đối ngoại.[20] Trước đó, trong chuyến công du đến khu vực Mỹ Latinh vào năm 2013 bao gồm Cuba và Brasil thì chuyến thăm của ông tới Brasil đã bị hủy bỏ do "khó khăn đột xuất của phía Brazil".[21][22] Theo BBC News, khó khăn này được cho là vì Tổng thốngDilma Rousseff phải thay đổi lịch trình cho Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ.[23]
Mặc dù là người đứng đầu đảng, nhưng dựa vào thể chế chính trịở Việt Nam mà trong quan hệ quốc tế, nhiều nước dù khác hệ thống chính trị nhưng dường như đã thừa nhận vai trò "nguyên thủ trên thực tế" của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.[24] Thông qua các chuyến thăm, theo báo Quân đội nhân dân, ông đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Đồng thời, thành công trong việc xây dựng hòa bình, ổn định để đất nước phát triển và hội nhập quốc tế.[25] Các chuyến thăm của ông cũng được cho là đã góp phần quảng bá hình ảnh và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.[26] Theo The Conversation, một trang nghiên cứu phi lợi nhuận đã khẳng định chính sách ngoại giao mà ông Trọng áp dụng đã thành công qua việc chỉ trong vòng vài tháng, Việt Nam đã đón tiếp Joe Biden, Tập Cận Bình và Vladimir Putin – một điều mà tờ này cho rằng "không quốc gia nào khác" làm được.[18]
Trong chuyến thăm, Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Ngô Bang Quốc, cam kết thúc đẩy phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt giữa hai nước. Đồng thời, triển khai thực hiện dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên.[27][28] Đây là chuyến thăm đầu tiên và cuối cùng của ông đến Trung Quốc trong cương vị Chủ tịch Quốc hội. Trước đó, ông đã từng đến nước này vào năm 1992, 1997, 2001 và 2003.[29]
Chuyến thăm được thực hiện nhằm củng cố quan hệ hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và hai nước láng giềng. Đồng thời, nhấn mạnh cam kết nâng cao hiệu quả và tính thiết thực trong hợp tác khu vực. Trong chuyến thăm, đoàn Việt Nam có tháp tùng thêm phu nhân của Chủ tịch Quốc hội cùng Ủy viên UBTV Quốc hội, Văn phòng Quốc hội... cùng trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh có đường biên giới với Lào và Campuchia.[30][31]
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Australia. Đây đồng thời, cũng là chuyến thăm Australia đầu tiên của ông Trọng trong cương vị Chủ tịch Quốc hội. Ông Trọng đã thăm Đại học Tây Úc và gặp gỡ Phó Thủ hiến bang Tây Úc.[32]
Trong cuộc hội đàm giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Lim Chae Jung nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước,[35][36] với cam kết thực hiện các thoả thuận đã đạt được. Trong cuộc gặp gỡ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã gửi lời mời Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc đến thăm Việt Nam.[36]
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh hai nước đã có 60 năm quan hệ ngoại giao. Tại đây, Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống László Sólyom và Chủ tịch Quốc hội Katalin Szili.
Chuyến thăm được diễn ra sau lời mời của Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Georghi Georghiev Pirinski. Tại đây, đoàn đại biểu cấp cao tháp tùng theo ông Trọng đã có buổi thăm một số cơ sở kinh tế và văn hóa khu vực Veliko Tarnovo.
Chuyến thăm được thực hiện trong bối cảnh tham dự Diễn đàn Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 17 (APPF–17) ở Lào theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội, đồng thời là Chủ tịch APPF–17 Thongsing Thammavong.[41]
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên bang Nga, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn truyền thống dân tộc và tích cực đóng góp vào sự phát triển của nước sở tại.
Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Miroslav Vlcek, ký thỏa thuận hợp tác lập pháp và bày tỏ sự hài lòng về quan hệ giữa hai nước, đồng thời giải quyết vấn đề cấp thẻ xanh cho lao động Việt Nam tại Czech.[44]
Trong chuyến thăm chính thức Belarus, ông Trọng đã gặp Tổng thốngAlexander Lukashenko và Thủ tướngSergei Sidorsky, nhấn mạnh sự phát triển quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước và cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Chuyến thăm đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng đến với Ấn Độ trong cương vị Chủ tịch Quốc hội. Ông đã có cuộc gặp gỡ vào trao đổi quan hệ song phương với Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar.[47]
Chuyến thăm chủ yếu sẽ xoay quanh cuộc găp gỡ giữa ông và Chủ tịch Quốc hội Riacrdo Alarcón. Chuyên cơ của ông bắt đầu chuyến thăm từ sân bay quốc tế José Martí.[49][51] Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Trọng trong cương vị này đến Cuba, trùng hợp vào dịp kỷ niệm 65 năm quốc khánh Việt Nam và 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước.[52]
Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung QuốcHồ Cẩm Đào.[7] Trong chuyến thăm là dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm "16 chữ vàng" và tinh thần "4 tốt". Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố mối quan hệ, và ông Trọng đã đồng tình với các đề xuất. Cả hai bên cũng đã thảo luận về các vấn đề trên biển, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan một cách hòa bình, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai đảng, hai nước.[55]
Chuyến thăm được diễn ra sau lời mời của Quốc vương Norodom Sihamoni. Tại đây, ông Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Quốc vương, Thái Thượng hoàng, Hoàng Thái hậu, Thủ tướng và Chủ tịch Thượng viện Campuchia.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến gặp gỡ Đức Giáo hoàng của Thành Vatican. Đồng thời, trong chuyến thăm, ông Trọng cũng là lãnh đạo cấp cao thứ 3 của Việt Nam được tiếp kiến tại Vatican.
Chuyến thăm đã đánh dấu lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[64] Đồng thời, được diễn ra trong bối cảnh 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau khi được nâng cấp lên Đối tác chiến lược và đánh dấu 100 năm Hồ Chí Minh đặt chân đến Anh vào năm 1913.[59][65] Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh cũng có chuyến thăm trở lại Việt Nam, đây là chuyến thăm đến Việt Nam đầu tiên của một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.[64]
Chuyến thăm chính thức của ông Trọng đến Thái Lan được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Thái LanYingluck Shinawatra. Trong chuyến thăm, Việt Nam và Thái Lan cũng nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược, và Thái Lan là quốc gia Đông Nam đầu tiên mà Việt Nam đặt cấp mối quan hệ này.[66] Ngoài ra, ông Trọng cũng được Đại học Thammasat trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự ngành Chính trị.[67]
Chuyến thăm đầu tiên với tư cách Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến với Cuba. Tại đây, ông Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba Fidel Castro.[21][22] Tháp tùng chuyến đi, còn có sự góp mặt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.[68]
Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Nga của ông Trọng trong tư cách là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm được xem là nhằm củng cố quan hệ ngoại giao giữa hai nước.[73][74] Theo tuyên bố chung, các lãnh đạo đã thống nhất thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, an ninh quốc phòng, giáo dục và khoa học công nghệ. Hai bên cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng thống Putin thăm Việt Nam, và lời mời này đã được chấp nhận.[75]
Chuyến thăm được bắt đầu tại Bắc Kinh và kết thúc ở tỉnh Vân Nam. Nguyễn Phú Trọng cũng đã có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Tập Cận Bình. Mối quan hệ giữa hai nước được khẳng định là "là tài sản quý báu của hai đảng, hai nước, hai dân tộc".[78] Cuộc hội đàm giữa hai nước kết thúc với việc ký kết một số thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, hạ tầng, văn hóa, và tư pháp, nhằm thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa hai nước.[79]
Chuyến thăm đã đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi đây là lần hiếm hoi Hoa Kỳ tiếp người đứng đầu của một Đảng Cộng sản. Đồng thời, cũng đánh dấu lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ kể từ khi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Trong chuyến thăm, ngoài việc gặp gỡ Tổng thống Barack Obama, ông Trọng cũng còn có cuộc gặp gỡ tại gia đình của cựu Tổng thống Bill Clinton.
Đây là chuyến thăm đến Nhật Bản đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng trong tư cách Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong chuyến thăm, hai nước cũng đã xác định kết nối kinh tế dựa trên việc bổ sung lẫn nhau, với Nhật Bản cung cấp công nghệ và kinh nghiệm, trong khi Việt Nam có nguồn nhân lực và thị trường tiềm năng.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước LàoBounnhang Vorachith. Đồng thời, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc củng cố mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào, đồng thời đánh dấu sự ưu tiên đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức tiệc trà với Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân. Đồng thời, Việt Nam cũng gửi lời mời nước này về việc tham dự APEC Việt Nam 2017.
Chuyến thăm kéo dài trong hai ngày đánh dấu quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Đồng thời, Việt Nam cũng tuyên bố sẽ tặng Campuchia một tòa nhà Quốc hội trị giá 25 triệu USD.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Indonesia kể từ khi đất nước thống nhất. Hai nước cũng đã cam kết quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng.
Chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Myanmar sau chuyến thăm của Đỗ Mười vào năm 1997. Sau chuyến thăm, hai nước đã có tổng cộng 4 văn kiện hợp tác được ký kết.
Chuyến thăm được diễn ra từ ngày 28 đến 30 tháng 3,[99] sau chuyến thăm đến Pháp. Đây là chuyến thăm đầu tiên đối của ông Trọng với nhà nước Cuba sau khi vị lãnh đạo Fidel Castro qua đời. Tại đây, ông đã được Trường Đại học Tổng hợp La Habana trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự chuyên ngành Khoa học chính trị.[100]
Chuyến thăm thứ hai của ông Trọng đến Nga. Đồng thời, ông Trọng cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên từ Đông Nam Á đến thăm Vladimir Vladimirovich Putin trong bối cảnh ông vừa mới tái đắc cử nhiệm kỳ mới.[59][101] Nhân chuyến thăm, ông Trọng cũng đã đặt vòng hoa tại mộ Chiến sĩ vô danh và Tượng đài Hồ Chí Minh, viếng thăm Lăng Lenin. Cuộc hội đàm được ca ngợi diễn ra trong "bầu không khí tin cậy, cởi mở và hữu nghị truyền thống".[102]
Chuyến thăm của ông Trọng đến Hungary được truyền thông Việt Nam đưa tin là nhằm để khẳng định chủ trương của Việt Nam coi Hungary là đối tác truyền thống quan trọng hàng đầu ở khu vực TrungĐông Âu.[103] Trong chuyến thăm, hai nước cũng nâng tầm quan hệ lên đối tác toàn diện.[104]
Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Quốc vương CampuchiaNorodom Sihamoni, đánh dấu chuyến thăm Campuchia đầu tiên trong tư cách Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam của ông.[106][107] Khi xuống sân bay, đã được Bộ trưởng Cung điện Hoàng gia Kong Sam Ol và Phó Thủ tướng Men Sam An đón tiếp.[108]
^Xem các nguồn: [2][3][4] và dựa vào danh sách bên dưới.
^Dựa vào danh sách bên dưới. Hai chuyến thăm không phải cấp Nhà nước là chuyến thăm đến Lào vào năm 2009 tham dự Diễn đàn Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 17, và lần thứ hai là ở Canada vào năm 2010 khi tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước G20.
^Trần Huấn Địch [tiếng Trung: 陈训迪; bính âm: Chén Xùndí] (30 tháng 10 năm 2022). “越共中央总书记阮富仲今起对我国进行正式访问_习近平外交思想和新时代中国外交” [Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm chính thức đến nước ta từ hôm nay]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2025 – qua China's Diplomacy in the New Era.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^“Chronology Vietnam – Canada Relations 1973 - 2018” [Niên biểu Quan hệ Việt Nam – Canada 1973 - 2018]. Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Canada (bằng tiếng Anh). 2018. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2025.
^“ベトナム最高指導者 グエン・フー・チョン共産党書記長が死去” [Nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, đã qua đời]. NHK (bằng tiếng Nhật). 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2025.
^Marine Pennetier; Michel Rose (27 tháng 3 năm 2018). Richard Lough (biên tập). “France's Bouygues, EDF sign deals during Vietnam leader visit” [Bouygues của Pháp và EDF ký kết thỏa thuận trong chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam]. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2025.
^“President of Viet Nam Begins State Visit in Cambodia” [Chủ tịch nước Việt Nam bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia]. Đơn vị thông tin và phản ứng nhanh Campuchia (bằng tiếng Anh). 25 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2025.
^Nhạc Hoằng Bân [tiếng Trung: 岳弘彬; bính âm: Yuè Hóngbīn]; Triệu Hân Duyệt [tiếng Trung: 赵欣悦; bính âm: Zhào Xīnyuè] (31 tháng 10 năm 2022). “习近平向越共中央总书记阮富仲授予"友谊勋章"并举行隆重颁授仪式--时政--人民网” [Tập Cận Bình trao tặng "Huân chương Hữu nghị" cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tổ chức lễ trao tặng long trọng]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2025.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn
Thông qua lỗ giun mùa 8 (2017) là chương trình phim khoa học do Morgan Freeman dẫn dắt đưa chúng ta khám phá và tìm hiểu những kiến thức về lỗ sâu đục, lỗ giun hay cầu Einstein-Rosen