Quốc Trị

Nghệ sĩ nhân dân
Quốc Trị
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Văn Trị
Ngày sinh
25 tháng 11, 1957 (66 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Lĩnh vực
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2001)
Nghệ sĩ nhân dân (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1990 – nay
Vai diễnBường trong Những người thợ xẻ
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1973 – 2018
Thành viên củaĐoàn kịch nói Quân đội
Vai diễnThục trong Đại đội trưởng của tôi
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1999
Nam diễn viên chính xuất sắc
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1973 – nay
Cấp bậc

Quốc Trị (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1957) là một diễn viên, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá. Ông là một trong những nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu và truyền hình Việt Nam, được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc Trị tên đầy đủ là Nguyễn Quốc Trị, hay Nguyễn Văn Trị, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1957. Ông nguyên là diễn viên thuộc Đoàn kịch nói Quân đội hay Đoàn văn công Quân đội (nay là Nhà hát Kịch nói Quân đội) từ năm 1973 đến khi nghỉ hưu năm 2018.[2] Năm 1984, Quốc Trị đoạt huy chương Vàng hội diễn chuyên nghiệp toàn quân với vai biệt động K'Ho trong vở Thành phố lặng gió. Năm 1990, ông đoạt huy chương Bạc cho vở Mười đóa phong lan.[3] Năm 1999, ông đoạt Giải Bông Sen cho nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 cho vai diễn Bường trong phim điện ảnh Những người thợ xẻ.[4]

Năm 2001, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.[5][6]

Vào năm 2008, nhờ bộ phim Mùa săn tôm hùm của đạo diễn người Hàn Quốc Lyo Jung Tak, Quốc Trị đã trở thành 1 trong 2 người chiến thắng hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc cho phim truyền hình một màn/đặc biệt/ngắn, đồng thời nhận được cúp đặc biệt dành cho người nước ngoài đầu tiên đoạt Cúp của Hãng phim truyền hình KBS.[7]

Năm 2012, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[8] Bên cạnh nghề diễn viên, ông còn tham gia sản xuất phim với vai trò phó đạo diễn ở một số phim lấy bối cảnh chiến tranh như Đêm Bến Tre, Tiếng cồng định mệnh,... Ông còn được phong hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân khấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Vở kịch Vai diễn Tác giả Đạo diễn Nguồn
1974 Đại đội trưởng của tôi Tiểu đội trưởng Thục Đào Hồng Cẩm [7][9]
1982 Ông bi ông hài Ông Chủ tịch
Thánh của các vị thánh Kê-lin [7]
Vụ án Người đốt đền (Herostratus) Herostratus
1986 Thành phố lặng gió K'Ho Chu Lai Tạ Xuyên [10]
1990 Mười đóa phong lan Tất Đạt NSND Dương Ngọc Đức [11]
2004 Thông điệp từ Điện Biên Võ Nguyên Giáp Nguyễn Khắc Phục NSND Lê Hùng [12][13]
2005 Bản hùng ca linh thiêng Trung đoàn trưởng Thuận Xuân Đức, Cao Hạnh [14]
2009 Nước mắt của cây Đăng Điền Chu Lai NSND Xuân Huyền [15]
2010 Dời đô Tổng trấn Đại La Lê Duy Hạnh NSND Lê Hùng [16][17]
2015 Nhiệm vụ hoàn thành Võ Nguyên Giáp Xuân Đức [18]
2021 Cuộc chiến không cân sức Kim Oanh [19]

Phim điện ảnh, phim nhựa

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1984 Vụ áp-phe Đông Dương NSND Trần Đắc [20]
1993 Khách ở quê ra Lão Khúng NSƯT Đức Hoàn
1994 Người yêu đi lấy chồng Anh bộ đội Vũ Châu
1998 Những người thợ xẻ Bường NSƯT Vương Đức [21]
2002 Hà Nội 12 ngày đêm Quân NSND Bùi Đình Hạc [22]
2003 Đêm Bến Tre Tư Râu NSND Trần Phương [23]

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Nguồn
1983 Người thành phố Anh bộ đội NSND Khải Hưng VTV1 [24]
1995 12A và 4H Đoàn Hùng Bùi Thạc Chuyên, NSƯT Trần Quốc Trọng VTV3 [25][26]
1996 Khi người ta yêu Tấn Vũ Minh Trí VTV1
Lúa thì con gái Khánh Vi Hòa
Người Hà Nội Dặt Hoàng Tích Chỉ, Đoàn Lê VTV3 [27]
Sống mãi với thủ đô Long "đen" NSƯT Lê Đức Tiến VTV1 [28]
1997 Chuyện của những người đàn bà Dương NSƯT Phi Tiến Sơn VTV3
1998 Lời hẹn ngày ra trận Giao liên NSND Nguyễn Hữu Phần VTV3
1999 Ngày mai Lộc Phạm Lộc VTV3
Những mảnh đời ngang trái Nhẫn Vũ Châu Hà Nội
2000 Truyện đã qua NSND Trần Phương VTV1 [7]
Sóng ở đáy sông Đông "đại bàng" NSƯT Lê Đức Tiến VTV1
2002 Đứa con vùng đồi Miên Trần Trung Dũng VTV3 [29]
2003 Người thừa của dòng họ Lực Nguyễn Hữu Trọng, Trịnh Lê Phong VTV3 [28]
2004 Cảnh sát hình sự: Cô gái đến từ Băng Cốc Hải NSƯT Mai Hồng Phong VTV3 [30]
2005 Cảnh sát hình sự: Lãnh địa đen Thi VTV1 [31]
2006 Những kẻ lãng mạn Tân NSƯT Nguyễn Hữu Mười VTV3 [32]
Miền quê thức tỉnh Toản NSND Trọng Trinh, Hoàng Nhung VTV1 [33][34]
2007 Đáo xuân Quân NSND Trọng Trinh [35][36]
Đợi đến ngày tết Long NSND Phạm Nhuệ Giang VTV3
Người mang nợ Chiến Việt Sơn
2008 Mùa săn tôm hùm Võ Văn Lợi Lyo Jung Tak SCTV14
Giấc mộng lên đời Ông Tình Cường Việt VTV3
Cảnh sát hình sự: Tên sát nhân có tài mở khóa Nguyễn Bình NSND Trọng Trinh VTV1 [37]
Thầy giáo trẻ Ông Tùng Trần Quang Vinh VTV3
2009 Phá vỡ im lặng Nhấn Hoàng Nhuận Cầm VTV1 [38][39]
2011 Tiếng gọi từ trái tim Việt Nguyễn Tiến Quang VTV3
2012 Chân trời trắng Ông Hưu Phạm Gia Phương, Nguyễn Đức Hiếu
Những công dân tập thể Ông Cân NSƯT Vũ Trường Khoa, Trần Quang Vinh VTV1 [40]
Hai phía chân trời Mịch NSƯT Trần Quốc Trọng, NSƯT Vũ Trường Khoa [41]
2013 Tình như chiếc bóng Ông Lâm Nguyễn Tiến Thành TodayTV
2015 Ánh sáng cuối ngày Ông Thắng Nguyễn Danh Dũng VTV1, VTV4
Viết tiếp bản tình ca Ông Quảng Vũ Minh Trí VTV3 [42]
2021 Mùa hoa tìm lại Bố Đồng [43]
Ngày mai bình yên Ông Đại NSƯT Vũ Trường Khoa, Hoàng Tích Thiện [44][45][46]
11 tháng 5 ngày Bố Long Nguyễn Đức Hiếu, Lê Đỗ Ngọc Linh [47]
Phố trong làng Ông Sơn NSƯT Nguyễn Mai Hiền VTV1 [48][49]
2022 Đấu trí Chủ mỏ NSƯT Nguyễn Danh Dũng, Bùi Quốc Việt, Nguyễn Đức Hiếu [50][51]
Hành trình công lý Ông Tráng NSƯT Nguyễn Mai Hiền VTV3 [52][53]
2023 Dưới bóng cây hạnh phúc Ông Công NSƯT Vũ Trường Khoa VTV1
Gia đình mình vui bất thình lình Ông Đạt Nguyễn Đức Hiếu, Lê Đỗ Ngọc Linh VTV3
2024 Gặp em ngày nắng Ông Đại Nguyễn Đức Hiếu
  • Khát vọng tuổi trẻ (2021)

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1986 Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quân Thành phố lặng gió Huy chương vàng [54]
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Nam diễn viên chính xuất sắc Những người thợ xẻ Đoạt giải [55][56]
2008 Giải thưởng phim truyền hình KBS Nam diễn viên chính xuất sắc
(phim truyền hình một màn/đặc biệt/ngắn)
Mùa săn tôm hùm Đoạt giải [57][58]
2009 Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quân Nước mắt của cây Huy chương vàng [7]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc Trị từng có một cuộc hôn nhân với nghệ sĩ Lan Hương nhưng cả hai đã ly hôn.[59]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vương Hà (25 tháng 11 năm 2019). “Nghệ sĩ điện ảnh giao lưu với LLVT, thanh niên và sinh viên”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội (1999), tr. 105.
  3. ^ Yến Dương (31 tháng 3 năm 2013). “NSND Quốc Trị: Sống giữa đời không ngại ngần”. Người đưa tin. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Viện nghệ thuật Việt Nam (1999). Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Số phát hành 1-6. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. tr. 86. OCLC 20324783. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ V.H. (27 tháng 9 năm 2001). “256 nghệ sĩ được trao danh hiệu NSND và NSƯT”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ Trần Đức Lương (29 tháng 8 năm 2001). “Quyết định của Chủ tịch nước về việc tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân”. Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (doc). Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ a b c d e Thiên Kim (24 tháng 8 năm 2011). “NSƯT Quốc Trị: Không chịu được sự đơn điệu”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ K.Huyền (15 tháng 5 năm 2012). “Công bố giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ Cao Trọng Đoan (14 tháng 4 năm 2014) [2005]. “Vĩnh Linh, quê hương thứ hai của cha tôi”. Tạp chí Cửa Việt - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ Quân đội nhân dân Việt Nam (2002), tr. 108.
  11. ^ Dương Ngọc Đức & Ngô Thế Oanh (1999), tr. 321.
  12. ^ Hoài Lang (29 tháng 5 năm 2004). “Xem vở kịch Thông điệp từ Điện Biên: Hoành tráng và xúc động”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ Phạm Khắc Lãm (8 tháng 10 năm 2013). “Đại tướng trong lòng các nghệ sĩ”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ Nguyễn Tiến Cường (8 tháng 9 năm 2005). “Bản hùng ca linh thiêng-một vở diễn hoành tráng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ Thu Hằng (22 tháng 4 năm 2007). “Nhà văn Chu Lai chuyển sang...'chơi' văn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ Thu Huyền (27 tháng 7 năm 2010). “NSND Lê Hùng dựng kịch vua Lý Công Uẩn dời đô”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ An Nhi (27 tháng 7 năm 2010). “Kịch "Dời đô": Lấy xưa nói nay”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  18. ^ Trang Anh (27 tháng 8 năm 2021). “Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên sân khấu kịch”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  19. ^ Quỳnh An (19 tháng 10 năm 2021). “Diễn viên Quốc Tuấn trở lại màn ảnh ở tuổi 60 sau 14 năm vắng bóng”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  20. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 158.
  21. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 819.
  22. ^ Mốt (28 tháng 3 năm 2003). “Đạo diễn Bùi Đình Hạc 70 tuổi vẫn say sưa với nghề”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  23. ^ “Quốc Trị: 'Phim VN nên tăng cường chất hài hước'. VnExpress. 13 tháng 6 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  24. ^ “Nhật ký người Việt | "Người thành phố" - phim truyền hình đầu tiên được phát sóng trên VTV”. VTV go. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  25. ^ Mạnh Thắng (23 tháng 6 năm 2008). “Đạo diễn 7X - Khẳng định phong cách”. Đại Đoàn Kết. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2014.
  26. ^ “Bùi Thạc Chuyên: Tìm đường từ những thất vọng”. Thế giới Điện ảnh. 22 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2009.
  27. ^ Châu Mỹ (27 tháng 1 năm 2016). “Dàn diễn viên phim 'Người Hà Nội' sau 20 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  28. ^ a b Hiểu Nhân (25 tháng 9 năm 2020). “Nghệ sĩ tham dự lễ Giỗ tổ Sân khấu Dân tộc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  29. ^ “Đạo diễn Trung Dũng và phim đầu tay 'Đứa con vùng đồi'. VnExpress. 17 tháng 3 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  30. ^ Thanh Nga (30 tháng 12 năm 2003). "Cô gái đến từ Bangkok" - Bộ phim hình sự hấp dẫn”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  31. ^ “Phim hình sự Việt Nam đã "thật" hơn”. Báo Nhân Dân. 2 tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập 24 tháng 7 năm 2021.
  32. ^ Huệ Ninh (27 tháng 12 năm 2005). “Duyên nghiệp của một nữ Đại uý”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  33. ^ Hiền Hương (20 tháng 11 năm 2005). “Đoàn phim 'Miền quê thức tỉnh' đua với... bão”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  34. ^ Khánh Hoan (30 tháng 8 năm 2006). “Người đàn bà nghèo viết văn dưới chân đèo Ngang”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  35. ^ NLDO (15 tháng 2 năm 2007). “Chương trình truyền hình Tết Đinh Hợi”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  36. ^ Hương Nhu (14 tháng 2 năm 2007). “Phim truyền hình Tết: Tràn ngập tiếng cười”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  37. ^ Hiền Hương (27 tháng 8 năm 2007). “Đi xem quay cảnh "Tên sát nhân có tài mở khoá". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  38. ^ CSAGA (11 tháng 7 năm 2013). “Phim mới truyền thông chống BLGĐ "Phá vỡ sự im lặng". Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới- Gia đình- Phụ nữ và Vị thành niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  39. ^ Khánh Phương (4 tháng 11 năm 2009). "Bác sĩ hoa súng" làm phim về bạo lực gia đình”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  40. ^ Tuyết Loan (31 tháng 5 năm 2012). “Tập thể cũ Hà Nội lên phim”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  41. ^ CDS (9 tháng 11 năm 2012). 'Hai phía chân trời' chính thức lên sóng VTV1”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  42. ^ PV (11 tháng 5 năm 2014). “Viết tiếp bản tình ca: Chuyện của người trẻ”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  43. ^ Đỗ Quyên (28 tháng 7 năm 2021). “Loạt ảnh hậu trường chưa từng lên sóng của 'Mùa hoa tìm lại' và lời tạm biệt của dàn sao”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  44. ^ T.T (16 tháng 9 năm 2021). “Ngày mai bình yên: tiếng cười trào phúng đậm chất thời sự”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  45. ^ Thùy Linh (16 tháng 8 năm 2021). 'Ngày mai bình yên' gây chú ý màn ảnh Việt sau 2 tập phát sóng”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  46. ^ Hà Chi (10 tháng 8 năm 2021). “Câu chuyện cuộc sống giữa mùa dịch trong "Ngày mai bình yên". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  47. ^ Bảo Hân (19 tháng 10 năm 2021). “11 tháng 5 ngày: Thương Long "đần" 3 lần rơi nước mắt vì tình”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  48. ^ Đạt Nhi (21 tháng 11 năm 2021). “Anh Đông 'Phố trong làng' sẽ phim thật tình thật, cô bán quạt chưa chắc là bến đỗ”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  49. ^ PV (22 tháng 11 năm 2021). “Phố trong làng - Tập 10: Bố Đông đến tận nơi bắt con trai về?”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  50. ^ Viết Thịnh (4 tháng 7 năm 2022). 'Đấu trí' - phim lấy cảm hứng từ tham nhũng trong Y tế lên sóng VTV”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  51. ^ An An (4 tháng 7 năm 2022). “Phim Đấu trí liên tưởng Đại án Việt Á chuẩn bị lên sóng VTV1”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  52. ^ Linh Anh (3 tháng 10 năm 2022). “Phim mới của Hồng Diễm có tên chính thức”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  53. ^ Thanh Tâm (10 tháng 10 năm 2022). “Lịch phát sóng phim Hành trình công lý trên VTV3”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  54. ^ Văn hóa nghệ thuật, Số phát hành 160-162. Hà Nội: Bộ văn hóa thông tin. 1997. tr. 74. OCLC 985719601. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  55. ^ Viện nghệ thuật Việt Nam (1999). Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Số phát hành 1-6. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. tr. 86. OCLC 20324783. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  56. ^ Văn hóa nghệ thuật, Số phát hành 178. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. 1999. tr. 86. OCLC 985719601. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  57. ^ PV (8 tháng 1 năm 2008). “NSƯT Quốc Trị đoạt Giải thưởng đặc biệt phim truyền hình Hàn Quốc”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  58. ^ Kim Jung-wook, 김정욱 (31 tháng 12 năm 2007). “[SPN 포토]박인환-꾸억트리, '특집 문학관 단막극상 남자부문 수상'. Edaily (bằng tiếng Hàn). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  59. ^ “Sàn diễn và cuộc đời của các nữ nghệ sĩ”. VnExpress. 11 tháng 6 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan