Vietjet Air | ||||
---|---|---|---|---|
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet | ||||
| ||||
Lịch sử hoạt động | ||||
Thành lập | tháng 11 năm 2007 | |||
Hoạt động | 25 tháng 12 năm 2011 | |||
Sân bay chính | ||||
Trạm trung chuyển chính | Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Sân bay quốc tế Nội Bài Sân bay quốc tế Đà Nẵng Sân bay quốc tế Cam Ranh Sân bay quốc tế Cát Bi | |||
Thông tin chung | ||||
CTHKTX | SkyJoy | |||
Liên minh | Không có | |||
Công ty mẹ | Sovico, HDBank | |||
Công ty con | Thai VietJet Air | |||
Số máy bay | 88 | |||
Điểm đến | 130 | |||
Khẩu hiệu | "Bay là thích ngay!" (tiếng Việt) "Enjoy Flying!" (tiếng Anh) | |||
Trụ sở chính | Tầng 8, tòa nhà CT Plaza, Số 60A Đường Trường Sơn, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | |||
Nhân vật then chốt | Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO) | |||
Nhân viên | 5729 | |||
Trang web | http://www.vietjetair.com | |||
Tài chính | ||||
Doanh thu | 58.341 tỷ VNĐ (2023) | |||
Lợi nhuận | - 2.171 tỷ VNĐ (2022) | |||
Tổng số tài sản | 86.925 tỷ VNĐ (2023) |
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock Company), cũng được biết đến với tên giao dịch quốc tế là VietJet Air (VJC), là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA).
Vietjet đang khai thác 85 máy bay A320, A321 và A330, thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách, với 139 đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia, Indonesia,... Vietjet có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới.
VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và HDBank với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ VND (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép vào tháng 11 năm 2007[1] và trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, chỉ sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Công ty Bay Dịch vụ Hàng không (VASCO) và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam[2]. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho VietJet Air[3].
Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết định hoãn lại đến tháng 11 năm 2009[4]. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJetAir[5][6]. Air Asia là một hãng hàng không giá rẻ khác có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp những chuyến bay nội địa và quốc tế và là hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á.[7]
Tháng 6 năm năm 2010, Vietjet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho đến tận tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một số vấn đề phát sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương hiệu, nhân sự và đội bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất cánh. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chính ngoài biến động về giá nhiên liệu, còn có sự tranh chấp về thương hiệu Viet Air và những quy định hạn chế của chính phủ Việt Nam nhận diện thương hiệu trong khai thác vận tải hàng không nội địa mà hãng chưa có đủ thời gian để xử lý.
Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị, đồng thời xin hoãn thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với lý do tranh chấp thương hiệu.
Sau nhiều lần trì hoãn, Vietjet Air đã hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị bay chuyến thương mại đầu tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, trước tháng 6 năm 2011.
Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành đợt vé đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.[8]
Năm 2012: Hãng ra mắt slogan Bay là Thích ngay! (Tiếng Việt); Enjoy Flying! (Tiếng Anh)
Năm 2013: VietjetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái Lan. Đây cũng là đường bay thứ 10 và cũng là đường bay quốc tế đầu tiên của hãng.[9]
Năm 2014:
Năm 2016:
Năm 2017:
Năm 2018:
Năm 2020:
Năm 2021:
Năm 2022:
Năm 2023:
Ngày 26 tháng 6, 2013, tại trung tâm hội nghị quốc gia Plaza Athenée, Bangkok, VietJet Air công bố thành lập Thai VietJet Air[11]. Thai VietJet Air thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 3 năm 2015 và bắt đầu các chuyến bay quốc tế từ ngày 5 tháng 12 cùng năm.[12].
Chương trình khách hàng thường xuyên của VietJet Air là SkyJoy, ra mắt lần đầu vào năm 2023.
Điểm SkyPoint = (Số tiền chi tiêu đủ điều kiện tích điểm/ 10.000) x Tỷ lệ tích điểm SkyPoint tương ứng với Hạng hội viên và loại vé lựa chọn.
Hiện nay, hãng đang triển khai tổng cộng 4 hạng hội viên với tiêu chí như sau[13]:
Tiêu chí xét Hạng | Hội viên Hạng Đỏ
Red Member |
Hội viên Hạng Bạc
Silver Member |
Hội viên Hạng Vàng
Gold Member |
Hội viên Hạng Kim cương
Diamond Member |
---|---|---|---|---|
Số chuyến bay một chiều đủ điều kiện xét hạng | Từ 0 - 3 chuyến | Từ 4 - 9 chuyến | Từ 10 - 29 chuyến | Trên 30 chuyến |
Số điểm nhận trên mỗi 10.000VNĐ chi tiêu | 2 | 8 | 10 | 12 |
Tặng điểm khi bay vào sinh nhật | 500 | 1.000 | 2.000 | 2.500 |
Ưu tiên | Ngày ưu tiên đổi thưởng vé ưu đãi Hội viên SkyJoy | Ngày ưu tiên đổi thưởng vé ưu đãi Hội viên SkyJoy | _ Ngày ưu tiên đổi thưởng vé ưu đãi Hội viên SkyJoy _ Ưu tiên làm thủ tục tại sân bay |
_ Ngày ưu tiên đổi thưởng vé ưu đãi Hội viên SkyJoy _ Ưu tiên làm thủ tục tại sân bay |
Tại Furama Resort & Villas Đà Nẵng | Check-in sớm/ Check-out trễ | _ Check-in sớm/ Check-out trễ _ Nâng hạng phòng tùy thuộc vào tình trạng phòng trống |
_ Check-in sớm/ Check-out trễ _ Nâng hạng phòng tùy thuộc vào tình trạng phòng trống |
Tính đến tháng 4 năm 2024, VietJet có 9 công ty con và 2 công ty liên kết:[14]
Tên doanh nghiệp | Quốc gia đăng ký | Lĩnh vực kinh doanh | Ngày thành lập | Tỷ lệ sở hữu | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
Các công ty con sở hữu trực tiếp | |||||
Công ty Cổ phần Swift247 | Việt Nam | Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ liên quan. | 23/02/2019 | 67% | Bao gồm VietjetAir Cargo. |
Vietjet Air IVB No. I Limited | Quần đảo Virgin thuộc Anh | Kinh doanh và cho thuê tàu bay và các bộ phận tàu bay. | 27/05/2014 | 100% | |
Vietjet Air IVB No. II Limited | Kinh doanh và cho thuê tàu bay. | ||||
Vietjet Air Singapore Pte. Ltd | Singapore | Kinh doanh tàu bay. | 27/03/2014 | 100% | |
Vietjet Air Ireland No. 1 Limited | Ireland | Kinh doanh và cho thuê tàu bay. | 03/06/2014 | 100% | |
Công ty TNHH Galaxy Pay | Việt Nam | Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. | 08/07/2020 | 100% | |
Công ty TNHH MTV Phục vụ mặt đất Vietjet | Việt Nam | Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không. | 19/10/2021 | 100% | |
Các công ty con sở hữu gián tiếp | |||||
Công ty Cổ phần VietjetAir Cargo | Việt Nam | Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách và các dịch vụ liên quan khác. | 27/08/2014 | 64% | Từ năm 2021, VietJet tiến hành tái cấu trúc và đổi mới hoạt động vận tải hàng không thông qua sáp nhập VietjetAir Cargo và Swift247. Sau đó, Swift247 được góp vốn bổ sung bởi VietJet và một số cổ đông khác. Sau các giao dịch tái cơ cấu này, VietjetAir Cargo trở thành công ty con gián tiếp của Vietjet Air. |
Skymate Limited | Quần đảo Cayman | Kinh doanh tàu bay. | 15/09/2017 | 100% | |
Các công ty liên kết | |||||
Thai Vietjet Air Joint Stock Co. Ltd. | Thái Lan | Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách và các dịch vụ liên quan khác. | 25/06/2013 | 9% | Có thỏa thuận về quyền tăng tỷ lệ sở hữu lên 38%. |
CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh | Việt Nam | Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không. | 05/02/2016 | 100% |
VietJet Air thỏa thuận liên doanh chuyến bay với các hãng Virgin Australia, Japan Airlines và công ty con Thai VietJet Air.
Sân bay căn cứ (Hub) | |
Điểm đến theo mùa (Seasonal) | |
Điểm đến trong tương lai (Future) | |
Điểm đến quan trọng (Focus City) | |
Điểm đến chỉ có trong chuyến bay thuê chuyến (Charter) |
Độ tuổi trung bình của đội bay tính đến tháng 10 năm 2024 là 7.5 năm.
Từ tháng 10 năm 2024, đội bay của Vietjet bao gồm các máy bay sau:
Máy bay | Đang hoạt động | Đặt hàng | Hành khách | Ghi chú | ||
---|---|---|---|---|---|---|
C | Y | Tổng | ||||
Airbus A320-200 | 7 | — | — | 180 | 180 | |
10 | Trang bị Winglets | |||||
Airbus A321-200 | 5 | — | — | 220 | 220 | |
31 | 230 | 230 | ||||
Airbus A321neo | 11 | 88 | — | |||
17 | 240 | 240 | Trang bị Airbus Cabin Flex (ACF)[17] | |||
Airbus A321XLR | — | 20[18] | TBA | TBA | TBA | |
Airbus A330-300 | 7 | 2[19] | 12 | 365 | 377[20] | |
Airbus A330-900neo | — | 20 | TBA | TBA | TBA | Airbus A330-900neo được đặt mua để thay thế đội bay hiện tại của hãng gồm 7 chiếc Airbus A330-300 được thuê
Giao hàng từ năm 2026 |
Boeing 737 MAX 8 | — | 50[21] | TBA | TBA | TBA | 50 chiếc trong đơn hàng này sẽ được chuyển giao cho công ty con Thái Lan. Giao hàng từ năm 2024 đến 2028. Nhận 12 chiếc đầu tiên vào năm 2024 [22] |
Boeing 737 MAX 8-200 | — | 30[21] | TBA | TBA | TBA | |
Boeing 737 MAX 10 | — | 100[21] | TBA | TBA | TBA | |
Tổng cộng | 88 | 310 |
^ Loại ghế SkyBoss và Economy của Vietjet là giống nhau, đều là xếp loại Y.
Ngày 26 tháng 2 năm 2019, Vietjet đã ký biên bản ghi nhớ với Boeing mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 tại Phủ chủ tịch, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong dịp ông đến Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ.
Toàn bộ tàu bay của Boeing và Airbus đều được các nhà sản xuất trang bị bộ lọc không khí HEPA từ thời điểm tiếp nhận, giúp giảm xuống tối thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus trên chuyến bay.
Tháng 12 năm 2019, những bức ảnh chụp chiếc Boeing 737 MAX 200 đầu tiên của hãng tại nhà máy Renton của Boeing đã xuất hiện. Đáng chú ý, hãng đã tránh sử dụng thương hiệu "MAX" đầy tai tiếng và chỉ sơn "Boeing 737-8" lên thân máy bay của hãng.[23] Chiếc máy bay không được VietJet tiếp nhận mà đã được giao cho Akasa Air.
Tháng 7 năm 2024, Vietjet Air và Airbus ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay Airbus A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough Airshow 2024. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến của Tổng Giám đốc Airbus Christian Scherer, và Chủ tịch HĐQT VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo.
Năm | Số lượng hành khách | Số lượng chuyến bay | Hệ số sử dụng ghế |
---|---|---|---|
2016 | 14.051.360 | 84.455 | |
2017 | 17.110.207 | 98.805 | 84,3% |
2018 | 23.061.936 | 118.923 | 83% |
2019 | 24.900.000 | 138.952 | 81,9% |
2020 | 15.000.000 | 78.000 | 74,2% |
2021 | 5.400.000 | 42.000 | 67,7% |
2022 | 21.500.000 | 116.261 | 80,2% |
2023 | 25.300.000 | 132.942 | 85% |
Theo Telegraph, nhật báo quốc gia của Anh, VietJet đang bị kiện 155 triệu bảng Anh cộng với tiền lãi lũy kế với tỷ lệ ít nhất 31.000 bảng Anh mỗi ngày. Đơn kiện, do FW Aviation (Holdings) 1 Limited đệ trình, nêu rõ VietJet đã thuê 4 máy bay nhưng bị giữ lại để siết nợ sau khi không thực hiện một khoản thanh toán tiền thuê vào năm 2021.[28]