Sân bay Changi Singapore | |||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lapangan Terbang Changi Singapura 新加坡樟宜机场 (Xīnjiāpō Zhāngyí Jīchǎng) சிங்கப்பூர் சாங்கி விமானநிலையம் (Ciṅkappūr Cāṅki Vimana Nilaiyam) | |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||||||||
Kiểu sân bay | Dân dụng/quân sự | ||||||||||||||||||
Chủ sở hữu | Chính quyền Singapore[1] | ||||||||||||||||||
Cơ quan quản lý | Changi Airport Group (S) Pte Ltd | ||||||||||||||||||
Thành phố | Singapore | ||||||||||||||||||
Vị trí | Changi, East Region | ||||||||||||||||||
Khánh thành | 1 tháng 7 năm 1981 (hoạt động) 29 tháng 12 năm 1981 (chính thức) | ||||||||||||||||||
Phục vụ bay cho | |||||||||||||||||||
Độ cao | 7 m / 22 ft | ||||||||||||||||||
Tọa độ | 01°21′33″B 103°59′22″Đ / 1,35917°B 103,98944°Đ | ||||||||||||||||||
Trang mạng | www.changiairport.com | ||||||||||||||||||
Bản đồ | |||||||||||||||||||
Đường băng | |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
Thống kê (2020) | |||||||||||||||||||
Số hành khách | 11.800.000 | ||||||||||||||||||
Trọng lượng vận chuyển (tấn) | 1.540.000 | ||||||||||||||||||
Số chuyến bay | 125.800 | ||||||||||||||||||
Hoạt dộng tài chính (2017) | US$13.3 tỷ | ||||||||||||||||||
Nguồn: trang web của Changi Airport Group,[2] ACI[3] Singapore AIP[4] |
Sân bay Quốc tế Singapore Changi (tiếng Anh: Singapore Changi International Airport, tiếng Hán Việt: Sân Bay Quốc Tế Chương Nghi) (IATA: SIN, ICAO: WSSS), hay nói đơn giản hơn một chút là Sân bay Changi (Changi Airport) là một trong những trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế (cảng trung chuyển hàng không) lớn nhất Đông Nam Á và là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong 5 năm liên tiếp (từ năm 2013 - 2017), sân bay đã được tổ chức Skytrax vinh danh là sân bay tốt nhất thế giới. Sân bay này cũng là một trong những sân bay vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới - 1.854.610 tấn năm 2005. Sân bay này là trung tâm hoạt động của Singapore Airlines, SilkAir, Tiger Airways, Scoot, và Jetstar Asia Airways và được điều hành bởi Changi Airport Group.
Sân bay Changi là một trong 3 sân bay 5 sao trên thế giới theo đánh giá và nghiên cứu của Skytrax (2 sân bay kia là Sân bay Incheon ở Seoul - Incheon và Sân bay Hồng Kông), cả ba sân bay này luôn nằm trong top 3 sân bay tốt nhất thế giới theo đánh giá và khảo sát của nhiều tổ chức kinh tế, du lịch, hàng không trên thế giới. Hàng năm vị trí dẫn đầu luôn được xem là sự phân tranh riêng của 3 sân bay này. Năm 2006, sân bay này soán ngôi Sân bay Hồng Kông để đoạt danh hiệu Sân bay tốt nhất thế giới do hành khách bầu chọn thông qua Skytrax. Năm 2007, sân bay này tiếp tục ở vị trí dẫn đầu trong danh sách các sân bay tốt nhất thế giới theo nghiên cứu khảo sát của Skytrax và nhiều cơ quan, tổ chức khác trên thế giới. Ngoài ra, sân bay Changi còn đạt được những giải thưởng khác như danh hiệu Sân bay ngủ đã nhất trong năm 2009 hay danh hiệu Sân bay mua sắm tốt nhất cũng trong năm 2009.
Thống kê vận hành | |||
---|---|---|---|
Năm | Lượng hành khách thông qua lượt chuyến |
Hàng hóa lượt chuyến (tấn) |
Số chuyến bay lượt chuyến |
1998 | 23.803.180 | 1.283.660 | 165.242 |
1999 | 26.064.645 | 1.500.393 | 165.961 |
2000 | 28.618.200 | 1.682.489 | 173.947 |
2001 | 28.093.759 | 1.507.062 | 179.359 |
2002 | 28.979.344 | 1.637.797 | 174.820 |
2003 | 24.664.137 | 1.611.407 | 154.346 |
2004 | 30.353.565 | 1.775.092 | 184.932 |
2005 | 32.430.856 | 1.833.721 | 204.138 |
2006 | 35.033.083 | 1.931.881 | 214.000 |
2007 | 36.701.556 | 1.918.159 | 221.000 |
2008 | 37.694.824 | 1.883.894 | 232.000 |
2009 | 37.203.978 | 1.633.791 | 240.360 |
2010 | 42,038,777 | 1,813,809 | 263,593 |
2011 | 46,543,845 | 1,865,252 | 301,711 |
Top destinations | |||
---|---|---|---|
Các điểm đến nhiều nhất | |||
Tần suất (một chiều/tuần) | |||
1 | Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta | 211 | |
2 | Sân bay quốc tế Kuala Lumpur | 201 | |
3 | Sân bay quốc tế Suvarnabhumi | 131 | |
4 | Sân bay quốc tế Hồng Kông | 95 | |
5 | Sân bay quốc tế Ninoy Aquino | 85 |
Sân bay Changi có 2 đường băng song song 02L/20R và 02C/20C. 02L/20R hoàn thành năm 1981 thuộc giai đoạn 1. Đường 02C/20C (trước đây 02R/20L), xây xong trên phần đất lấn biển thuộc giai đoạn 2, cách đường kia (02L/20R) 1,64 km. Cả hai đường băng đều được trang bị hệ thống hạ cánh có điều khiển (Instrument Landing Systems) hướng dẫn máy bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Sân bay Changi có 3 nhà ga (terminal) kết nối bằng hệ thống di chuyển bằng băng chuyền. Một nhà ga thứ 3 (T3) đã được xây dựng và đã hoàn thành vào năm 2007. Công suất của sân bay này (tính đến 2009) là 73 triệu khách/năm. Changi có thế đón máy bay khổng lồ Airbus A380 mà hãng Singapore Airlines đưa vào sử dụng tháng 10/2007. Đến tháng 10/2017, nhà ga T4 đã hoàn thành và là nhà ga hiện đại nhất sân bay. Hiện tại, Chính phủ Singapore đang xây dựng thêm nhà ga T5 cho sân bay Changi.
Bên cạnh nhiều cửa hàng miễn thuế và các hàng ăn, sân bay Changi còn có sáu khu vườn mở. Khách của sân bay có thể vào thăm các khu vườn này và mỗi vườn có một nhóm thực vật khác nhau: xương rồng, tre, heliconia, hướng dương, dương xỉ, và phong lan. Có nhiều trung tâm thương mại nằm xung quanh sân bay Changi. Khu vực quá cảnh quốc tế của các nhà ga số 1 và số 2 có cung cấp dịch vụ internet và các trò chơi, các khu giải trí, có các phòng cầu nguyện, phòng tắm, các thẩm mỹ viện, phòng tập thể dục thể thao, bể bơi và cả một khách sạn nữa. Có nhiều khu vực để khách ngồi chờ và một vài trong số đó còn có cả khu vui chơi dành cho trẻ em hoặc có ti vi với chương trình thời sự hoặc phim ảnh.
Diện tích khu vực mua sắm khoảng trên 100.000 mét vuông (tính đến 2009) dọc theo 3 terminal. Các gian hàng này với mức độ kinh doanh vượt xa các khu mua sắm khác của Singapore, kể cả khu vực đông khách nhất là phố Orchard [1][liên kết hỏng]. Nhà điều hành hàng không dân dụng Singapore thu được khoảng 60% lợi nhuận từ hoạt động này (khoảng 500 triệu USD vào cuối tháng 3 năm 2005), với khoảng 30% từ diện tích cho thuê và chia tỉ lệ buôn bán. Rượu và nước hoa là các mặt hàng chủ yếu chiếm hơn phân nửa doanh số bán lẻ, kế tiếp là đồng hồ và thuốc lá. Việc mở rộng khu vực bán lẻ vào cuối năm 2004 đã làm tăng doanh số lên 13.3% so với sáu tháng đầu năm 2005, và khoảng 67% so với cùng kỳ năm 2003, các chi nhánh của Prada, Gucci, Bulgari và Hermes cũng khai trương trong thời gian này.
Chí nhánh vận chuyển hàng hóa thuộc Nhà điều hành Hàng không Dân dụng Singapore quản lý trung tâm vận chuyển hàng hóa sân bay Changi [2] Lưu trữ 2008-02-21 tại Wayback Machine nằm ở phía bắc của sân bay cũ [3] Lưu trữ 2006-09-26 tại Wayback Machine. Lượng hàng hóa vận chuyển qua sân bay năm 2005 đạt 1.854.610 tấn, tăng 3.3% so với năm trước, đứng hàng thứ 10 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực châu Á. Do các mặt hàng điện tử ở Singapore là rất lớn, và cũng là hàng hóa chủ yếu trong vận chuyển hàng không góp phần làm đa dạng thị trường vận chuyển hàng hóa đường hàng không đang thu hẹp.
Dựa trên sự ứng dụng công nghệ thông tin, chi nhánh vận chuyển hàng hóa hàng không đã ứng dụng các hệ thống như Air Cargo EDI System (ACES), hệ thống thanh toán nâng cao đối với các hàng hóa chuyển phát nhanh (ACCESS) và thanh toán điện tử và lập danh sách đơn hàng (EPIC) để loại bỏ những khách hàng đã thanh toán xong. đây là hệ thống đầu tiên (TradeNet System) cho phép khách hàng thực hiện các thủ tục (tờ khai hải quan) qua internet và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ hải quan. TradeNet cũng sẽ được liên kết với nền công nghệ thông tin Integrated Trade và Logistic trên toàn quốc [4].
Các dịch vụ mặt đất đang được cung cấp bởi ba công ty là: Singapore Airport Terminal Services (SATS), Changi International Airport Services (CIAS) và Swissport. SATS, công ty con của Singapore Airlines, là nhà cung cấp chính chiếm tới gần 80% thị phần tại sân bay. CIAS được thành lặp năm 1981 bởi Cảng vụ Singapore và 5 hãng hàng không khác: Air France, China Airlines, Garuda Indonesia, KLM Royal Dutch Airlines và Lufthansa Airlines, chia nhau thị trường này.
Vào đầu những năm 2000, chính quyền Singapore quyết định mở cuộc chạy đua vào thị trường này bằng cách cấp các giấy phép gia hạn. Swissport thuộc Swissair đã giành được giấy phép (có giá trị 10 năm) và mở cửa hoạt động vào tháng 3 năm 2005. Adam Air chọn Swissport là hãng phục vụ mặt đất trong năm 2005, và Tiger Airways cũng tham gia trong năm 2006. Các khách hàng khác của Swissport như Australian Airlines, Swiss World Cargo, Thai AirAsia và Cardig Air.
CIAS đã cải tổ lại khi nó chia quyền quản lý bởi tập đoàn Dnata Dubai và Temasek Holdings, và ra mắt vào tháng 6 năm 2005 với diện mạo mới. Các dịch vụ bảo mật của nó được thực hiện bởi Aetos Security Management Private Limited sở hữu bởi Temasek.
Có tổng cộng 5 khu bảo dưỡng được thực hiện bởi Công ty SIA Engineering và Công ty dịch vụ hàng không ST, với diện tích 20.000 mét vuông bắt đầu vận hành năm 1981 [5] Lưu trữ 2007-04-22 tại Wayback Machine.
An ninh sân bay được quản lý bởi Airport Police Division trực thuộc Lực lượng Cảnh sát Singapore. Kể từ khi vụ không tặc và tên của sân bay là mục tiêu khủng bố của Jemaah Islamiyah, an ninh sân bay được từng bước thiết lập.
Ban hàng hóa hàng không sân bay Changi quản lý Trung tâm hàng hóa hàng không[11] nằm ở phía bắc sân bay.[12] Sân bay thông qua 1,81 triệu tấn hàng năm 2012, là sân bay có lượng hàng lớn thứ 7 thế giới và thứ 5 châu Á.[13] Do ngành điện tử lớn của Singapore, các linh kiện điện chiếm một phần đáng kể trong tổng lưu lượng hàng hóa được vận chuyển tại sân bay, mặc dù nước này đã bắt đầu nỗ lực đa dạng hóa sang thị trường hàng hóa dễ hư hỏng bằng đường hàng không. Năm 2013, lượng hàng thông qua là 1.850.233 tấn.[14]
Air Cargo World đã tặng sân bay Changi giải thưởng vận tải hàng tuyệt vời năm 2013 cho các sân bay xếp dỡ hơn 1 triệu tấn hàng ở châu Á.[15]
|url=
(trợ giúp) (PDF).[liên kết hỏng]