Wikipedia:Đừng phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm

Hãy phát biểu quan điểm của mình, đừng chứng minh nó bằng thử nghiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nên thảo luận khi cần chỉ ra các vấn đề với các quy định hoặc cách áp dụng chúng.

Trong quá khứ, một số thành viên đã thấy mức độ căng thẳng thần kinh do wiki tăng lên, đặc biệt khi họ thấy một vấn đề quan trọng đối với họ đã được xử lý không công bằng. Những người này có thể chỉ ra những điểm không nhất quán, có thể dẫn chiếu tới các trường hợp khác đã được xử lý khác. Ngoài ra, thành viên đó có thể đặt câu hỏi: "Nếu ai cũng làm vậy thì sao?"

Mặc dù trong các ví dụ đó, việc dẫn chiếu trong khi thảo luận là hợp lệ, có hai khía cạnh quan trọng của Wikipedia cần được xem xét: Wikipedia không nhất quán, và Wikipedia chấp nhận những gì mà nó không nhất thiết khuyến khích (một số cho rằng đây là không phải là các khiếm khuyết).

Đôi khi, thành viên có thể nảy sinh ý muốn minh họa một quan điểm bằng cách bắt chước hoặc một hình thức nào đó của việc thử nghiệm nhằm xem phản ứng của người khác khi thấy những quy tắc thông thường bị vi phạm. Ví dụ, thành viên này có thể áp dụng quyết định mình phản đối cho các vấn đề khác để thể hiện các vấn đề của quy định này. Những chiến thuật như vậy được coi là các sửa đổi hằn học mang tính chất phá rối, vì những người khác bị lôi vào giữa hai làn đạn của các sửa đổi không có thiện ý được thiết kế để khiêu khích sự phản đối và tức giận. Nói chung, tốt nhất là nên trình bày các quan điểm tại thảo luận mà không dùng các lập luận mỉa mai hay tránh né (subterfuge), do đây là cách tốt nhất để có được sự tôn trọng và đồng thuận.

Các kiểu phá rối để chứng minh một quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đùa giỡn với hệ thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Đùa giỡn với hệ thống nghĩa là dùng các quy định và hướng dẫn Wikipedia một cách ác ý, để cố ý gây trở ngại cho các mục tiêu của Wikipedia và quá trình viết và biên tập bài của cộng đồng. Đùa giỡn với hệ thống có tính chất phá vỡ, và là một hình thức gây rối trong một số trường hợp. Đùa giỡn với hệ thống thường có liên quan đến việc lạm dụng (hoặc chống lại) một quy định đề cố ý phá hoại hoặc gây rối các quy trình làm việc của Wikipedia, nhằm tuyên bố ủng hộ một quan điểm rõ ràng trái ngược với các quy định đó, hoặc nhằm tấn công một lập trường vốn dĩ dựa theo quy định.

Một số ví dụ (chưa đầy đủ) về Đùa giỡn với hệ thống: –

  1. Wikilawyering - Vận dụng các quy định/hướng dẫn theo hướng trái với nguyên lý của các quy định/hướng dẫn đó nhằm "chiến thắng" các tranh chấp về sửa đổi. Cộng đồng Wikipedia rất khó chịu với hành động này.
  2. Lạm dụng quy định để chống lại người khác.
  3. Dùng lời lẽ của quy định làm lá chắn khi phá vỡ tinh thần của quy định.
  4. Cố ý hiểu sai diễn đạt sai về các hành động của các thành viên khác để làm cho họ có vẻ như vô lý hoặc không đúng đắn.
  5. Chọn ra vài câu chữ trong một quy định (hoặc chọn ra một quy định) để áp dụng và cố ý lờ đi các nội dung (hoặc quy định) khác có liên quan. Ví dụ cố bám lấy Kiểm chứng nhưng lờ Trung lập.
  6. Cố gắng áp đặt một cách hiểu lệch lạc về quy định, hoặc áp đặt quan điểm riêng về "các tiêu chuẩn cần áp dụng" thay vì theo quan điểm của cộng đồng.
  7. Tuyên bố đã đạt được một sự đồng thuận trong khi chẳng có đồng thuận nào.
  8. Cố ý làm thảo luận dẫm chân tại chỗ hoặc ngăn cản không cho thảo luận tiến triển.
  9. Giữ tình trạng mấp mé giữa vi phạm quy định hoặc không vi phạm, hoặc chỉ vi phạm ở mức độ thấp, làm người khác khó có thể chứng minh được thái độ xấu của mình.
  10. Lạm dụng quy trình.

Một số quy định và hướng dẫn khác đôi khi cũng áp dụng được cho hành vi đùa giỡn với hệ thống. Ví dụ như phá rối (trong đó có "phá rối để chứng minh một quan điểm"), bất lịch sự (trong đó có việc liên tục dùng biển 'cảnh cáo' một cách giả tạo), tấn công cá nhân và không giữ thiện ý.

Nếu không có bằng chứng rõ ràng về ác ý hoặc khi thực ra chỉ là một sai sót không cố ý, thành viên thường không được xem là đang đùa giỡn. Tuy nhiên, cũng rất có thể là đùa giỡn, nếu hành động là cố ý, hoặc khi rõ ràng là họ không có cách nào giải thích một cách hợp lý rằng mình không cố ý.

Cố ý không hiểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một số trường hợp, một số thành viên đã lưu danh các cuộc tranh luận bằng cách bám lấy một luận điệu hay quan điểm mà từ lâu đã bị mất tín nhiệm, không ngừng lặp đi lặp lại nó, và từ chối thừa nhận lý lẽ, căn cứ của người khác hay thừa nhận sai lầm của bản thân. Những thành viên kiểu này thường lấy các tuyên bố sai làm cơ sở cho các tấn công trong tương lai hoặc việc soạn thảo kiểu phá rối nhằm nêu rõ quan điểm của mình.

Cơ sở của Wikipedia là việc soạn thảo thiện ý hợp tác và đồng thuận. Khi một lập trường đã đi quá giới hạn của sự hợp lý, và tình hình trở nên rõ ràng rằng có một sự cố ý không chịu hiểu bất kể diễn đạt rõ ràng của quy định, bất kể các quan điểm và bình luận có lý của các thành viên độc lập có kinh nghiệm, các bảo quản viên hay những người hòa giải, thì sự cố ý không chịu hiểu đó không còn là một lập trường hợp lý hay sự tuân thủ quy định - nó đã trở thành một dạng phá rối, phá rối để chứng tỏ một quan điểm.

Lưu ý rằng vấn đề chính là ở việc soạn thảo phá rối chứ không chỉ ở việc cố giữ quan điểm.

Đừng đưa các thông tin sai lệch vào Wikipedia để thử khả năng của chúng tôi trong việc phát hiện và loại bỏ tin vịt; việc này phí phạm thời gian của mọi người, trong đó có thời gian của bạn.

  • Nếu ai đó nói rằng Wikipedia nên trở thành một cộng đồng dân chủ điều khiển theo luật đa số...
    • hãy chỉ ra rằng các thành viên Wikipedia hoàn toàn có thể tạo các tài khoản con rối và bỏ phiếu nhiều lần nhưng thực chất chỉ đại diện cho một thành viên chủ rối.
    • đừng tạo nửa tá rối và dùng áp lực số đông rối đó làm cho các thành viên khác đồng ý với bạn.
  • Nếu ai đó tạo một bài viết về một chủ đề mà bạn cho là ngớ ngẩn, và cộng đồng không đồng ý với đánh giá của bạn trong Wikipedia:Biểu quyết xóa bài...
    • hãy giải thích rõ tại lý do bạn bỏ phiếu xóa, lấy ví dụ về các bài có thể được đưa vào Wikipedia nếu áp dụng các quy tắc mà cộng đồng đang dùng.
    • đừng tạo một bài có chủ đề ngớ ngẩn khác chỉ để đưa nó vào biểu quyết xóa.
  • Nếu một bài bạn đề nghị xóa nhưng không bị xóa...
    • hãy xem xét lại xem đề nghị xóa của bạn có đúng đắn không.
    • đừng đề cử chính bài đó làm bài chọn lọc.
  • Nếu ai đó xóa thông tin về một người bạn cho là quan trọng khỏi một bài viết, với lý do là thông tin đó không quan trọng...
    • hãy tranh luận tại trang thảo luận của bài về mức độ liên quan của người đó, chỉ ra rằng các thông tin khác cũng có trong bài.
    • đừng xóa hết thông tin về người khác trong bài với lý do không quan trọng.
  • Nếu bạn muốn thay đổi một quy trình hoặc hướng dẫn hiện dùng...
    • hãy thiết lập một trang thảo luận và cố gắng đạt đến đồng thuận.
    • đừng đẩy quy tắc hiện dùng tới giới hạn của nó để cố chứng tỏ rằng nó có vấn đề, hoặc đề nghị xóa quy tắc hiện hành.
  • Nếu bạn bực mình vì ai đó không làm theo quy trình khi thực hiện sửa đổi...
    • hãy tìm hiểu xem tại sao họ làm như vậy và thử thuyết phục họ làm theo cách đúng.
    • đừng lùi một sửa đổi có thể được cho là có ích chỉ với lý do "sai quy trình" (xem Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc).
  • Nếu bạn cho rằng một ngôi sao thành tích (barnstar) nào đó là ngớ ngẩn và vô nghĩa...
    • hãy thảo luận tại trang thảo luận tiêu bản, tại WikiProject Awards, hoặc tại Wikipedia:Thảo luận.
    • đừng cố tự thưởng cho mình để cho mọi người thấy rõ bạn cho rằng nó ngớ ngẩn đến mức nào.
  • Nếu bạn cho rằng ai đó đã xóa bỏ những phần bạn viết thêm vào bài với lý do "không nguồn gốc"...
    • hãy tìm nguồn chú thích cho phần bổ sung của bạn.
    • đừng xóa bỏ tất cả nội dung không nguồn trong bài đó hoặc tái bổ sung nội dung của bạn vào bài với lý do rằng cả bài không có nguồn chú dẫn nào.
  • Nếu một bài chứa các thuật ngữ kỹ thuật hoặc từ chuyên ngành có thể khó hiểu đối với người đọc trung bình...
    • hãy nêu điều đó tại trang thảo luận hoặc gắn tiêu bản {{Technical}} vào bài.
    • đừng gắn biển {{chờ xóa}} để xóa nhanh với lý do "không phải tiếng Việt".
  • Nếu bạn thấy danh sách ví dụ này đã trở nên quá dài và buồn tẻ...
    • hãy đề nghị rằng có thể xóa đi một nửa danh sách mà không làm hướng dẫn trở nên kém dễ hiểu.
    • đừng viết thêm 3 chục trường hợp nữa, dù chúng có liên quan đến đâu.

Một bảo quản viên bất kỳ có thể chặn các phá rối quá đáng thuộc bất cứ dạng nào. Các thành viên liên quan đến các vụ phân xử qua trọng tài sẽ dễ thấy rằng việc vi phạm tinh thần của hướng dẫn này có thể dẫn đến định kiến trong quyết định của Ủy ban trọng tài. Xem ví dụ về quan điểm của Hội đồng đối với các dạng hành vi phá rối khác nhau tại en:Wikipedia:Arbitration policy/Precedents.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đọc sách như thế nào?
Đọc sách như thế nào?
Chắc chắn là bạn đã biết đọc sách là như thế nào rồi. Bất cứ ai với trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 1 đều biết thế nào là đọc sách.
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Danh hiệu Gerudo sau khi tiến hóa thành Trư nhân là Trư nhân vương [Orc King]
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Renner thì đã quá nổi tiếng với sự vô nhân tính cùng khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh và là kẻ đã trực tiếp tuồng thông tin cũng như giúp Demiurge và Albedo