Đặng Quốc Khánh (chính khách)

Đặng Quốc Khánh
Chức vụ
Nhiệm kỳ22 tháng 5 năm 2023 – 26 tháng 8 năm 2024
1 năm, 96 ngày
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Thứ trưởngNguyễn Thị Phương Hoa
Võ Tuấn Nhân (đến 1/1/2024)
Trần Quý Kiên
Lê Công Thành
Lê Minh Ngân
Tiền nhiệmTrần Hồng Hà
Kế nhiệmĐỗ Đức Duy
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ6 tháng 7 năm 2019 – 22 tháng 5 năm 2023
3 năm, 320 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmTriệu Tài Vinh
Kế nhiệmNguyễn Mạnh Dũng (Quyền Bí thư)
Vị tríHà Giang

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII
Ủy viên Trung ương Đảng XIII
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 2016 – 3 tháng 8 năm 2024
8 năm, 186 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ21 tháng 5 năm 2016 – 13 tháng 8 năm 2024
8 năm, 84 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Đại diệnHà Tĩnh (2016 – 2019)
Hà Giang (2019 – nay)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Nhiệm kỳ21 tháng 4 năm 2016 – 6 tháng 7 năm 2019
3 năm, 76 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmLê Đình Sơn
Kế nhiệmTrần Tiến Hưng

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Nhiệm kỳ10 tháng 4 năm 2016 – 6 tháng 7 năm 2019
3 năm, 87 ngày
Bí thưLê Đình Sơn
Tiền nhiệmLê Đình Sơn
Kế nhiệmTrần Tiến Hưng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh2 tháng 9, 1976 (48 tuổi)
Tiên Điền, Nghi Xuân, Nghệ Tĩnh
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaĐặng Duy Báu
Họ hàngĐặng Thu Giang (chị cả)
Đặng Thị Quỳnh Diệp (chị 2)
Học vấnKỹ sư Xây dựng
Tiến sĩ Quản lý đô thị
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteTrung ương Đảng
Tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

Đặng Quốc Khánh (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1976) là chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV. Ông nguyên là Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng khóa XII, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Đặng Quốc Khánh là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Kỹ sư Xây dựng, Tiến sĩ Quản lý đô thị, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp xuất phát từ tỉnh Hà Tĩnh, từng là Chủ tịch tỉnh trẻ tuổi nhất Việt Nam trước khi được điều chuyển công tác lãnh đạo các địa phương khác.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Quốc Khánh sinh ngày 2 tháng 9 năm 1976 tại xã Tiên Điền, tỉnh Nghệ Tĩnh, nay là thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình cách mạng, truyền thống gia giáo ở Nghi Xuân. Bố của ông là nhà báo, chính trị gia Đặng Duy Báu,[a] chị gái là Đặng Thị Quỳnh Diệp;[b] lớn lên ở Hà Tĩnh và tốt nghiệp Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng ở thành phố Vinh niên khóa 1991–94. Sau đó, tháng 9 năm 1994, ông tới thủ đô Hà Nội, trúng tuyển và nhập học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp vào tháng 6 năm 1999.[3] Năm 2009, ông trở lại trường Kiến trúc, là nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý đô thị và công trình, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ",[c] trở thành Tiến sĩ Quản lý đô thị vào năm 2012.[4][5]

Ngày 20 tháng 9 năm 2002, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 20 tháng 3 năm 2003. Trong quá trình hoạt động ĐảngNhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Nay, ông thường trú tại phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh, cư trú tại phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang.[6]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ Hà Tĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1999, sau khi tốt nghiệp đại học, Đặng Quốc Khánh trở về quê nhà Hà Tĩnh và bắt đầu sự nghiệp của mình khi được bổ nhiệm công chức làm Chuyên viên Phòng Thẩm định, Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh. Bốn năm sau, tháng 9 năm 2003, ông được thăng chức làm Phó Trưởng phòng Quy hoạch – Kiến trúc của Sở, rồi được bầu làm Bí thư Chi đoàn Sở Xây dựng, bổ nhiệm làm Trưởng phòng Quy hoạch – Kiến trúc vào tháng 10 năm 2005. Tháng 2 năm 2007, ông nhậm chức Phó Giám đốc Sở Xây dựng, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành xây dựng tỉnh Hà Tĩnh, và sau đó là Bí thư Chi bộ, Giám đốc Sở Xây dựng từ tháng 10 năm 2008, khi 32 tuổi. Tháng 9 năm 2010, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII,[7] ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tiếp tục là Giám đốc Sở Xây dựng cho đến tháng 12, được Tỉnh ủy Hà Tĩnh điều chuyển về huyện Nghi Xuân, vào Ban Thường vụ, nhậm chức Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, đồng thời trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh từ 2011.[8][9]

Tháng 7 năm 2013, Đặng Quốc Khánh được Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, và là Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Tĩnh ở khối tổ chức xã hội, khoa học. Tháng 10 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, ông tái đắc cử là Tỉnh ủy viên, được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tiếp tục là Phó Chủ tịch tỉnh. Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[10] Đến ngày 10 tháng 4, Tỉnh ủy Hà Tĩnh bầu ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, phân công làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh,[11] sau đó được giới thiệu kiện toàn bộ máy lãnh đạo và được Hội đồng nhân dân bầu ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vào ngày 21, tất cả đều đạt tỷ lệ 100%.[12] Ông trở thành Chủ tịch tỉnh khi 39 tuổi, trẻ nhất cả nước vào thời điểm đó.[13][14]

Ngày 6 tháng 7 năm 2019, Bộ Chính trị quyết định điều động Đặng Quốc Khánh tới tỉnh Hà Giang,[15] vào Ban Thường vụ, nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.[16][17] Tháng 10 năm 2020, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, ông tái đắc cử là Bí thư Tỉnh ủy.[18][19] Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[20] Ông tiếp tục lãnh đạo toàn diện tỉnh Hà Giang trong nhiệm kỳ 2020 – 2025.[21]

Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 2016, Đặng Quốc Khánh ứng cử và trúng cử là Đại biểu Quốc hội khóa XIV từ Hà Tĩnh, đạt tỷ lệ hơn 91%, đồng thời là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.[22][23] Tháng 7 năm 2019, khi bắt đầu công tác mới ở tỉnh Hà Giang, ông được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV điều chuyển làm Đại biểu Quốc hội từ Hà Giang, đồng thời là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.[24] Năm 2021, ông tiếp tục trúng cử là Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Hà Giang, đạt tỷ lệ 96%, là Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.[25]

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2023, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã bầu ông Đặng Quốc Khánh giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thay cho ông Trần Hồng Hà đã được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.[26][27]

Thôi việc.

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều ngày 3 tháng 8 năm 2024, căn cứ các quy định của Đảng, xem xét nguyện vọng cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII đối với ông Đặng Quốc Khánh[28]

Ngày 26 tháng 8 năm 2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV, ông được Quốc hội Việt Nam khóa XV miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đặng Duy Báu (1943), nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 1996 – 2005.[1]
  2. ^ Đặng Thị Quỳnh Diệp (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1974), học vị Thạc sĩ Toán, là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh.[2]
  3. ^ Quá trình nghiên cứu và luận án được hướng dẫn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đặng Đức Quang; Tiến sĩ Lê Trọng Bình.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phạm Minh (ngày 1 tháng 7 năm 2021). “Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh”. Giáo dục. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ “Kỷ niệm nhỏ, bài học lớn từ các lãnh đạo tiền bối ở Hà Tĩnh”. Báo Hà Tĩnh. ngày 11 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ “Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội kỷ niệm 50 năm thành lập trường, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và khai giảng năm học mới 2019 – 2020”. HAU. ngày 19 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ “Luận án tiến sĩ, Quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển bắc trung bộ, 2013”. Thư viện Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ “Đặng Quốc Khánh, Quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ”. Thư viện HAU. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ “Tiểu sử người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026”. Hà Giang. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.[liên kết hỏng]
  7. ^ Anh Ngọc (ngày 10 tháng 9 năm 2010). “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII: Đoàn kết, Dân chủ, Trí tuệ, Đổi mới”. Xây dựng Đảng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ “Đặng Quốc Khánh”. Bầu cử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ “Đặng Quốc Khánh”. Đại hội Đảng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ “Lưu trữ: Ban Chấp hành Trung ương”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  11. ^ “Đồng chí Đặng Quốc Khánh được bầu giữ chức Phó Bí thư Hà Tĩnh”. Báo Chính phủ. ngày 10 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ Trương Hoa (ngày 21 tháng 4 năm 2016). “Hà Tĩnh có Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước”. Infonet. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ “Chân dung ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước”. VOV. ngày 21 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ Đức Hùng (ngày 21 tháng 4 năm 2016). “Hà Tĩnh có chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ “Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang”. Infonet. ngày 6 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  16. ^ “Chân dung 4 Bí thư tỉnh ủy 7X trẻ tuổi nhất nước hiện nay”. VOV. ngày 7 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ “Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - Đặng Quốc Khánh”. VOV. ngày 7 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ Chí Tuệ (ngày 17 tháng 10 năm 2020). “Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  19. ^ “Ông Đặng Quốc Khánh tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang”. VietnamPlus. ngày 17 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  20. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  21. ^ “Đồng chí Đặng Quốc Khánh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang”. Đảng Cộng sản. ngày 6 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  22. ^ TTO (ngày 9 tháng 6 năm 2016). “Danh sách 496 đại biểu Quốc hội”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  23. ^ Đức Hùng (ngày 9 tháng 6 năm 2016). “Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước vào Quốc hội với trên 90% phiếu bầu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  24. ^ “Ông Đặng Quốc Khánh làm đại biểu QH tỉnh Hà Giang”. Vietnamnet. ngày 13 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  25. ^ “Bí thư tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh được phê chuẩn là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang”. Hà Giang TV. ngày 21 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  26. ^ Anh Văn (22 tháng 5 năm 2023). “Bí thư Hà Giang Đặng Quốc Khánh làm Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ Tài Nguyên và Môi trường, Báo (22 tháng 5 năm 2023). “Chân dung Đồng chí Đặng Quốc Khánh”. Báo Tài Nguyên và Môi trường. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ Phạm Dự (3 tháng 8 năm 2024). “Trung ương cho thôi chức một bí thư, 3 ủy viên”. VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Làm SP DPS ngon, build Dmg theo Hoa Khoảnh Khắc (DEF) không cần vũ khí 5 sao mới mạnh
Data Analytics:
Data Analytics: "Miền đất hứa" cho sinh viên Kinh tế và những điều cần biết
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những khái niệm liên quan như IoT (Internet of Things), Big Data
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ