Chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011

Chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011
Các cầu thủ Nhật Bản ăn mừng chức vô địch thế giới
Sự kiệnGiải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011
(h.p). Nhật Bản thắng 3–1 trong loạt luân lưu.
Ngày17 tháng 7 năm 2011
Địa điểmCommerzbank-Arena, Frankfurt
Cầu thủ của trận đấuKaihori Ayumi (Nhật Bản)
Trọng tàiBibiana Steinhaus (Đức)[1]
Khán giả48.817
2007
2015

Trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 là trận thi đấu bóng đá diễn ra vào ngày 17 tháng 7 năm 2011 trên sân Commerzbank-Arena ở thành phố Frankfurt am Main, Đức, nhằm xác định đội vô địch Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011.[2] Đây là cuộc đấu giữa hai đội tuyển Nhật BảnHoa Kỳ. Nhật Bản giành chiến thắng với tỉ số 3-1 trong loạt loạt luân lưu 11 m sau khi hòa 2–2 trong thời gian hiệp phụ, qua đó trở thành đội tuyển châu Á đầu tiên giành chức vô địch World Cup của FIFA.[3][4][5][6]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu là cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ, một thế lực bóng đá nữ kể từ kỳ World Cup đầu tiên, và Nhật Bản, đội lần đầu vào tới trận chung kết của giải. Đây là lần đầu tiên sau 12 năm Hoa Kỳ mới lọt vào một trận chung kết Cúp thế giới, đồng thời hy vọng trở thành đội đầu tiên có được ba danh hiệu vô địch bóng đá nữ thế giới, sau hai lần vào năm 19911999.[7] Nhật cũng mong đợi được trở thành đội thứ tư vô địch thế giới sau Hoa Kỳ, Na UyĐức.

Đây là cuộc đối đầu thứ ba của cả hai đội tại các kỳ World Cup. Hoa Kỳ thắng Nhật Bản 3–0 tại vòng bảng năm 1991, và thắng tiếp 4–0 tại tứ kết 1995. Trong thực tế tất cả các lần đối đầu, Hoa Kỳ cũng chưa bao giờ thua người Nhật, khi thắng 22 và hòa 3 trận.[8] Trước khi giải đấu khởi tranh, Hoa Kỳ là đội tuyển số một trên FIFA Women's World Rankings, trong khi Nhật Bản xếp thứ tư.[9]

Nhật Bản là đội tuyển châu Á thứ hai lọt tới trận chung kết bóng đá nữ thế giới. Trước đó CHN từng chơi trận chung kết với Hoa Kỳ vào năm 1999. Đây cũng là lần thứ hai trận đấu cuối cùng không có sự hiện diện của các đại diện châu Âu.

Đây là lần đầu tiên một đội vô địch World Cup có một trận thua ở vòng bảng.[10]

Đường tới chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Trận gặp Anh tại vòng bảng của Nhật Bản trên sân Impuls Arena

Mặc dù là đội bóng số một trên bảng xếp hạng của FIFA nhưng Mỹ lại là đội cuối cùng giành vé tới World Cup 2011. Sau khi về thứ ba ở Cúp vàng nữ CONCACAF 2010, giải đấu vòng loại World Cup khu vực CONCACAF, Hoa Kỳ vượt qua Ý trong trận play-off liên lục địa.[11] Trong khi đó Nhật Bản vào vòng chung kết nhờ vị trí thứ ba Cúp bóng đá nữ châu Á 2010.

Hoa Kỳ vượt qua vòng bảng ở vị trí thứ nhì sau Thụy Điển, đội duy nhất đánh bại họ ở bảng đấu. Người Mỹ tiếp tục vượt qua Brasil trong trận tứ kết sau loạt luân lưu. Trong trận này Abby Wambach của Hoa Kỳ ghi bàn san bằng tỉ số ở phút 122 của hiệp phụ, bàn thắng muộn nhất được ghi trong lịch sử World Cup nữ,[12] giúp Hoa Kỳ gỡ hòa 2–2 và đưa trận đấu vào loạt luân lưu. Đội sau đó tiếp tục thắng Pháp 3–1 để giành quyền chơi trận chung kết.[13]

Nhật Bản cũng chỉ lọt vào tứ kết nhờ vị trí thứ hai bảng B sau Anh, đội duy nhất vượt qua Nhật tại giải.[14][15] Nhật Bản sau đó gây bất ngờ lớn khi đánh bại đương kim vô địch và đồng thời là chủ nhà, đội tuyển Đức với tỉ số 1–0 trong thời gianh hiệp phụ.[16] Họ sau đó vượt qua Thụy Điển 3–1 để gặp Hoa Kỳ ở trận đấu quyết định.[17]

Nhật Bản Vòng Hoa Kỳ
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
 New Zealand 2–1 Trận 1  CHDCND Triều Tiên 2–0
 México 4–0 Trận 2  Colombia 3–0
 Anh 0–2 Trận 3  Thụy Điển 1–2
Đội Trận T H B BT BB HS Điểm
 Anh 3 2 1 0 5 2 +3 7
 Nhật Bản 3 2 0 1 6 3 +3 6
 México 3 0 2 1 3 7 −4 2
 New Zealand 3 0 1 2 4 6 −2 1
Xếp hạng
Đội Trận T H B BT BB HS Điểm
 Thụy Điển 3 3 0 0 4 1 +3 9
 Hoa Kỳ 3 2 0 1 6 2 +4 6
 CHDCND Triều Tiên 3 0 1 2 0 3 −3 1
 Colombia 3 0 1 2 0 4 −4 1
Đối thủ Kết quả Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ Kết quả
 Đức 1–0 (h.p.) Tứ kết  Brasil 2–2 (h.p.) (5–3 pen)
 Thụy Điển 3–1 Bán kết  Pháp 3–1

Trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoa Kỳ và Nhật Bản trong trận chung kết

Chi tiết trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhật Bản 2–2 (s.h.p.) Hoa Kỳ
Miyama  81'
Sawa  117'
Chi tiết Morgan  69'
Wambach  104'
Loạt sút luân lưu
Miyama Phạt đền thành công
Nagasato Phạt đền hỏng
Sakaguchi Phạt đền thành công
Kumagai Phạt đền thành công
3 – 1 Phạt đền hỏng Boxx
Phạt đền hỏng Lloyd
Phạt đền hỏng Heath
Phạt đền thành công Wambach
Khán giả: 48.817
Nhật Bản[18]
United States[18]
TM 21 Kaihori Ayumi
HVP 2 Kinga Yukari
TrV 3 Iwashimizu Azusa Thẻ đỏ 120+1'
TrV 4 Kumagai Saki
HVT 15 Sameshima Aya
TVG 6 Sakaguchi Mizuho
TVG 10 Sawa Homare
TVP 11 Ohno Shinobu Thay ra sau 66 phút 66'
TVT 8 Miyama Aya Thẻ vàng 97'
7 Ando Kozue Thay ra sau 66 phút 66'
9 Kawasumi Nahomi
Thay người:
17 Nagasato Yūki Vào sân sau 66 phút 66'
18 Maruyama Karina Vào sân sau 66 phút 66' Thay ra sau 119 phút 119'
20 Iwabuchi Mana Vào sân sau 119 phút 119'
Huấn luyện viên:
Sasaki Norio
TM 1 Hope Solo
HVP 11 Ali Krieger
TrV 19 Rachel Buehler
TrV 3 Christie Rampone
HVT 6 Amy LePeilbet
RM 9 Heather O'Reilly
TVG 10 Carli Lloyd
TVG 7 Shannon Boxx
LM 15 Megan Rapinoe Thay ra sau 114 phút 114'
TĐL 12 Lauren Cheney Thay ra sau 46 phút 46'
20 Abby Wambach
Thay người:
13 Alex Morgan Vào sân sau 46 phút 46'
TV 17 Tobin Heath Vào sân sau 114 phút 114'
Huấn luyện viên:
Thụy Điển Pia Sundhage

Cầu thủ xuất sắc nhất trận:
Kaihori Ayumi (Nhật Bản)

Trợ lý trọng tài:
Marina Wozniak (Đức)[1]
Katrin Rafalski (Đức)[1]
Trọng tài thứ tư:
Jenny Palmqvist (Thụy Điển)[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “FIFA Women's World Cup Final 2011: Steinhaus (GER)”. refereeingworld.blogspot.com. 15 tháng 7 năm 2011. Truy cập 15 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ “Japan vs Sweden Update: Japan Wins and Will Face USA in World Cup Final”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ “Japan edge USA for maiden title”. FIFA. 17 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011.
  4. ^ “Japan Beats U.S. in Thrilling Women's World Cup Final”. Time. ngày 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập 18 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ “Team of destiny turns out to be Japan”. ESPN. ngày 17 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập 18 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ “USA v Japan - as it happened”. Guardian. ngày 17 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập 18 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ Women's World Cup – USA see off France to reach final
  8. ^ Hirshey, David (14 tháng 7 năm 2011). “Just call her Air Wambach”. ESPN.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập 15 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ “FIFA/Coca-Cola Women's World Ranking”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  10. ^ “Quarterfinal losses open door for World Cup history: A fan's take”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ CONCACAF to host second leg of WWC playoff Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine, concacaf.com, truy cập 14 tháng 7 năm 2011
  12. ^ “Guts, Goals And Luck Will Win The World Cup”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ “As is custom, the U.S. is ready for the semifinals at the Women's World Cup”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ “Group stage 2011 Table / Standings”. ESPN Soccernet. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2011. Truy cập 25 tháng 7 năm 2011.
  15. ^ “WWC 2011 Fixtures & Results”. ESPN Soccernet. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập 25 tháng 7 năm 2011.
  16. ^ Longman, Jeré (9 tháng 7 năm 2011). “Japan's Late Goal Shocks Germany”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập 25 tháng 7 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  17. ^ Gerstner, Joanne C. (13 tháng 7 năm 2011). “For Japan, an emotional victory over Sweden”. ESPN. Truy cập 25 tháng 7 năm 2011.
  18. ^ a b “Tactical Line-up” (PDF). FIFA.com. FIFA. 17 tháng 7 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 17 tháng 7 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
Và anh nghĩ là anh sẽ code web như vậy đến hết đời và cuộc sống sẽ cứ êm đềm trôi mà không còn biến cố gì nữa
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Gamma (ガンマ, Ganma?) (Γάμμα) là thành viên thứ ba của Shadow Garden, là một trong Seven Shadows ban đầu
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà tôi dùng trong mọi lúc
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này