Hà Giang (thành phố)

Hà Giang
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Hà Giang
Biểu trưng
Cột mốc Km số 0 tại thành phố Hà Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhHà Giang
Trụ sở UBNDĐường Trần Hưng Đạo, phường Trần Phú
Phân chia hành chính5 phường, 3 xã
Thành lập27/9/2010
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2009
Địa lý
Tọa độ: 22°50′04″B 104°59′28″Đ / 22,83444444°B 104,9911111°Đ / 22.83444444; 104.9911111
MapBản đồ thành phố Hà Giang
Hà Giang trên bản đồ Việt Nam
Hà Giang
Hà Giang
Vị trí thành phố Hà Giang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích133,46 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng58.408 người[1]
Mật độ438 người/km²
Dân tộcKinh, Tày,...
Khác
Mã hành chính024[2]
Biển số xe23-B1
Websitethanhpho.hagiang.gov.vn

Hà Giangthành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang, Việt Nam.[3][4]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách cửa khẩu Thanh Thủy trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km, có vị trí địa lý:

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Hà Giang
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 30.0
(86.0)
39.8
(103.6)
35.3
(95.5)
38.3
(100.9)
40.1
(104.2)
38.9
(102.0)
40.0
(104.0)
39.0
(102.2)
38.4
(101.1)
38.2
(100.8)
33.1
(91.6)
30.8
(87.4)
40.1
(104.2)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 19.5
(67.1)
20.7
(69.3)
24.2
(75.6)
28.1
(82.6)
31.3
(88.3)
32.2
(90.0)
32.4
(90.3)
32.6
(90.7)
31.7
(89.1)
28.7
(83.7)
25.1
(77.2)
21.6
(70.9)
27.3
(81.1)
Trung bình ngày °C (°F) 15.5
(59.9)
16.9
(62.4)
20.3
(68.5)
24.0
(75.2)
26.7
(80.1)
27.6
(81.7)
27.6
(81.7)
27.4
(81.3)
26.3
(79.3)
23.7
(74.7)
20.1
(68.2)
16.7
(62.1)
22.7
(72.9)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 13.2
(55.8)
14.6
(58.3)
17.7
(63.9)
21.0
(69.8)
23.3
(73.9)
24.4
(75.9)
24.6
(76.3)
24.3
(75.7)
23.1
(73.6)
20.7
(69.3)
16.9
(62.4)
13.8
(56.8)
19.8
(67.6)
Thấp kỉ lục °C (°F) 1.5
(34.7)
4.9
(40.8)
5.4
(41.7)
10.0
(50.0)
15.2
(59.4)
17.3
(63.1)
20.1
(68.2)
18.1
(64.6)
14.3
(57.7)
9.8
(49.6)
6.5
(43.7)
2.0
(35.6)
1.5
(34.7)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 39
(1.5)
42
(1.7)
62
(2.4)
110
(4.3)
311
(12.2)
448
(17.6)
520
(20.5)
409
(16.1)
250
(9.8)
171
(6.7)
91
(3.6)
41
(1.6)
2.492
(98.1)
Số ngày giáng thủy trung bình 12.1 10.6 12.3 15.4 18.4 21.0 24.2 21.7 15.9 14.1 10.0 8.4 184.2
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 84.9 84.2 82.8 81.8 80.9 84.4 86.2 85.8 84.1 83.7 83.8 84.3 83.9
Số giờ nắng trung bình tháng 56 54 70 109 157 132 157 174 163 130 109 94 1.406
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[5]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hà Giang có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Giang
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người) Mật độ (người/km²) Hành chính
Phường (5)
Minh Khai 2,57 12.641 4.918 22 TDP
Ngọc Hà 3,69 5.417 1.468 9 TDP
Nguyễn Trãi 4,44 11.250 2.533 18 TDP
Quang Trung 5,97 6.716 1.124 9 TDP
Trần Phú 28,14 9.137 324 17 TDP
Xã (3)
Ngọc Đường 32,27 3.963 122 9 thôn
Phương Độ 11,40 4.554 399 1 TDP, 9 thôn
Phương Thiện 44,98 4.730 105 7 thôn
Toàn thành phố 133,46 58.408 437 101
Niên giám thống kê thành phố Hà Giang năm 2022[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1904, thành lập thị xã Hà Giang.

Ngày 22 tháng 7 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 317-CP[6]. Theo đó, giải thể xã An Cư và tái lập thị xã Hà Giang. Về mặt hành chính, thì thị xã Hà Giang được phân chia thành 4 tiểu khu: Yên Biên, Minh Khai, Đoàn Kết, Việt Trung.

Năm 1975, Hà Giang được sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Ban đầu, thì tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tuyên được đặt tại thị xã Hà Giang và đến năm 1979, tỉnh lỵ được di chuyển về thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang) .

Ngày 9 tháng 5 năm 1981, UBND tỉnh Hà Tuyên ban hành Quyết định 213/QĐ-UB[7] về việc thành lập phường Trần Phú trên cơ sở tiểu khu Yên Biên và tiểu khu Minh Khai.

Lúc này, thị xã Hà Giang có 3 phường: Trần Phú, Đoàn Kết và Việt Trung.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc tái lập tỉnh Hà Giang từ tỉnh Hà Tuyên. Thị xã Hà Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 112-CP[9]. Theo đó, chia phường Trần Phú thành 2 phường: Trần Phú và Minh Khai.

Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/1999/NĐ-CP[10] về việc thành lập xã Kim Linh trên cơ sở 3.590 ha diện tích tự nhiên và 2.064 nhân khẩu của xã Kim Thạch.

Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2005/NĐ-CP[11] về việc:

  • Thành lập phường Ngọc Hà trên cơ sở 120,90 ha diện tích tự nhiên và 2.399 người của xã Ngọc Đường, 117,20 ha diện tích tự nhiên và 628 người của phường Trần Phú.
  • Điều chỉnh 23 ha diện tích tự nhiên và 90 nhân khẩu của xã Ngọc Đường về phường Quang Trung quản lý.

Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2006/NĐ-CP[12] về việc:

  • Điều chỉnh toàn bộ 4.350 ha diện tích tự nhiên với 5.231 nhân khẩu của xã Phú Linh, 3.050 ha diện tích tự nhiên với 2.353 nhân khẩu của xã Kim Thạch và 3.590 ha diện tích tự nhiên với 2.529 nhân khẩu của xã Kim Linh về huyện Vị Xuyên quản lý.
  • Điều chỉnh 103,4 ha diện tích tự nhiên và 77 nhân khẩu của phường Quang Trung về xã Phong Quang thuộc huyện Vị Xuyên quản lý.
  • Điều chỉnh toàn bộ 4.303 ha diện tích tự nhiên với 3.515 nhân khẩu của xã Phương Độ và 3.219 ha diện tích tự nhiên với 3.227 nhân khẩu của xã Phương Thiện thuộc huyện Vị Xuyên về thị xã Hà Giang quản lý.

Ngày 26 tháng 6 năm 2009, Bộ Xây Dựng ban hành Quyết định số 699/QĐ-BXD[13]về việc thị xã Hà Giang được Bộ Xây dựng công nhận là thị xã Hà Giang đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hà Giang.

Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP[14] về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Giang.

Thành phố Hà Giang có diện tích tự nhiên 13.531,93 ha và 71.689 nhân khẩu, gồm có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: Trần Phú, Minh Khai, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngọc Hà và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ.

Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (55%) trong giá trị sản lượng của thành phố Hà Giang, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2% (năm 2003 [15]). GDP đầu người là 1.400 USD.

Thành phố Hà Giang có 22 sắc tộc khác nhau[16], trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm 22%.

Thành phố có dân số năm 2013 là 52.135 người. Trong đó, dân số thành thị là 39.700 và dân số nông thôn 12.435 người.[17]

Thành phố có dân số năm 2014 là 53.097 người. Trong đó, dân số thành thị là 40.411 và dân số nông thôn 12.686 người.[17]

Thành phố có dân số năm 2015 là 54.240 người. Trong đó, dân số thành thị là 41.279 người và dân số nông thôn 12.961 người.[17]

Thành phố có dân số năm 2016 là 55.360 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.170 người và dân số nông thôn là 13.190 người.[17]

Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,90 ha), dân số năm 2017 là 56.426 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.977 người và dân số nông thôn là 13.448 người. Mật độ dân số đạt 423 người/km².[17]

Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,90 ha), dân số năm 2018 là 56.421 người. Trong đó, dân số thành thị là 43.824 người và dân số nông thôn là 13.597 người. Mật độ dân số đạt 430 người/km².[18]

Thành phố Hà Giang có diện tích 133,46 km², dân số ngày 1/4/2019 là 55.559 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.962 người (77%), dân số nông thôn là 12.597 người (23%). Mật độ dân số đạt 416 người/km².[19]

Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,90 ha), dân số ngày 31/12/2019 là 55.644 người. Trong đó, dân số thành thị là 42.978 người và dân số nông thôn là 12.666 người. Mật độ dân số đạt 430 người/km².[20]

Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,86 ha), dân số năm 2020 là 56.485 người. Trong đó, dân số thành thị là 43.699 người và dân số nông thôn là 12.786 người. Mật độ dân số đạt 423 người/km².[21]

Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,86 ha), dân số năm 2021 là 57.465 người. Trong đó, dân số thành thị là 44.462 người và dân số nông thôn là 13.003 người. Mật độ dân số đạt 431 người/km².[22]

Thành phố có diện tích 133,46 km² (13.345,86 ha), dân số năm 2022 là 58.408 người. Trong đó dân số thành thị là 45.161 người và dân số nông thôn là 13.247 người. Mật độ dân số đạt 438 người/km².[1]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Chi cục Thống kê thành phố Hà Giang (6 tháng 10 năm 2023). “Niên giám Thống kê thành phố Hà Giang năm 2022”. Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Thông tư 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi Hồng ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  4. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  5. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ Nghị định số 317-CP năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ
  7. ^ Quyết định 213/1981/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tuyên.
  8. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành”. Thư viện Pháp luật. 12 tháng 8 năm 1991.
  9. ^ Nghị định số 112-CP năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập một số phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Hà Giang và các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; điều chỉnh địa giới huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
  10. ^ “Nghị định số 74/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn và xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang”. Thư viện Pháp luật. 20 tháng 8 năm 1999.
  11. ^ “Nghị định số 104/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thị xã Hà Giang và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”. Thư viện Pháp luật. 9 tháng 8 năm 2005.
  12. ^ “Nghị định số 64/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường của thị xã Hà Giang và huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. Thư viện Pháp luật. 23 tháng 6 năm 2006.
  13. ^ Quyết định số 699/QĐ-BXD ngày 26/6/2009 của Bộ Xây Dựng về việc công nhận thị xã Hà Giang đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hà Giang.
  14. ^ “Nghị quyết số 35/2010/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang do Chính phủ ban hành”. Thư viện Pháp luật. 27 tháng 9 năm 2010.
  15. ^ “Thị xã Hà Giang Trung tâm Chính trị - Kinh tế - Xã hội”. Website Hà Giang. 30 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
  16. ^ “Thị xã Hà Giang tiềm năng và du lịch”. Báo Hà Giang. 30 tháng 9 năm 2010.
  17. ^ a b c d e Chi cục Thống kê thành phố Hà Giang (27 tháng 9 năm 2018). “Niên giám Thống kê thành phố Hà Giang năm 2021”. Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  18. ^ Chi cục Thống kê thành phố Hà Giang (29 tháng 8 năm 2019). “Niên giám Thống kê thành phố Hà Giang năm 2021”. Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2019.
  19. ^ “Tỉnh Hà Giang: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”. Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang. 26 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2019.
  20. ^ Chi cục Thống kê thành phố Hà Giang (20 tháng 8 năm 2020). “Niên giám Thống kê thành phố Hà Giang năm 2019”. Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ Chi cục Thống kê thành phố Hà Giang (6 tháng 9 năm 2021). “Niên giám Thống kê thành phố Hà Giang năm 2020”. Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2021.
  22. ^ Chi cục Thống kê thành phố Hà Giang (16 tháng 9 năm 2022). “Niên giám Thống kê thành phố Hà Giang năm 2021”. Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Trước hết, hệ Thảo sẽ không tương tác trực tiếp với Băng, Nham và Phong. Nhưng chỉ cần 3 nguyên tố là Thủy, Hỏa, Lôi
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Đây là một theory về chủ đích thật sự của Hoa Thần, bao gồm những thông tin chúng ta đã biết và thêm tí phân tích của tui nữa
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị