Năm Mậu Dần1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Quyết định 272-CP[1] ngày 23 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ về việc sáp nhập xã Hố Nai 1 và xã Hố Nai 2 của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vào thành phố Biên Hòa:
Sáp nhập các xã Hố Nai 1 và Hố Nai 2 của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vào thành phố Biên Hòa và chuyển các xã này thành các phường gọi là phường Hố Nai 1 và phường Hố Nai 2, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa VI thông qua quyết định chuyển huyện Duyên Hải về thành phố Hồ Chí Minh quản lý (từ năm 1991, gọi lại tên cũ là huyện Cần Giờ)[2].
Năm 1979: Nghị quyết của Quốc hội thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo
Chia xã Phú Mỹ thành hai xã lấy tên là xã Phú Mỹ và xã Mỹ Xuân.
Chia xã Phước Hòa thành hai xã lấy tên là xã Phước Hòa và xã Hội Bài.
Thành lập thị trấn Bà Rịa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phước Lễ.
Thành lập xã kinh tế mới lấy tên là xã Châu Pha trên cơ sở sáp nhập một phần đất của xã Hắc Dịch và một phần đất của xã Long Hương có tổng diện tích tự nhiên 4100 hécta.
Sáp nhập hai ấp Kim Hải của Phước Hòa về xã Long Hương và ấp Trảng Lớn, xã Phú Mỹ về xã Hắc Dịch quản lý.
Quyết định 284-HĐBT[9] ngày 23 tháng 12 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập thị xã Vĩnh An thuộc tỉnh Đồng Nai:
Thành lập thị xã Vĩnh An thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở huyện Vĩnh Cửu và hai lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà của huyện Tân Phú
Thành lập phường Cây Gáo trên cơ sở xã Cây Gáo.
Thành lập phường Trị An trên cơ sở xã Trị An.
Thị xã Vĩnh An gồm 2 phường Trị An, Cây Gáo và 11 xã Bình Hòa, Bình Long, Bình Thạnh, Bình Phước, Bình Y, Đại An, Lợi Hòa, Tân Định, Tân Phú, Tân Triều, Thiện Tân, và hai lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà.
Huyện Tân Phú sau khi cắt lâm trường Hiếu Liêm và Mã Đà để thành lập thị xã Vĩnh An, còn 13 xã: Phú Bình, Phú Cường, Phú Điền, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Lý, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú Túc, Suối Nho và 1 thị trấn Định Quán.
Quyết định 16-HĐBT[11] ngày 12 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường thuộc các huyện Long Thành, Tân Phú, Xuân Lộc, thị xã Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai:
Quyết định 103-HĐBT[12] ngày 05 tháng 7 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính phường Tam Hòa của thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai:
Chia phường Tam Hòa của thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai thành 2 phường lấy tên là phường Tam Hòa và phường Bình Đa.
Phường Tam Hòa (mới) có 47 tổ dân phố (từ tổ 1 đến tổ 47) với 10.201 nhân khẩu.
Phường Bình Đa có 38 tổ dân phố (từ tổ 1 đến tổ 38) với 9.551 nhân khẩu.
Quyết định 190-HĐBT[13] tháng 12 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập 4 xã: Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An tại vùng kinh tế mới thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai:
Thành lập 4 xã tại vùng kinh tế thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai lần lượt lấy tên là xã Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An.
Quyết định 107-HĐBT[14] ngày 10 tháng 4 năm 1991 chia các huyện Xuân Lộc và Tân Phú thành 4 huyện lấy tên là huyện Xuân Lộc, huyện Long Khánh, huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai:
Huyện Xuân Lộc có thị trấn nông trường Sông Ray và 13 xã: Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.
Huyện Long Khánh có thị trấn Xuân Lộc và 6 xã: Xuân Bình, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Tân, Xuân Vinh.
Quyết định 593/QĐ-TCCP[16] ngày 15 tháng 9 năm 1992 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Tân Phú, Xuân Lộc và Long Khánh, tỉnh Đồng Nai:
Chia huyện Long Thành thành hai huyện: huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch:
Huyện Long Thành có 52. 032 ha diện tích tự nhiên 162.169 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính gồm các xã: Hòa Hưng, Phúc Tân, Tam An, Tam Phước, Long Đức, Lộc An, Long Phước, An Phước, Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Phước Thái, Tân Hiệp, Long An và thị trấn Long Thành.
Huyện Nhơn Trạch có 40.146 ha diện tích tự nhiên 101.882 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính gồm các xã: Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Phước An, Long Thọ và Hiệp Phước.
Nghị định 109-CP[18] ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ tái lập huyện Vĩnh Cửu; điều chỉnh địa giới một số xã phường thuộc thành phố Biên Hòa và các huyện Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc:
Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc, thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai[20]:
Thành lập thị xã Long Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Xuân Lộc và các xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân Tân, Xuân Thanh của huyện Long Khánh.
Thị xã Long Khánh có 19.408,4 ha diện tích tự nhiên và 130.593 nhân khẩu.
Thành lập các phường, xã thuộc thị xã Long Khánh:
Thành lập phường Xuân Trung trên cơ sở 100 ha diện tích tự nhiên và 10.715 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
Thành lập phường Xuân Thanh trên cơ sở 135,5 ha diện tích tự nhiên và 7.344 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
Thành lập phường Xuân An trên cơ sở 139 ha diện tích tự nhiên và 12.733 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
Thành lập phường Xuân Bình trên cơ sở 122,5 ha diện tích tự nhiên và 9.252 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
Thành lập phường Xuân Hòa trên cơ sở 171,4 ha diện tích tự nhiên và 6.652 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
Thành lập phường Phú Bình trên cơ sở 149 ha diện tích tự nhiên và 5.230 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
Thành lập xã Bàu Trâm trên cơ sở 1.432 ha diện tích tự nhiên và 5.296 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
Đổi tên xã Xuân Thanh thành xã Hàng Gòn.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc, thị xã Long Khánh có 19.408,4 ha diện tích tự nhiên và 130.593 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Xuân Trung, Xuân Thanh, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Phú Bình và các xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân Tân, Hàng Gòn, Bàu Trâm.
Địa giới hành chính thị xã Long Khánh: Đông giáp huyện Xuân Lộc; Tây giáp huyện Thống Nhất; Nam giáp huyện Cẩm Mỹ; Bắc giáp các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc.
Thành lập huyện Cẩm Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ của huyện Long Khánh; toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San của huyện Xuân Lộc.
Huyện Cẩm Mỹ có 46.796 ha diện tích tự nhiên và 146.572 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San.
Địa giới hành chính huyện Cẩm Mỹ: Đông giáp huyện Xuân Lộc; Tây giáp các huyện Thống Nhất, Long Thành; Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Bắc giáp thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc.
Thành lập huyện Trảng Bom trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Hố Nai III, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Đồi 61, Cây Gáo, Thanh Bình và thị trấn Trảng Bom của huyện Thống Nhất.
Huyện Trảng Bom có 32.612 ha diện tích tự nhiên và 177.407 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Hố Nai III, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Đồi 61, Cây Gáo, Thanh Bình và thị trấn Trảng Bom.
Địa giới hành chính huyện Trảng Bom: Đông giáp huyện Thống Nhất; Tây giáp thành phố Biên Hòa; Nam giáp huyện Long Thành; Bắc giáp các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán.
Sáp nhập 2 xã Xuân Thiện, Xuân Thạnh còn lại của huyện Long Khánh vào huyện Thống Nhất.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc và các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom:
Huyện Thống Nhất có 24.720 ha diện tích tự nhiên và 142.606 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Xuân Thiện, Xuân Thạnh, Bàu Hàm II, Gia Tân I, Gia Tân II, Gia Tân III, Gia Kiệm, Quang Trung, Lộ 25, Hưng Lộc.
Huyện Xuân Lộc còn lại 72.679 ha diện tích tự nhiên và 194.965 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hòa, Lang Minh và thị trấn Gia Ray.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 05 tháng 2 năm 2010[21] của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai:
Điều chỉnh toàn bộ 10.899,27 ha diện tích tự nhiên và 92.796 nhân khẩu của các xã: An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước của huyện Long Thành về thành phố Biên Hòa quản lý.
Thành phố Biên Hòa có 26.407,84 ha diện tích tự nhiên và 784.398 nhân khẩu, có 30 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: An Bình, Bửu Hòa, Bình Đa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Quyết Thắng, Quang Vinh, Thanh Bình, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Biên, Thống Nhất, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Trảng Dài, Trung Dũng và 07 xã: Hóa An, Hiệp Hòa, Tân Hạnh, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Long Thành còn lại 43.101,02 ha diện tích tự nhiên và 188.594 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Long Thành và các xã: Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Long Đức, An Phước, Long Phước, Lộc An, Long An, Phước Bình, Phước Thái, Suối Trầu, Tân Hiệp, Tam An.
Nghị quyết số 673/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 4 năm 2019[22] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị hành chính cấp xã và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai:
Điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã: Bình Sơn, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Bàu Cạn và giải thể xã Suối Trầu thuộc huyện Long Thành để thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sau khi điều chỉnh, huyện Long Thành có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn
Thành lập các phường: Bảo Vinh, Bàu Sen, Suối Tre, Xuân Lập, Xuân Tân thuộc thị xã Long Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của các xã có tên tương ứng
Thành lập thành phố Long Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Long Khánh.
Thành phố Long Khánh có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường: Bảo Vinh, Bàu Sen, Phú Bình, Suối Tre, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Trung và 04 xã: Bảo Quang, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn.
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố: Biên Hòa (tỉnh lị), Long Khánh và 9 huyện: Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.
Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thành lập một số đơn vị hành chính đô thị cấp xã thuộc tỉnh Đồng Nai[23]:
Điều chỉnh địa giới hành chính các xã Hưng Lộc, Bàu Hàm 2, Xuân Thạnh, Quang Trung.
Thành lập thị trấn Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Thạnh sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính.
Huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn Dầu Giây và 9 xã: Bàu Hàm 2, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thiện.
Thành lập thị trấn Hiệp Phước thuộc huyện Nhơn Trạch trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hiệp Phước.
Huyện Nhơn Trạch có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh.
Thành lập các phường An Hòa, Hiệp Hòa, Hóa An, Phước Tân, Tam Phước, Tân Hạnh thuộc thành phố Biên Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã có tên tương ứng.
Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường: An Bình, An Hòa, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hố Nai, Hóa An, Hòa Bình, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Phước, Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng và xã Long Hưng.
Nghị quyết số 1261/NQ-UBTVQH14 ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai[24]:
Thành lập thị trấn Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Long Giao.
Huyện Cẩm Mỹ có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn Long Giao và 12 xã: Bảo Bình, Lâm San, Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Sông Ray, Thừa Đức, Xuân Bảo, Xuân Đông, Xuân Đường, Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tây.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1194/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[25] Theo đó:
1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Biên Hòa.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,56 km², quy mô dân số là 9.283 người của phường Hòa Bình và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,13 km², quy mô dân số là 3.553 người của phường Tân Phong để nhập vào phường Quang Vinh. Sau khi sắp xếp, phường Quang Vinh có diện tích tự nhiên là 1,79 km² và quy mô dân số là 33.894 người.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,37 km², quy mô dân số là 6.234 người của phường Thanh Bình, toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,37 km², quy mô dân số là 17.247 người của phường Quyết Thắng và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,03 km², quy mô dân số là 1.037 người của phường Tân Phong để nhập vào phường Trung Dũng. Sau khi sắp xếp, phường Trung Dũng có diện tích tự nhiên là 2,58 km² và quy mô dân số là 49.658 người.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,31 km², quy mô dân số là 16.236 người của phường Tân Tiến vào phường Tân Mai. Sau khi nhập, phường Tân Mai có diện tích tự nhiên là 2,67 km² và quy mô dân số là 40.093 người.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,21 km², quy mô dân số là 19.160 người của phường Tam Hòa vào phường Bình Đa. Sau khi nhập, phường Bình Đa có diện tích tự nhiên là 2,48 km² và quy mô dân số là 38.344 người.
Sau khi điều chỉnh, phường Tân Phong có diện tích tự nhiên là 16,69 km² và quy mô dân số là 53.498 người.
Sau khi sắp xếp, thành phố Biên Hòa có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 phường và 1 xã.
2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Long Khánh.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,00 km², quy mô dân số là 12.969 người của phường Xuân Trung và toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,39 km², quy mô dân số là 11.575 người của phường Xuân Thanh vào phường Xuân An. Sau khi nhập, phường Xuân An có diện tích tự nhiên là 3,81 km² và quy mô dân số là 41.163 người.
Sau khi sắp xếp, thành phố Long Khánh có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường và 4 xã.
3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tân Phú.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 15,48 km², quy mô dân số là 9.610 người của xã Phú Trung vào xã Phú Sơn. Sau khi nhập, xã Phú Sơn có diện tích tự nhiên là 29,83 km² và quy mô dân số là 21.282 người.
Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 15,26 km², quy mô dân số là 3.686 người của xã Núi Tượng để nhập vào xã Phú Lập. Sau khi điều chỉnh, xã Phú Lập có diện tích tự nhiên là 29,55 km² và quy mô dân số là 12.055 người.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,18 km², quy mô dân số là 3.235 người của xã Núi Tượng sau khi điều chỉnh vào xã Nam Cát Tiên. Sau khi nhập, xã Nam Cát Tiên có diện tích tự nhiên là 30,58 km² và quy mô dân số là 10.331 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Tân Phú có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 1 thị trấn.
4. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Vĩnh Cửu.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 209,50 km², quy mô dân số là 5.358 người của xã Hiếu Liêm vào xã Trị An. Sau khi nhập, xã Trị An có diện tích tự nhiên là 227,98 km² và quy mô dân số là 10.422 người.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,72 km², quy mô dân số là 6.902 người của xã Bình Hòa vào xã Tân Bình. Sau khi nhập, xã Tân Bình có diện tích tự nhiên là 17,80 km² và quy mô dân số là 21.483 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Vĩnh Cửu có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 xã và 1 thị trấn.
5. Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện, 2 thành phố và 159 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 117 xã, 33 phường, 9 thị trấn.
^Quyết định 190-HĐBT về việc thành lập 4 xã: Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An tại vùng kinh tế mới thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
^Quyết định 107-HĐBT về việc chia các huyện Xuân Lộc và Tân Phú thành 4 huyện lấy tên là huyện Xuân Lộc, huyện Long Khánh, huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
^Nghị định 109-CP năm 1994 về việc tái lập huyện Vĩnh Cửu; điều chỉnh địa giới một số xã phường thuộc thành phố Biên Hòa và các huyện Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai