Quyết định 382-CP[1] ngày 27 tháng 12 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp:
Quyết định 4-CP[2] ngày 05 tháng 1 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện: huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười và đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện lấy tên là huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười:
Huyện Cao Lãnh gồm có các xã Bình Thạnh, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Ba Sao, An Bình, Nhị Mỹ, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Phương Trà, Tân Nghĩa, Hoà An, Mỹ Tân, Mỹ Trà và thị trấn Cao Lãnh. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Cao Lãnh.
Huyện Tháp Mười gồm có các xã Hưng Thạnh, Mỹ An, Mỹ Hoà, Trường Xuân, Thanh Mỹ, Đốc Binh Kiều, Mỹ Quý, Mỹ Đông. Trụ sở huyện đóng tại xã Mỹ An.
Quyết định 13-HĐBT[5] ngày 23 tháng 2 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia huyện Tam Nông thành hai huyện và thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp:
Chia huyện Tam Nông thành hai huyện lấy tên là huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình:
Huyện Tam Nông gồm có các xã An Long, Phú Ninh, An Hoà, Phú Thọ, Phú Thành, Tân Công Sính, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường. Trụ sở huyện đóng tại xã Phú Hiệp.
Huyện Thanh Bình gồm có các xã Bình Thành, Tân Mỹ, Phú Lợi, Tân Phú,Tân Thạnh, An Phong, Tân Long, Tân Quới, Tân Hoà, Tân Huề. Trụ sở huyện đóng tại xã Tân Phú.
Thành lập thị xã Cao Lãnh trên cơ sở tách thị trấn Cao Lãnh và các xã An Hoà, Mỹ Trà, Mỹ Tân của huyện Cao Lãnh.
Thành lập 4 phường của thị xã Cao Lãnh là phường I, phường II, phường III và phường IV (trên đất của thị trấn Cao Lãnh cũ).
Thị xã Cao Lãnh gồm có các phường I, II, III, IV và các xã Hoà An, Mỹ Trà, Mỹ Tân.
Chia xã Mỹ Thọ thành hai đơn vị hành chính lấy tên là xã Mỹ Thọ và thị trấn Mỹ Thọ
Huyện Cao Lãnh sau khi được điều chỉnh địa giới bao gồm các xã Bình Thạnh, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phong Mỹ, Phương Thịnh, An Bình, Nhị Mỹ, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Ba Sao, Phương Trà, Tân Nghĩa và thị trấn Mỹ Thọ. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Mỹ Thọ.
Giải thể 4 xã Mỹ Hòa, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ để thành lập 6 xã và một thị trấn mới là xã Mỹ Hòa, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ An và thị trấn Mỹ An.
Quyết định 36-HĐBT[8] ngày 16 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cao Lãnh, Thạnh Hưng, thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp:
Tách 3 xã Tân Thuận Tây, Tịnh Thới và Tân Thuận Đông; 5 ấp của xã Tân Nghĩa; ấp 4, ấp 5 của xã Phương Trà và một phần ấp 5 của xã Phong Mỹ với tổng diện tích tự nhiên 6.380 hécta và 52.459 nhân khẩu của huyện Cao Lãnh để sáp nhập vào thị xã Cao Lãnh.
Thị xã Cao Lãnh gồm 11 phường, 7 xã, có 9.624 hécta diện tích tự nhiên với 104.193 nhân khẩu.
Tách 2 ấp Tân Huề, Tân Lợi gồm 890 hécta diện tích tự nhiên với 4.508 nhân khẩu của xã Tân Dương thuộc huyện Thạnh Hưng sáp nhập vào thị xã Sa Đéc.
Tách 3 cồn Cát Sậy và Bồng Bồng gồm 152 hécta diện tích tự nhiên với 505 người của xã Bình Hàng Trung thuộc huyện Cao Lãnh để sáp nhập vào thị xã Sa Đéc.
Huyện Thạnh Hưng gồm 22 xã có 42.111 hécta diện tích tự nhiên với 272.343 nhân khẩu.
Huyện Cao Lãnh gồm 15 xã, 1 thị trấn, có 48.885 hécta diện tích tự nhiên với 161.959 nhân khẩu.
Quyết định 149-HĐBT[9] ngày 27 tháng 9 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Thạnh Hưng, Châu Thành và Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp:
Tách ấp Phú Hiệp, ấp Phú Hòa và 1/2 ấp Phú Mỹ Lương của xã Phú Hựu với 260 hécta diện tích tự nhiên và 9.142 nhân khẩu để thành lập thị trấn Cái Tàu Hạ (thị trấn huyện lỵ).
Chia huyện Hồng Ngự thành hai huyện lấy tên là huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng.
Huyện Hồng Ngự gồm thị trấn Hồng Ngự và 15 xã Tân Hội, Thường Phước 1, Thường Phước 2, Long Thuận, An Bình A, An Bình B, Bình Thạnh, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Tiền, Long Khánh A, Long Khánh B, Phú Thuận A, Phú Thuận B.
Huyện Tân Hồng gồm thị trấn Sa Rài và 8 xã Tân Phước, An Phước, Tân Thành A, Tân Thành B, Thông Bình, Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Tân Công Chí.
Giữ nguyên trạng 4 xã Long Thuận, Tân Hội, Thường Phước 1, Thường Phước 2.
Chia xã An Bình cũ thành 2 xã lấy tên là xã An Bình A và xã An Bình B.
Chia xã Long Khánh cũ thành 2 xã lấy tên là xã Long Khánh A và xã Long Khánh B.
Tách 1.350 hécta diện tích tự nhiên và 10.863 nhân khẩu của xã Phú Thuận nhập vào xã Phú Trung cũ để thành lập xã Phú Thuận B. Phần còn lại của xã Phú Thuận cũ đổi tên là xã Phú Thuận A.
Sau khi tách 1.752 hécta diện tích tự nhiên và 1.450 nhân khẩu cho huyện Tân Hồng và 139 hécta với 2.540 nhân khẩu cho thị trấn Hồng Ngự, xã Bình Thạnh (mới) còn 5.409 hécta diện tích tự nhiên và 5.634 nhân khẩu.
Xã Thường Lạc: Tách 410 hécta diện tích tự nhiên với 5.530 nhân khẩu giao cho xã Thường Thới Hậu đồng thời nhận của xã Thường Thới Tiền 730 hécta diện tích tự nhiên với 4.030 nhân khẩu.
Tách 1.296 hécta diện tích tự nhiên với 6. 641 nhân khẩu của xã Thường Thới Hậu để lập xã mới lấy tên là xã Thường Thới Hậu A.
Phần còn lại của xã Thường Thới Hậu (cũ) gồm 969 hécta với 1.630 nhân khẩu, sẽ nhận thêm 410 hécta với 5.530 nhân khẩu của xã Thường Lạc để thành lập xã Thường Thới Hậu B.
Xã Thường Thới Tiền: Tách 730 hécta với 4.030 nhân khẩu giao cho xã Thường Lạc.
Thị trấn Hồng Ngự: Sau khi nhận 139 hécta với 2.540 nhân khẩu của xã Bình Thạnh, thị trấn Hồng Ngự có 429 hécta diện tích tự nhiên và 16.715 nhân khẩu.
Tách 600 hécta diện tích tự nhiên với 425 nhân khẩu của xã Tân Công Chí cùng với 2.600 hécta diện tích tự nhiên và 8.015 nhân khẩu của xã Tân Thành để thành lập một xã lấy tên là xã Tân Phước.
Tách 2.100 hécta với 7.000 nhân khẩu của xã Tân Hộ Cơ và 800 hécta với 860 nhân khẩu của xã Tân Công Chí; đồng thời lấy thêm 620 hécta với 350 nhân khẩu của xã Bình Thạnh (huyện Hồng Ngự cũ) để thành lập một xã lấy tên là xã Bình Phú.
Tách 420 hécta với 360 nhân khẩu cho xã Tân Hộ Cơ; tách 1. 550 hécta với 2.245 nhân khẩu cho xã Tân Thành A; tách 550 hécta với 260 nhân khẩu cho xã Tân Thành B; và nhận lại của xã Tân Hộ Cơ 550 hécta với 215 nhân khẩu để sáp nhập vào xã Thông Bình.
Tách 2.100 hécta với 7.000 nhân khẩu cho xã Bình Phú; tách 550 hécta với 215 nhân khẩu cho xã Thông Bình và nhận 750 hécta với 675 nhân khẩu của xã Tân Công Chí; nhận 420 hécta và 360 nhân khẩu của xã Thông Bình để sáp nhập vào xã Tân Hộ Cơ.
Giải thể xã Tân Thành cũ (sau khi đã tách 2.600 hécta với 8.015 nhân khẩu cho xã Tân Phước) để thành lập 2 xã mới lấy tên xã Tân Thành A và xã Tân Thành B.
Tách 600 hécta với 425 nhân khẩu cho xã Tân Phước; 1.950 hécta với 5.365 nhân khẩu cho xã Tân Thành B; 750 hécta với 675 nhân khẩu cho xã Tân Hộ Cơ;
800 hécta với 860 nhân khẩu cho xã Bình Phú; 700 hécta với 11.360 nhân khẩu của xã Tân Công Chí để thành lập thị trấn Sa Rài, đồng thời tiếp nhận lại 1.132 hécta diện tích tự nhiên với 1.100 nhân khẩu của huyện Hồng Ngự cũ.
Quyết định 77-HĐBT[11] ngày 27 tháng 6 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia huyện Thạnh Hưng và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp:
Chia huyện Thạnh Hưng thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung.
Huyện Thạnh Hưng (mới) có 12 xã Bình Thành, Bình Thạnh Trung, Định An, Định Yên, Hội An Đông, Long Hưng A, Long Hưng B, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Tân Khánh Trung, Tân Mỹ, Vĩnh Thạnh gồm 23.892 hécta và 160.544 nhân khẩu. Huyện lị đặt tại thị trấn Lấp Vò.
Huyện Lai Vung có 11 xã Định Hòa, Hòa Long, Hòa Thành, Long Hậu, Long Thắng, Phong Hòa, Tân Dương, Tân Hòa, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới gồm 23.864 hécta và 142.267 nhân khẩu. Huyện lỵ đặt tại xã Hoà Long.
Chia xã Hòa Long thuộc huyện Lai Vung thanh hai đơn vị hành chính lấy tên là xã Hòa Long và thị trấn Lai Vung.
Tách 1.876,95 hécta diện tích tự nhiên với 2. 512 nhân khẩu của xã Bình Hàng Trung; và tách 490 hécta diện tích tự nhiên với 1.626 nhân khẩu của xã Mỹ Hội cùng với 375 hécta diện tích tự nhiên với 268 nhân khẩu của xã Bình Hàng Tây thuộc huyện Cao Lãnh để thành lập xã Tân Hội Trung.
Nghị định 100/1997/NĐ-CP[14] ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới thành lập xã thuộc các huyện Tam Nông và Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp:
Thành lập xã Hòa Bình trên cơ sở 2.197,4 ha diện tích tự nhiên và 2.598 nhân khẩu của xã Tân Công Sính; 694,8 ha diện tích tự nhiên và 31 nhân dân của xã Phú Cường.
Nghị định 194/2004/NĐ-CP[15] ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc thành lập các phường thuộc thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc và mở rộng thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp:
Thành lập phường Hòa Thuận trên cơ sở 229,20 ha diện tích tự nhiên và 5.309 nhân khẩu của xã Hòa An. Phường Hòa Thuận có 229,20 ha diện tích tự nhiên và 5.309 nhân khẩu.
Thành lập phường Mỹ Phú trên cơ sở 263,70 ha diện tích tự nhiên và 7.490 nhân khẩu của xã Mỹ Trà. Phường Mỹ Phú có 263,70 ha diện tích tự nhiên và 7.490 nhân khẩu.
Thành lập thành phố Cao Lãnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh.
Thành phố Cao Lãnh có 10.719,54 ha diện tích tự nhiên và 149.837 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận, Mỹ Phú và các xã: Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi.
Tỉnh Đồng Tháp có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm các huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười, thị xã Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh.
Nghị quyết số 08/NĐ-CP[17] ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự để thành lập thị xã Hồng Ngự; thành lập phường thuộc thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp:
Thành lập thị xã Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở điều chỉnh 12.216,16 ha diện tích tự nhiên và 74.569 nhân khẩu của huyện Hồng Ngự (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Hồng Ngự và các xã: Tân Hội, Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B; 751,72 ha diện tích tự nhiên và 8.380 nhân khẩu của xã Thường Lạc).
Thành lập các phường thuộc thị xã Hồng Ngự:
Thành lập phường An Lộc thuộc thị xã Hồng Ngự trên cơ sở điều chỉnh 400,14 ha diện tích tự nhiên và 14.534 nhân khẩu của thị trấn Hồng Ngự.
Thành lập phường An Thạnh thuộc thị xã Hồng Ngự trên cơ sở điều chỉnh 470,10 ha diện tích tự nhiên và 17.074 nhân khẩu còn lại của thị trấn Hồng Ngự.
Thành lập phường An Lạc thuộc thị xã Hồng Ngự trên cơ sở điều chỉnh 751,72 ha diện tích tự nhiên và 8.380 nhân khẩu (phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Thường Lạc điều chỉnh để thành lập thị xã Hồng Ngự).
Thị xã Hồng Ngự có 12.216 ha diện tích tự nhiên và 74.569 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: An Lộc, An Thạnh, An Lạc và các xã: Tân Hội, Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B.
Huyện Hồng Ngự còn lại 20.973,70 ha diện tích tự nhiên và 150.050 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Tiền, Thường Lạc, Long Thuận, Long Khánh A, Long Khánh B, Phú Thuận A, Phú Thuận B.
Tỉnh Đồng Tháp có 337.637,03 ha diện tích tự nhiên và 1.654.680 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
Thành lập thành phố Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ 5.981 ha diện tích tự nhiên, 152.237 nhân khẩu và 09 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Đéc.
Thành phố Sa Đéc có 5.981 ha diện tích tự nhiên, 152.237 nhân khẩu và 09 đơn vị hành chính cấp xã gồm 06 phường: 1, 2, 3, 4, An Hòa, Tân Quy Đông và 03 xã: Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây, Tân Phú Đông.
Sau khi thành lập thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp có 337.400 ha diện tích tự nhiên, 1.673.184 nhân khẩu và 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò.
Năm 2019: Nghị quyết 625/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 1
Nghị quyết 625/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 1 năm 2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp[19]:
Thành lập thị trấn Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự trên cơ sở trên cơ sở điều chỉnh 143,22 ha diện tích tự nhiên và 2.651 người của xã Thường Phước 2 vào xã Thường Thới Tiền; điều chỉnh 1.616,69 ha diện tích tự nhiên và 507 người của xã Thường Thới Tiền nhập vào xã Thường Phước 2.
Thị trấn Thường Thới Tiền có 1.582,87 ha diện tích tự nhiên và 17.496 nhân khẩu.
Xã Thường Phước 2 có 30,04 km² diện tích tự nhiên và 8.840 nhân khẩu.
Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 09 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 144 đơn vị hành chính cấp xã gồm 118 xã, 17 phường và 09 thị trấn.
Năm 2019: Nghị quyết 838/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12
Nghị quyết 838/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Tháp[20]:
Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thường Thới Hậu B và xã Thường Lạc thành một xã lấy tên là xã Thường Lạc.
Xã Thường Lạc có 222,80 ha diện tích tự nhiên và 11.100 nhân khẩu
Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 09 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 143 đơn vị hành chính cấp xã gồm 117 xã, 17 phường và 09 thị trấn.
Năm 2020: Nghị quyết 1003/NQ-UBTVQH14 ngày 18 tháng 9
Nghị quyết 1003/NQ-UBTVQH14 ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường An Bình A, An Bình B thuộc thị xã Hồng Ngự và thành lập thành phố Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp[21]: