Lịch sử hành chính Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh thuộc vùng nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóavịnh Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Trước năm 1945

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1945

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bỏ cấp phủ, đổi làm huyện. Tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Ninh Bình và 6 huyện: Gia Khánh, Gia Viễn, Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô.

Năm 1956, chia tách một số xã thuộc các huyện Yên Mô.

Năm 1961, xã Yên Lạc của huyện Yên Mô được sáp nhập vào huyện Yên Khánh và đổi thành xã Khánh Hồng; các xã Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng của huyện Yên Khánh được sáp nhập vào huyện Yên Mô.

Năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Đồng Giao thuộc huyện Yên Mô và thị trấn nông trường Bình Minh thuộc huyện Kim Sơn.[1]

Năm 1974, thành lập thị trấn Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình và giải thể thị trấn nông trường Đồng Giao thuộc huyện Yên Mô.[2]

Năm 1975, 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình được hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hà Nam Ninh.[3]

Năm 1976, hợp nhất một số xã thuộc huyện Yên Khánh.[4]

Năm 1977, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Yên Mô và Gia Khánh[5]. Cùng năm, hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành một huyện lấy tên là huyện Hoa Lư; hợp nhất huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan thành một huyện lấy tên là huyện Hoàng Long; hợp nhất huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh thành một huyện lấy tên là huyện Tam Điệp và sáp nhập 9 xã còn lại của huyện Yên Khánh vào huyện Kim Sơn[6].

Năm 1978, hợp nhất một số xã thuộc huyện Kim Sơn.[7][8]

Năm 1981, chia huyện Hoàng Long thành hai huyện lấy tên là huyện Hoàng Long và huyện Gia Viễn; tái lập thị xã Ninh Bình từ một phần huyện Hoa Lư.[9].

Năm 1982, điều chỉnh địa giới một số xã, phường thuộc thị xã Ninh Bình và các huyện Hoa Lư, Tam Điệp[10]. Cùng năm, chuyển xã Ninh Thành của huyện Hoa Lư về thị xã Ninh Bình quản lý và thành lập thị xã Tam Điệp từ một phần huyện Tam Điệp[11]

Năm 1984, chia tách một số xã thuộc huyện Tam Điệp.[12]

Năm 1986, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Kim Sơn và Gia Viễn.[13]

Năm 1987, đổi tên thị trấn nông trường Bình Minh thành thị trấn Bình Minh thuộc huyện Kim Sơn.[14]

Năm 1991, chia tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh: Nam Hà[15] và Ninh Bình. Tỉnh Ninh Bình có 7 đơn vị hành chính gồm 2 thị xã: Ninh Bình, Tam Điệp và 5 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, Nho Quan.[16]

Năm 1993, đổi tên huyện Hoàng Long thành huyện Nho Quan; chia tách một số xã thuộc các huyện Kim Sơn, Tam Điệp.[17]

Năm 1994, đổi tên huyện Tam Điệp thành huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh.[18]

Năm 1996, điều chỉnh địa giới thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư; thành lập một số phường và thị trấn thuộc thị xã Ninh Bình và huyện Yên Khánh.[19]

Năm 1997, thành lập thị trấn Yên Thịnh thuộc huyện Yên Mô.[20]

Năm 2000, thành lập một số xã thuộc huyện Yên Mô.[21]

Năm 2003, thành lập thị trấn Thiên Tôn thuộc huyện Hoa Lư.[22]

Năm 2004, sáp nhập các xã: Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc của huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình.[23]

Năm 2005, thành lập phường Ninh Phong và phường Ninh Khánh thuộc thị xã Ninh Bình.[24]

Năm 2007, thành lập thành phố Ninh Bình[25]. Cùng năm, thành lập các phường Tân Bình, Tây Sơn thuộc thị xã Tam Điệp[26] và phường Ninh Sơn thuộc thành phố Ninh Bình[27].

Năm 2009, điều chỉnh địa giới thị trấn Yên Ninh thuộc huyện Yên Khánh.[28]

Năm 2012, điều chỉnh địa giới thị trấn Yên Thịnh thuộc huyện Yên Mô.[29]

Năm 2015, thành lập phường Yên Bình thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp.[30]

Năm 2020, hợp nhất một số xã thuộc huyện Kim Sơn.[31]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quyết định số 27-NV của Bộ Nội vụ.
  2. ^ Quyết định số 15-BT năm 1974 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
  3. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa V ngày ngày 27 tháng 12 năm 1975.
  4. ^ Quyết định số 1506-TCCP năm 1976 của Ban Tổ chức Chính phủ.
  5. ^ Quyết định số 617-VP18 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
  6. ^ Quyết định số 125-CP năm 1977 của Chính phủ.
  7. ^ Quyết định số 22-BT năm 1978 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
  8. ^ Quyết định số 51-BT năm 1978 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
  9. ^ Quyết định số 151-CP năm 1981 của Hội đồng Chính phủ.
  10. ^ Quyết định số 196-HĐBT năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
  11. ^ Quyết định số 200-HĐBT năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
  12. ^ Quyết định số 2-HĐBT năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng.
  13. ^ Quyết định số 34-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
  14. ^ Quyết định số 26-HĐBT năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
  15. ^ Nay là hai tỉnh Hà Nam và Nam Định.
  16. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 1991.
  17. ^ Nghị định số 88-CP năm 1993 của Chính phủ.
  18. ^ Nghị định số 59-CP năm 1994 của Chính phủ.
  19. ^ Nghị định số 69-CP năm 1996 của Chính phủ.
  20. ^ Nghị định số 61-CP năm 1997 của Chính phủ.
  21. ^ Nghị định số 29/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
  22. ^ Nghị định số 126/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
  23. ^ Nghị định số 16/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
  24. ^ Nghị định số 17/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
  25. ^ Nghị định số 19/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
  26. ^ Nghị định số 62/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
  27. ^ Nghị định số 177/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
  28. ^ Nghị quyết số 23/NQ-CP năm 2009 của Chính phủ.
  29. ^ Nghị quyết số 80/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ.
  30. ^ Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  31. ^ Nghị quyết số 861/NQ-UBTVQH14 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan