Địa danh Hà Tĩnh xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mệnh chia tách Nghệ An để đặt tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, vùng đất Hà Tĩnh đã được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bài viết này đề cập đến Lịch sử hành chính Hà Tĩnh.
Trước khi thuộc về nước Văn Lang, Hà Tĩnh là một vùng đất thuộc Nước Việt Thường Thị. Không rõ tên danh xưng và thời này.
Không rõ nước Văn Lang chinh phục được nước Việt Thường Thị vào thời gian nào. Tuy nhiên sử cũ đều chép: Các vua Hùng chia cả nước thành 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn: "…hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách ‘’Tấn chí’’, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh".[1] Như vậy, vào thời Văn Lang, đất Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức.
Cơ cấu hành chính thời Âu Lạc vẫn không có gì thay đổi so với thời Văn Lang
Triệu Vũ Đế sau khi sáp nhập được Âu Lạc đã đặt tên nước là Nam Việt (179 TCN) đã chi Âu Lậc thành 2 quận là Giao Chỉ (vùng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay) và Cửu Chân (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và sáp nhập vào nước Nam Việt.[2] Hà Tĩnh là một phần của quận Cửu Chân.
Trong thời kì thuộc Hán từ năm 111 TCN đến năm 39, ngoài Giao Chỉ và Cửu Chân, còn có thêm quận Nhật Nam (tương ứng với dải đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam).[2]
Theo nhà sử học Đào Duy Anh, huyện Hàm Hoan thời Hán là huyện lớn nhất của quận Cửu Chân, gồm cả miền Nghệ An và Hà Tĩnh.[3] Như vậy Hà Tĩnh thời kỳ này vẫn là một phần của quận Cửu Chân.
Khi Hai Bà Trưng giành độc lập, sử sách không ghi lại việc điều chỉnh hành chính nào so với thời thuộc Hán.
Năm 226, nhà Đông Ngô thành lập châu Giao (còn gọi là Giao Châu), gồm các quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay), Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, đất Hà Tĩnh vẫn thuộc quận Cửu Chân.[2]
Năm 271, nhà Ngô chia tách quận Cửu Chân để lập thêm quận Cửu Đức, tương ứng với Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay.[2] Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "thời Ngô chia quận Cửu Chân mà đặt quận Cửu Đức".[4]
Trong tác phẩm Sử học bị khảo, Đặng Xuân Bảng cho rằng "(quận Cửu Đức) nguyên là huyện Hàm Hoan thời Hán, thời Ngô mới đặt làm quận.[5] Quận Cửu Đức gồm 8 huyện là Cửu Đức (quận lị), Nam Lăng, Dương Thành, Phù Linh, Tư Khúc, Phố Dương, Vấn Đô và Hàm Hoan.[6] Nguyễn Văn Siêu dẫn Tấn thư, địa lý chí cũng thống nhất quận Cửu Đức thời Ngô có 8 huyện, nhưng có huyện Đô Hào[7] thay vì huyện Vấn Đô trong danh sách của Đặng Xuân Bảng.
Theo Đặng Xuân Bảng, huyện Cửu Đức (huyện lỵ sở tại của quận Cửu Đức) là phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh, cùng miền tây phủ Đức Thọ (thế kỷ 19), huyện này phía nam tiếp giáp quận Nhật Nam, phía đông giáp biển.[8]
Theo Phan Đình Phùng, "Cửu Đức, xưa là đất Việt Thường, đến nhà Ngô mới đặt ra quận Cửu Đức, thống lĩnh 8 huyện; nhà Tấn, Tống, Lê, Tề giữ nguyên theo cũ; nhà Lương đổi là huyện Cửu Đức, thuộc quận Nhật Nam; nhà Đường thay đổi lệ vào Hoan Châu. Nay là đất tỉnh Hà Tĩnh".[9]
Năm 280, nhà Tấn thay nhà Ngô đô hộ Giao Châu, đổi tên huyện Dương Thành, quận Cửu Đức làm huyện Dương Toại.[10]
Theo Đào Duy Anh, các huyện Việt Thường và Nam Lăng đều ở phía nam quận Cửu Đức, Nam Lăng có thể tương đương với miền nam huyện Hương Sơn (và huyện Vũ Quang), Việt Thường có thể tương đương với miền Đức Thọ ngày nay, ba huyện Phù Linh, Khúc Tư và Đô Hào có thể là phân bố ở trên miền các huyện Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.[11]
Từ năm 420 đến năm 540, Giao Châu bị Nam triều đô hộ, gồm các triều Tống, Tề, Lương. Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố trả về nội địa Trung Quốc.[2]
Theo "Lưu Tống châu quận chí", thời Tống, Giao Châu gồm có 8 quận, 53 huyện. Trong đó, quận Cửu Đức có 11 huyện, 809 hộ, gồm các huyện: Phố Dương, Dương Viễn, Cửu Đức, Hàm Hoan, Đô Thải, Tây An, Nam Lăng, Việt Thường, Tống Thái, Tống Xương và Hy Bình.[12]
Theo Nam Tề châu quận chí, thời Tề, trấn Giao Châu gồm 9 quận, trong đó, quận Cửu Đức có 7 huyện: Cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Nam Lăng, Đô Hào, Việt Thường và Tây An.[13]
Đời Tề Cao Đế (479-482), đổi [3 huyện] Dương Toại, Phù Linh và Khúc Tư của quận Cửu Đức làm [hai huyện] Việt Thường và Tây An.[14] Đặng Xuân Bảng cho rằng Việt Thường là đất phủ Đức Thọ về sau, huyện Tây An đến thời Tùy đổi làm huyện Quang An, đến niên hiệu Đại Nghiệp thì sáp nhập vào huyện Cửu Đức.[15]
Năm 523, nhà Lương chia quận Cửu Đức, đặt thêm quận Đức Châu.[14]
Từ khi Lý Nam Đế giành độc lập năm 541 đến khi Lý Phật Tử mất nước Vạn Xuân (602), sử sách không ghi nhận sự điều chỉnh hành chính của các vua Lý và Triệu Việt Vương.
Năm 607, nhà Tùy chiếm Giao Châu và chia thành 7 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tỷ Cảnh, Hải Âm, Chămpa và Ninh Việt. Thời gian này, Hà Tĩnh thuộc quận Nhật Nam, quận trị quận Nhật Nam đóng tại huyện Cửu Đức.[2]
Theo "Tùy địa lý chí", nhà Tùy bỏ quận Cửu Đức để lập quận Nhật Nam, có 9.915 hộ và 8 huyện: Cửu Đức (quận lị), Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Hợp, An Viễn và Quang Yên (Quang An).[16]
Theo Bùi Dương Lịch trong "Nghệ An ký", quận Nhật Nam được chia thành 8 huyện: Cửu Đức, Hàm Hoan, Bồ Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Văn Cốc, An Viễn và Quang An. Ông khẳng định: "như vậy, quận Cửu Đức thời Tấn biến thành quận Nhật Nam mà đất quận Nhật Nam [đặt từ] thời Hán còn bị Lâm Ấp chiếm".[14]
Theo Đặng Xuân Bảng, năm Đại Nghiệp thứ 3 (607), bỏ châu đặt quận, bỏ Minh Châu, Trí Châu dồn vào Hoan Châu gọi là quận Nhật Nam, có 8 huyện: Cửu Đức là quận lỵ sở, Hàm Hoan, Phố Dương, Viên Thường, An Viễn, Quang An, Kim Ninh, Giao Cốc, trong đó Giao Cốc là đất Minh Châu, Kim Ninh là đất Trí Châu.[17]
Khi ấy, Hà Tĩnh chủ yếu thuộc địa phận các huyện Cửu Đức, Việt Thường, Kim Ninh (tương đương với miền Hương Sơn, Hương Khê ngày nay), huyện Giao Cốc (tương đương với miền Thạch Hà).[2]
Nhà Đường đô hộ Giao Châu từ năm 618 đến năm 905. Năm 679, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ, gồm 12 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (thuộc Bắc Bộ Việt Nam ngày nay); Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu (Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc); Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ); Lục Châu (thuộc đất Quảng Ninh và một phần đất Trung Quốc). Trong hơn 3 thế kỷ thuộc Đường, Hà Tĩnh thuộc Hoan Châu (2 huyện Cửu Đức và Việt Thường) và Phúc Lộc Châu.[2]
Theo "Đường thư địa lý chí", Nhật Nam quận, Hoan Châu (hạ) là phủ Đô đốc, trước là Nam Đức Châu. Năm Vũ Đức thứ 8 gọi là Đức Châu. Năm Trinh Quán thứ 1 đổi tên là quận Nhật Nam, có 9.619 hộ, 50.818 khẩu, gồm 4 huyện là: Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Nam.[18]
Đặng Xuân Bảng dẫn sách "Thái Bình hoàn vũ ký": "Hoan Châu là nước Việt Thường thời xưa, thời Hán thuộc quận Cửu Chân, thời Ngô đặt làm quận Cửu Đức, thời Tùy đặt làm Hoan Châu. Thời Đường năm Vũ Đức thứ 5 đặt làm Nam Đức châu, tổng quản phủ. Đầu niên hiệu Trinh Quán lại đổi làm Hoan Châu, đặt ra Hoan Châu Đô đốc phủ quản lĩnh 8 châu là: Hoan, Diễn, Nguyên, Minh, Trí, Hải, Lâm, Cảnh.[19]
Vẫn theo "Thái Bình hoàn vũ ký": "Hoan Châu kiêm lý huyện Cửu Đức, đi về đông theo ven biển đến châu Phúc Lộc là 102 dặm, đi về nam đến biển cả là 150 dặm, đi về tây đến Thử Chập (châu cơ my là 240 dặm) nay là cõi đông nước Nam Chưởng, đi về bắc đến Diễn Châu lại 150 dặm. Lại đến Ái Châu là 603 dặm, đi về tây nam đến nước Văn Đan (nay là Cao Miên)[20] là 750 dặm, đi về đông nam, đến nước Hoàn Vương (tức Kinh đô Chiêm Thành) là 500 dặm, đi về tây nam đến Việt Thường (châu cơ my) là 300 dặm (nay là miền nam phủ Lạc Biên)". Đặng Xuân Bảng cũng khẳng định: "Hoan Châu, quận Nhật Nam (…) có 4 huyện: Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Hoan".[21]
Cửu Đức là huyện sở tại châu Hoan. Đặng Xuân Bảng dẫn theo "Giao Châu ngoại thành ký": "huyện Cửu Đức tiếp giáp với Nhật Nam", sau là đất các phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh (Nghệ An), Đức Thọ (Hà Tĩnh), phía tây giáp huyện Hương Sơn, huyện thành cách biển 150 dặm thì ở vào quãng giữa Đức Thọ và Trấn Tĩnh.[22]
Năm Vũ Đức thứ 9 (626) đặt ở Cửu Đức 3 huyện An Viễn, Đàm La, Quang Yên, cùng năm ấy lại đem Quang Yên đặt làm Nguyên Châu. Về sau lại đặt 4 huyện Thủy Nguyên, An Ngân, Hà Long, Trường Giang. Năm Trinh Quán thứ 8 (635) đổi tên là A Châu. Năm 13 (640) bỏ châu, bỏ 3 huyện Thủy Nguyên, Hà Long, Trường Giang, lấy Quang Yên, An Ngân thuộc vào huyện Cửu Đức, các huyện An Viễn, Đàm La, Quang Yên, An Ngân sau đều bỏ cả.[21][23]
Huyện Việt Thường vốn là đất ba huyện Giao Cốc (tức Minh Châu), Kim Ninh (tức Trí Châu), Việt Thường thời Lương, còn hai châu Lâm và Cảnh thời Đường cũng đều thuộc tạm vào đây thì lại là đất miền nam Hoan Châu.[2]
Theo khảo cứu của Nguyễn Văn Siêu và Đặng Xuân Bảng: năm Vũ Đức thứ 5 đổi huyện Việt Thường làm Minh Châu và đặt 3 huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định. Lại lấy 2 huyện Văn Cốc, Kim Ninh của quận Nhật Nam đặt làm Trí Châu và đặt 2 huyện Tân Trấn, Đồ Viên. Năm Trinh Quán thứ 2 (628) đổi tên là Nam Trí Châu, bỏ huyện Tân Trấn, Đồ Viên. Năm thứ 13 (635) lại bỏ Minh Châu, dồn các huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định vào huyện Việt Thường, thuộc vào Trí Châu. Sau lại bỏ Trí Châu, dồn 2 huyện Văn Cốc, Kim Ninh vào huyện Việt Thường, thuộc vào quận Nhật Nam.[24][25]
Đặng Xuân Bảng cho rằng có thể các phủ Đức Thọ (miền đông), Hà Thanh, Lạc Biên (miền bắc) đều là đất huyện Việt Thường, huyện thành ở phía đông nam châu, gần với châu Phúc Lộc.[26]
Đào Duy Anh cho rằng huyện Việt Thường đặt từ thời Tống ở miền Hà Tĩnh ngày nay, huyện Việt Thường thời Tuỳ ở miền Đức Thọ. Năm Vũ Đức thứ 5 đặt Minh Châu ở huyện ấy, chia làm 3 huyện Vạn An, Minh Hoằng và Minh Định. Lại lấy hai huyện Văn Cốc và Kim Ninh của quận Nhật Nam mà đặt Tri châu, lãnh 4 huyện: Văn Cốc, Kim Ninh, Tân Trấn [còn gọi là Tân Tiên) và Chà Viên [còn gọi là Khuyết Viên]. Năm Trinh Quán thứ nhất, đổi làm châu Nam Trì, bỏ Tân Trấn và Chà Viên. Năm 13 bỏ Minh Châu, bỏ Vạn An, Minh Hoằng và Minh Định cho gồm vào Việt Thường, lấy Việt Thường cho thuộc Hoan Châu.[27]
Phúc Lộc Châu thuộc quận Đường Lâm (hạ). Năm 669, quan Thứ sử nhà Đường là Tạ Pháp Thành chiêu tập người sinh Liêu ở Bắc Lâu, Côn Minh hơn 17 bộ lạc, lấy đất châu Đường Lâm cũ đặt làm châu Phúc Lộc. Phúc Lộc châu có 3 huyện: Nhu Viễn (vốn là An Viễn); Đường Lâm và Phúc Lộc. Lỵ sở Phúc Lộc châu đặt ở huyện Nhu Viễn. Phúc Lộc Châu nay một dải các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.[28]
Nhà Đinh đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chia thành 10 đạo, dưới các đạo lại có các châu. Khi ấy Hà Tĩnh thuộc châu Thạch Hà.[2]
Nhà Lý đặt quốc hiệu là Đại Việt, chia nước làm 24 lộ, dưới lộ có các phủ, châu, trại. Khi ấy, Hà Tĩnh thuộc phủ Nghệ An (phủ này đổi từ Hoan Châu năm 1036[29])
Nhà Trần chia nước làm 12 lộ, dưới lộ có các phủ, huyện, Hà Tĩnh thuộc châu Nhật Nam, phủ lộ Nghệ An.[2]
Theo Đào Duy Anh, phủ lộ Nghệ An gồm 8 huyện: Nha Nghi, Phi Lộc, Đỗ Gia, Chi La, Tân Phúc, Thổ Du, Tế Giang, Thổ Hoàng và 4 châu: Nhật Nam, Hoan Châu, Trà Lân và Ngọc Ma. Trong đó, châu Nhật Nam gồm 4 huyện: Hà Hoàng, Bàn Thạch, Hà Hoa và Kỳ La; châu Hoan gồm 4 huyện: Thạch Đường, Đông Ngàn, Thượng Lô và Sa Nam. Đất Hà tĩnh tương đương với các huyện Nha Nghi, Phi Lộc, Đỗ Gia, Chi La, Thổ Hoàng và toàn bộ châu Nhật Nam.[30]
Theo "Đại Nam nhất thống chí":[30]
Về châu Nhật Nam, vẫn theo "Đại Nam nhất thống chí":[30]
Nhà Minh đổi nước Đại Việt thành quận Giao Chỉ, chia làm 15 phủ và 5 châu lớn; đất Hà Tĩnh tương ứng với 8 huyện trực thuộc phủ Nghệ An là Nha Nghi, Chi La, Thổ Du, Kệ Giang, Cổ Đỗ, Thổ Hoàng, Châu Phúc, Phi Lộc, cùng với châu Nam Tĩnh cũng thuộc phủ Nghệ An. Châu Nam Tĩnh vốn là châu Nhật Nam, có 4 huyện: Hà Hoàng, Bài Thạch (hai huyện này nay thuộc Thạch Hà, nam Lộc Hà và phần lớn thành phố Hà Tĩnh), Hà Hoa (nay là Kỳ Anh) và Kỳ La (nay là Cẩm Xuyên)".[31]
Năm 1469, Lê Thánh Tông chia Đại Việt làm 13 thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện và 50 châu. Hà Tĩnh thuộc thừa tuyên Nghệ An. Thừa tuyên Nghệ An gồm 8 phủ, 18 huyện, 2 châu.[2]
Theo Đặng Xuân Bảng, ban đầu thừa tuyên Nghệ An đóng lỵ sở ở huyện Hưng Nguyên, gọi là Lam Thành, sau dời đến huyện Kỳ Anh gọi là Cầu Dinh, sau lại dời đến Châu Lộc, gọi là Vĩnh Dinh, có 9 phủ, 27 huyện, 2 châu. Như vậy, lỵ sở của thừa tuyên Nghệ An từng có thời gian nằm trên đất Hà Tĩnh.[2]
Vẫn theo Đặng Xuân Bảng, các huyện, châu của Hà Tĩnh thuộc về phủ Đức Giang và phủ Hà Hoa. Phủ Đức Giang (sau là phủ Đức Thọ) có sáu huyện, trong đó bốn huyện là Thiên Lộc, La Giang (sau là La Sơn), Nghi Xuân và Hương Sơn thuộc đất Hà Tĩnh sau này, còn hai huyện Thanh Giang (sau là Thanh Chương), Châu Phúc (sau là Châu Lộc) thuộc đất Nghệ An. Phủ Hà Hoa (thời thuộc Minh là châu Nam Tĩnh) có 2 huyện là Thạch Hà, Kỳ Hoa.[32]
Đến năm 1490, Lê Thánh Tông, lại đổi đạo thừa tuyên thành xứ. Sang đến niên hiệu Hồng Thuận (1509-1516), đời vua Lê Dực Tông lại đổi thành trấn. Trấn Nghệ An bao gồm 11 phủ, 11 huyện.[2]
Theo Bùi Dương Lịch trong "Nghệ An ký" thì không có phủ Đức Giang, thay vào đó là phủ Đức Quang.[33]
Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, vào thời Lê, Hà Tĩnh gồm 6 huyện thuộc 2 phủ Đức Quang và Hà Hoa sau:[34]
Đến cuối thời Lê, theo khảo cứu của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, số xã, thôn, trang, trại của các huyện có thay đổi đôi chút:[35]
Thời Tây Sơn, Hà Tĩnh thuộc Trung Đô, hay còn gọi là Trấn Nghệ An.[2]
Đầu triều Nguyễn, Hà Tĩnh thuộc trấn Nghệ An. Các đơn vị hành chính tương ứng với đất Hà Tĩnh vẫn theo như thời Lê nhưng số lượng xã, thôn, phường, trang, trại, vạn có tăng lên. Theo "Các tổng trấn xã danh bị lãm" được soạn vào giữa thời Gia Long (khoảng từ 1810 đến 1813) thì số xã của các huyện như sau:[36]
Cụ thể như sau:[36]
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi các trấn làm tỉnh, cả nước có 80 phủ, 283 huyện, 39 châu, 30 tỉnh. Trong đó, lấy 9 phủ Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳ Châu, Tương Dương, Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Trấn Biên, Lạc Biên làm tỉnh Nghệ An và hai phủ Đức Thọ, Hà Hoa làm tỉnh Hà Tĩnh, do tỉnh Nghệ An kiêm hạt, đặt An Tĩnh Tổng đốc.[2]
Theo "Đại Nam thực lục", tỉnh Hà Tĩnh thống trị 2 phủ là Hà Hoa, Đức Thọ, 6 huyện là Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn. Hà Tĩnhlà một số phủ huyện trước thuộc Nghệ An, nay trích ra đặt làm tỉnh[37].
Cùng với việc chia đặt các tỉnh, Minh Mệnh còn quy định về chia đặt quan lại và chức sự. Tỉnh Hà Tĩnh cùng các tỉnh Quảng Trị, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá, Lạng Sơn đều đặt Tuần phủ, lĩnh công việc Bố chính, lấy các chức Tham tri, Thị lang sung bổ. Hà Tĩnh chưa có chỗ đóng tỉnh lỵ, Tuần phủ, Án sát Hà Tĩnh tạm đóng ở phủ thành Hà Hoa.[2]
Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), tách huyện Kỳ Hoa đặt huyện Hoa Xuyên, năm thứ 21 (1840), lấy hai huyện Cam Môn và Cam Cớt của phủ Trấn Định lệ vào phủ Đức Thọ (trên danh nghĩa).[2]
Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đổi phủ Hà Hoa làm Hà Thanh, huyện Hoa Xuyên làm Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Hoa làm Kỳ Anh; và lấy bốn phủ Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Trấn Biên của Nghệ An lệ vào tỉnh Hà Tĩnh.[2]
Tỉnh Hà Tĩnh, lỵ sở đóng ở huyện Thạch Hà, gồm có 2 phủ, 7 huyện:[2]
Năm Tự Đức thứ 6 (1853), bỏ tỉnh Hà Tĩnh, thăng phủ Hà Thanh làm đạo Hà Tĩnh và cho đạo cùng các phủ khác của tỉnh Hà Tĩnh cũ lệ vào Nghệ An[38].
Năm thứ 17 (1864), đạo Hà Tĩnh tách khỏi tỉnh Nghệ An, đặt 1 Chánh quản đạo và 1 Phó quản đạo, nhưng đạo Hà Tĩnh vẫn thuộc quyền của Tổng đốc An - Tĩnh[39].
Theo Đồng Khánh địa dư chí thì lỵ sở của đạo Hà Tĩnh ở xã Đại Nài, tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà (nguyên là thành của huyện Thạch Hà) lĩnh 2 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thống hạt 1 huyện Kỳ Anh. Toàn đạo có 15 tổng, 247 xã, thôn, trang, phường, vạn, cụ thể như sau:[40]
Ngoài ra, 4 huyện La Sơn, Can Lộc, Nghi Xuân và Hương Sơn thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An.[2]
Năm Tự Đức thứ 21 (1867), tách tổng Quy Hợp, Chu Lễ, Phương Điền, Phúc Lộc, Hương Khê đặt làm huyện Hương Khê.[2]
Tháng 12, năm Tự Đức thứ 28 (1875) lại đặt tỉnh[41], trích phủ Đức Thọ lệ vào và đặt lại Tri phủ Hà Thanh. Hai huyện Cam Môn và Cam Cớt về sau trở lại lãnh thổ nước Lào[42].
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tỉnh Hà Tĩnh có 8 huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà.
Năm 1947, hai xã Đại Hoà và Kiến An, thuộc huyện Thạch Hà được sáp nhập vào huyện Can Lộc.[43]
Năm 1954, huyện Kỳ Anh chia 15 xã thành 25 xã đều có tên với tiền tố Kỳ.
Năm 1958, thành lập lại thị xã Hà Tĩnh trên cơ sở tách ra từ huyện Thạch Hà, gồm 2 phường: Bắc Hà và Nam Hà.
Năm 1961, thành lập xã Kỳ Nam thuộc huyện Kỳ Anh.
Năm 1965, thành lập xã Thạch Bàn thuộc huyện Thạch Hà và xã Cẩm Minh thuộc huyện Cẩm Xuyên.[44].
Năm 1968, thành lập thị trấn nông trường Thạch Ngọc thuộc huyện Thạch Hà.[45].
Năm 1969, thành lập xã Tân Hương thuộc huyện Đức Thọ và xã Sơn Hồng thuộc huyện Hương Sơn.[46].
Năm 1971, thành lập xã Sơn Thọ thuộc huyện Hương Sơn; chia tách một số xã thuộc huyện Hương Khê.[47].
Năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh.[2] Cùng năm, xã Ân Phú thuộc huyện Hương Sơn được chuyển về huyện Đức Thọ.
Năm 1977, thành lập và sáp nhập một số xã thuộc các huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh và Đức Thọ. Cùng năm, thành lập thị trấn nông trường 20-4 thuộc huyện Hương Khê.[48].
Năm 1978, hợp nhất một số xã thuộc huyện Đức Thọ.[49].
Năm 1980, chia xã Vọng Sơn thuộc huyện Kỳ Anh thành 2 xã: Kỳ Lâm và Kỳ Sơn.[50].
Năm 1981, thành lập thị trấn Hồng Lĩnh thuộc huyện Đức Thọ.[51].
Năm 1983, thành lập xã Nam Hương thuộc huyện Thạch Hà.[52] trên cơ sở một phần xã Thạch Hương
Năm 1984, thành lập thị trấn Can Lộc thuộc huyện Can Lộc.[53].
Năm 1985, thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Hương Khê và Thạch Hà[54]. Cùng năm, thành lập xã Bắc Sơn thuộc huyện Thạch Hà.[55].
Năm 1986, thành lập thị trấn Cẩm Xuyên thuộc huyện Cẩm Xuyên[56]. Cùng năm, thành lập thị trấn Kỳ Anh và một số xã thuộc huyện Kỳ Anh.[57].
- Thành lập thị trấn Kỳ Anh trên cơ sở một phần xã Kỳ Tân, Kỳ Trinh, Kỳ Hoa, Kỳ Châu và Kỳ Hưng. Thị trấn Kỳ Anh có tổng diện tích tự nhiên 367 hécta với 6.915 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kỳ Hợp trên cơ sở một phần xã Kỳ Tân, Kỳ Lâm và Kỳ Tây. Xã Kỳ Hợp có tổng diện tích tự nhiên 3.175 hécta với 1.287 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kỳ Đồng trên cơ sở một phần xã Kỳ Khang, Kỳ Phú và Kỳ Giang. Xã Kỳ Đồng có tổng diện tích tự nhiên 669 hécta với 3.318 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kỳ Liên trên cơ sở một phần xã Kỳ Long và xã Kỳ Phương. Xã Kỳ Liên có tổng diện tích tự nhiên 1.750 hécta với 1.723 nhân khẩu.
Năm 1988, thành lập thị trấn Nghi Xuân thuộc huyện Nghi Xuân[58].
Năm 1989, thành lập thị trấn Phố Châu thuộc huyện Hương Sơn[59]. Cùng năm, 6 xã: Đại Nài, Thạch Linh, Thạch Phú, Thạch Quý, Thạch Trung, Thạch Yên thuộc huyện Thạch Hà được sáp nhập vào thị xã Hà Tĩnh.
Tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái lập, có 9 đơn vị hành chính gồm có thị xã Hà Tĩnh và 8 huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, có diện tích tự nhiên 6.053km2 với số dân 1.166.107 người.[60]
Năm 1992, thị xã Hồng Lĩnh được thành lập trên cơ sở thị trấn Hồng Lĩnh, xã Đức Thuận, xã Trung Lương một phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ, các xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc. Cùng năm, thành lập xã Vũ Quang thuộc huyện Hương Khê[2]
Năm 1993, thành lập 2 phường Tân Giang và Trần Phú thuộc thị xã Hà Tĩnh[61].
Năm 1994, thành lập thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân và sáp nhập thôn Mai Hồ thuộc xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.[62]
Năm 1997, thành lập thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn và sáp nhập xã Cẩm Tiến vào thị trấn Cẩm Xuyên.[63]
Năm 1999, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Sơn Phố vào thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn; sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đại Lộc vào thị trấn Can Lộc, huyện Can Lộc và đổi tên thành thị trấn Nghèn.[64]
Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ sở 6 xã thuộc huyện Đức Thọ (gồm: Đức Lĩnh, Đức Giang, Đức Hồng, Đức Ân, Đức Hương, Đức Bồng), 5 xã thuộc huyện Hương Khê (Hương Đại, Hương Minh, Hương Điền, Hương Thọ, Vũ Quang) và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn (Sơn Thọ).[2] Huyện Vũ Quang có 62.284 ha diện tích tự nhiên và 35.877 nhân khẩu, gồm 12 đơn vị hành chính trực
Năm 2001, sáp nhập xã Thạch Thượng thuộc huyện Thạch Hà vào thị trấn Cày và đổi tên thành thị trấn Thạch Hà[65].
Năm 2003, thành lập một số thị trấn và đổi tên xã thuộc các huyện Vũ Quang và Cẩm Xuyên[66].
Năm 2004, 5 xã: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình thuộc huyện Thạch Hà được sáp nhập vào thị xã Hà Tĩnh; thành lập một số phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; giải thể các thị trấn nông trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Thạch Hà và Hương Khê; chia tách một số xã thuộc các huyện Hương Sơn và Kỳ Anh[67].
- Thành lập phường Hà Huy Tập trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Phú. Phường Hà Huy Tập có 200,67 ha diện tích tự nhiên và 4.020 nhân khẩu.
- Thành lập phường Đại Nài trên cơ sở toàn bộ xã Đại Nài. Phường Đại Nài có 425,71 ha diện tích tự nhiên và 5.748 nhân khẩu.
Năm 2007, thành lập một số phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 7 xã ven biển của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà[2]. Cùng năm, thị xã Hà Tĩnh trở thành thành phố Hà Tĩnh.[2]
- Thành lập phường Nguyễn Du trên cơ sở một phần các phường Bắc Hà, Trần Phú và các xã Thạch Quý, Thạch Linh, Thạch Trung. Phường Nguyễn Du có 220,33 ha diện tích tự nhiên và 4.615 nhân khẩu.
- Thành lập phường Văn Yên trên cơ sở một phần phường Tân Giang và các xã Thạch Yên, Thạch Quý. Phường Văn Yên có 253,42 ha diện tích tự nhiên và 3.843 nhân khẩu.
- Thành lập phường Thạch Quý trên cơ sở phần còn lại xã Thạch Quý. Phường Thạch Quý có 358,03 ha diện tích tự nhiên và 5.920 nhân khẩu.
- Thành lập phường Thạch Linh trên cơ sở phần còn lại xã Thạch Linh. Phường Thạch Linh có 606,12 ha diện tích tự nhiên và 5.960 nhân khẩu.
Năm 2009, thành lập một số phường thuộc thị xã Hồng Lĩnh[68].
Năm 2015, tách thị trấn Kỳ Anh và 11 xã: Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa để thành lập thị xã Kỳ Anh.[69]
- Thành lập phường Kỳ Liên trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Liên. Phường Kỳ Liên có 1.290,2 ha diện tích tự nhiên và 7.146 nhân khẩu
- Thành lập phường Kỳ Long trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Long. Phường Kỳ Long có 2.136,53 ha diện tích tự nhiên và 9.891 nhân khẩu
- Thành lập phường Kỳ Phương trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Phương. Phường Kỳ Phương có 3.548,33 ha diện tích tự nhiên và 8.255 nhân khẩu.
- Thành lập phường Kỳ Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Thịnh. Phường Kỳ Thịnh có 4.084,26 ha diện tích tự nhiên và 11.399 nhân khẩu.
- Thành lập phường Kỳ Trinh trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Trinh. Phường Kỳ Trinh có 4.748,16 ha diện tích tự nhiên và 5.904 nhân khẩu.
- Thành lập phường Sông Trí trên cơ sở toàn bộ thị trấn Kỳ Anh. Phường Sông Trí có 514,68 ha diện tích tự nhiên và 11.612 nhân khẩu.
Năm 2018, thành lập thị trấn Đồng Lộc thuộc huyện Can Lộc trên cơ sở giải thể xã Đồng Lộc.[70] Thị trấn Đồng Lộc có 18,69 km² diện tích tự nhiên và 6.076 người.
Năm 2019, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tất cả các đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tĩnh (trừ thị xã Hồng Lĩnh).[71]
- Thành lập xã Đồng Môn trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Đồng và xã Thạch Môn. Xã Đồng Môn có 8,93 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.934 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 05 xã và 10 phường.
- Thành lập phường Hưng Trí trên cơ sở toàn bộ phường Sông Trí và xã Kỳ Hưng. Phường Hưng Trí có 19,96 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.413 người.
- Sau khi sắp xếp, thị xã Kỳ Anh có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường và 05 xã.
- Thành lập xã Lâm Hợp trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Lâm và xã Kỳ Hợp. Xã Lâm Hợp có 61,65 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.207 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Kỳ Anh có 20 đơn vị hành chính cấp xã.
- Thành lập xã Nam Phúc Thăng trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Nam, Cẩm Phúc và Cẩm Thăng. Xã Nam Phúc Thăng có 23,27 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.797 người.
- Thành lập xã Yên Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Yên và Cẩm Hòa. Xã Yên Hòa có 23,00 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.229 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Xuyên có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 02 thị trấn.
- Sáp nhập toàn bộ xã Thạch Thanh vào thị trấn Thạch Hà. Thị trấn Thạch Hà có 14,93 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.647 người.
- Thành lập xã Tân Lâm Hương trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Tân, Thạch Lâm và Thạch Hương. Xã Tân Lâm Hương có 20,59 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.214 người.
- Thành lập xã Việt Tiến trên cơ sở toàn bộ xã Phù Việt, Việt Xuyên và Thạch Tiến. Xã Việt Tiến có 20,01 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.226 người.
- Thành lập xã Lưu Vĩnh Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Lưu, Thạch Vĩnh và Bắc Sơn. Xã Lưu Vĩnh Sơn có 41,00 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.760 người.
- Thành lập xã Nam Điền trên cơ sở toàn bộ xã Nam Hương và Thạch Điền. Xã Nam Điền có 47,18 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.221 người.
- Thành lập xã Đỉnh Bàn trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Đỉnh và Thạch Bàn. Xã Đỉnh Bàn có 22,46 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.895 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Thạch Hà có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 01 thị trấn.
- Thành lập thị trấn Lộc Hà trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Bằng. Thị trấn Lộc Hà có 9,39 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.624 người.
- Thành lập xã Bình An trên cơ sở toàn bộ xã An Lộc và xã Bình Lộc. Xã Bình An có 9,28 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.035 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Lộc Hà có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 01 thị trấn.
- Sáp nhập toàn bộ xã Tiến Lộc vào thị trấn Nghèn. Thị trấn Nghèn có 18,33 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.913 người.
- Thành lập xã Kim Song Trường trên cơ sở toàn bộ xã Kim Lộc, Song Lộc và Trường Lộc. Xã Kim Song Trường có 15,94 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.905 người.
- Thành lập xã Khánh Vĩnh Yên trên cơ sở toàn bộ xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Lộc. Xã Khánh Vĩnh Yên có 18,63 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.244 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Can Lộc có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 02 thị trấn.
- Thành lập thị trấn Tiên Điền trên cơ sở toàn bộ thị trấn Nghi Xuân và xã Tiên Điền. Thị trấn Tiên Điền có 5,05 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.656 người.
- Thành lập xã Đan Trường trên cơ sở toàn bộ xã Xuân Đan và xã Xuân Trường. Xã Đan Trường có 13,68 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.301 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Nghi Xuân có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 02 thị trấn.
- Sáp nhập toàn bộ xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ. Thị trấn Đức Thọ có 6,70 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.728 người.
- Thành lập xã Bùi La Nhân trên cơ sở toàn bộ xã Bùi Xá, Đức La và Đức Nhân. Xã Bùi La Nhân có 13,61 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.634 người.
- Thành lập xã Lâm Trung Thủy trên cơ sở toàn bộ xã Đức Lâm, Trung Lễ và Đức Thủy. Xã Lâm Trung Thủy có 15,02 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.637 người.
- Thành lập xã Thanh Bình Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Đức Thanh, Đức Thịnh và Thái Yên. Xã Thanh Bình Thịnh có 13,64 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.061 người.
- Thành lập xã Tùng Châu trên cơ sở toàn bộ xã Đức Tùng và xã Đức Châu. Xã Tùng Châu có 9,61 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.371 người.
- Thành lập xã Quang Vĩnh trên cơ sở toàn bộ xã Đức Quang và xã Đức Vĩnh. Xã Quang Vĩnh có 9,27 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.129 người.
- Thành lập xã An Dũng trên cơ sở toàn bộ xã Đức An và xã Đức Dũng. Xã An Dũng có 24,71 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.366 người.
- Thành lập xã Hòa Lạc trên cơ sở toàn bộ xã Đức Hòa và xã Đức Lạc. Xã Hòa Lạc có 16,31 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.663 người.
- Thành lập xã Tân Dân trên cơ sở toàn bộ xã Đức Long và xã Đức Lập. Xã Tân Dân có 17,22 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.395 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Đức Thọ có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn.
- Thành lập xã Tân Mỹ Hà trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Tân, Sơn Mỹ và Sơn Hà. Xã Tân Mỹ Hà có 13,98 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.384 người.
- Thành lập xã An Hòa Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Sơn An, Sơn Hòa và Sơn Thịnh. Xã An Hòa Thịnh có 14,04 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.233 người.
- Thành lập xã Kim Hoa trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Phúc, Sơn Mai và Sơn Thủy. Xã Kim Hoa có 46,49 km2¬ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.698 người.
- Thành lập xã Quang Diệm trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Quang và xã Sơn Diệm. Xã Quang Diệm có 34,32 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.566 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Hương Sơn có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 xã và 02 thị trấn.
- Sáp nhập một phần xã Hương Minh vào xã Hương Quang, sáp nhập một phần xã Hương Quang vào xã Hương Điền. Sau khi điều chỉnh, xã Hương Quang có 213,84 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 594 người; xã Hương Điền có 152,38 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 369 người; xã Hương Minh có 39,84 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 2.589 người.
- Thành lập xã Quang Thọ trên cơ sở toàn bộ xã Hương Quang và xã Quang Thọ. Xã Quang Thọ có 257,94 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 2.944 người.
- Thành lập xã Thọ Điền trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Thọ và xã Hương Điền. Xã Thọ Điền có 198,29 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.279 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Vũ Quang có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 xã và 01 thị trấn.
- Thành lập xã Điền Mỹ trên cơ sở toàn bộ xã Phương Mỹ và xã Phương Điền. Xã Điền Mỹ có 63,80 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.763 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Hương Khê có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn.
Cho đến năm 2019, tỉnh Hà Tĩnh gồm có 13 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, với 216 xã, phường và thị trấn.[2]
Cửu Đức là huyện lỵ sở tại của quận, nó tiếp giáp quận Nhật Nam (xem ở sách "Giao Châu ngoại thành ký"), phía đông giáp biển, đến châu Phúc Lộc thời Đường (nay là huyện Thạch Hà), phải 102 dặm, (xem ở "Thái Bình hoàn vũ") tức là phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh, cùng miền tây phủ Đức Thọ ngày nay.
<ref>
không hợp lệ: tên “NAK41” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
|tên=
thiếu |tên=
(trợ giúp)