Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và Biển Đông, phía nam giáp Biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố và 8 huyện. Tổng diện tích của tỉnh Cà Mau là 5.274,51 km² với dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 1.516.967 người[1] và mật độ dân số trung bình đạt 287 người/km². Mật độ dân số phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh, trong đó mật độ cao nhất ở thành phố Cà Mau đạt 1.004 người/km² và thấp nhất là huyện U Minh đạt 172 người/km².
Để ổn định về hành chính trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Lúc bấy giờ, Cà Mau là vùng đất thuộc Rạch Giá của tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 9 tháng 3 năm 1956, Chính quyền Sài Gòn ban hành Sắc lệnh số 32/VN về việc thành lập tỉnh Cà Mau trên cơ sở lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây của tỉnh Bạc Liêu.[2]
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh Cà Mau mang tên An Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Quản Long. Tỉnh An Xuyên gồm 6 quận: Quản Long, Thới Bình, Đầm Dơi, Cái Nước, Sông Ông Đốc và Năm Căn. Dân số tính đến năm 1971 là 279.113 người.
Tuy nhiên, Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau.
Tháng 2 năm 1976, tỉnh An Xuyên và một phần tỉnh Bạc Liêu (do Việt Nam Cộng Hòa lập ra) hợp nhất thành tỉnh Minh Hải.
Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời, Thới Bình.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ về việc phê chuẩn (về nguyên tắc) việc phân vạch địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải, lập thêm 6 huyện mới: Cà Mau, Phước Long, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn.
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc thị xã Minh Hải và các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long, Ngọc Hiển, Thới Bình, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn, Trần Văn Thời, U Minh, Cà Mau.
Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã và thị trấn thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Minh Hải.
Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể huyện Cà Mau, phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải (tỉnh Minh Hải còn lại 2 thị xã và 11 huyện).
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới của huyện Hồng Dân, Phước Long, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân và thị xã Minh Hải được đổi tên thành Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 17 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng về việc đổi tên huyện Năm Căn thành huyện Ngọc Hiển, đổi tên huyện Ngọc Hiển hiện nay thành huyện Đầm Dơi thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 9 tháng 11 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải.
Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
Ngày 13 tháng 4 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ về việc thành lập thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc huyện Phú Tân.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội về việc giải thể tỉnh Minh Hải.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Tỉnh Cà Mau có 6 đơn vị hành chính bao gồm: thị xã Cà Mau và 5 huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình.
Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau.
Ngày 25 tháng 6 năm 1999, Chính phủ về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Ngày 29 tháng 8 năm 2000, Chính phủ về việc chia tách, thành lập xã thuộc các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Chính phủ về việc thành lập xã thuộc các huyện Cái Nước và U Minh, tỉnh Cà Mau.
Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Ngày 23 tháng 11 năm 2004, Chính phủ thành lập xã thuộc các huyện Cái Nước và Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Ngày 4 tháng 6 năm 2009, Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[3] về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập 3 xã: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân thuộc huyện Châu Thành vào huyện Giá Rai.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[4] phê chuẩn (về nguyên tắc) việc phân vạch địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải từ 6 huyện, 2 thị xã, 66 xã, 17 phường cũ thành 12 huyện, 2 thị xã, 260 xã, 16 phường và 14 thị trấn mới:
Huyện Vĩnh Lợi có 22 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp thị xã Minh Hải, phía tây giáp kênh Cái Cùng và quốc lộ 4, phía nam giáp Biển Đông.
Huyện Gia Rai có 31 xã, 3 thị trấn (thị trấn huyện lỵ, thị trấn Hồ Phòng (Hộ Phòng) và thị trấn Gành Hào). Phía Bắc giáp xã Vĩnh Phú Tây, xã Phong Thạnh Tây (huyện Phước Long), phía đông giáp huyện Vĩnh Lợi, phía tây giáp xã Tân Thành, xã Định Thành (huyện Cà Mau), phía nam giáp sông Gành Hào và Biển Đông.
Huyện Hồng Dân có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc và phía đông giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp huyện Phước Long.
Huyện Thới Bình có 23 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Phước Long và huyện Giá Rai, phía tây giáp xã Nguyễn Phích, xã Khánh An (huyện U Minh), phía nam giáp xã An Xuyên và xã Tân Thành (huyện Cà Mau).
Huyện Trần Văn Thời có 26 xã, 1 thị trấn (thị trấn Sông Ông Đốc). Phía bắc giáp rừng U Minh, huyện U Minh, từ ngã ba sông Cái Tàu của xã Khánh An (huyện U Minh) đi thẳng phía tây ra Vịnh Thái Lan, phía đông giáp xã An Xuyên, xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân (huyện Cà Mau), phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Phú Mỹ A, xã Phú Mỹ B (huyện Phú Tân).
Huyện Ngọc Hiển có 18 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Định Thành, xã Hòa Thành (huyện Cà Mau), phía đông giáp thị trấn Gành Hào (huyện Giá Rai) và Biển Đông, phía tây giáp xã Trần Phán và xã Quách Phẩm A (huyện Cái Nước), phía nam giáp xã Quách Phẩm B (huyện Năm Căn).
Huyện Cà Mau (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn (thị trấn Tắc Vân). Phía bắc giáp xã Hồ Thị Kỷ, xã Tân Lộc (huyện Thới Bình), phía đông giáp xã An Trạch (huyện Giá Rai), phía tây giáp xã Khánh Bình (huyện Trần Thời) và xã Khánh An (huyện U Minh), phía nam giáp xã Phú Hưng, xã Trần Văn Phán (huyện Cái Nước) và xã Tạ An Khương (huyện Ngọc Hiển). Địa bàn huyện Cà Mau chính là địa bàn huyện Châu Thành trước đây.
Huyện Phước Long (mới thành lập) có 19 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân), phía đông giáp xã Vĩnh Hưng, xã Vinh Mỹ B (huyện Vĩnh Lợi), phía tây giáp xã Tân Phú (huyện Thới Bình), phía nam giáp xã Phong Thạnh và xã Phong Thạnh Đông (huyện Giá Rai).
Huyện U Minh (mới thành lập) có 20 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Thới Bình, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Trần Thời.
Huyện Phú Tân (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp huyện Trần Thời, phía đông giáp huyện Cái Nước, phía tây và tây nam giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Năm Căn.
Huyện Cái Nước (mới thành lập) có 18 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Lương Thế Trân (huyện Cà Mau), phía tây và tây bắc giáp xã Phong Lạc (huyện Trần Thời), xã Phú Mỹ A, xã Việt Khái (huyện Phú Tân), phía đông giáp xã Tạ An Khương, xã Tân Duyệt (huyện Ngọc Hiển), phía nam giáp huyện Năm Căn.
Huyện Năm Căn (mới thành lập) có 28 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Việt Khải (huyện Phú Tân), xã Trần Thời, xã Đông Thới, xã Quách Phẩm A (huyện Cái Nước), phía đông giáp xã Tân Tiến, xã Tân Duyệt (huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp Biển Đông.
Thị xã Cà Mau có 8 phường, địa giới giữ nguyên như hiện nay.
Thị xã Minh Hải: tỉnh lỵ, có 8 phường và 7 xã ngoại thị. Phía bắc giáp Rạch Trà Khứa và Ấp Cái Giá, phía đông giáp Rạch Cầu Thắng, phía tây giáp Rạch Dần Xây, phía nam giáp Biển Đông.
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[5] về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Thới Bình, U minh, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước, Hồng Dân, Trần Thời, Phước Long, Cà Mau và thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải:
Chia xã Biển Bạch thành bốn xã lấy tên là xã Biển Bạch Tây, xã Biển Bạch Tân, xã Biển Bạch và xã Biển Bạch Đông.
Chia xã Trí Phải thành bốn xã lấy tên là xã Trí Phải Tây, xã Trí Phải Trung, xã Trí Phải Đông và xã Trí Phải.
Chia xã Tân Phú Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Quý, xã Tân Phú và xã Tân Xuân.
Chia xã Tân Lộc thành bốn xã lấy tên là xã Tân Thới, xã Tân Bình, xã Tân Lộc và xã Tân Hải.
Chia xã Thới Bình thành ba xã lấy tên là Thới Thuận, xã Thới Bình và xã Thới Hòa.
Xác định ranh giới của xã Hồ Thị Kỷ sau khi chuyển giao một phần 2 xã sang cho huyện Cà Mau theo Quyết định số 326-CP.
Thành lập trên phần đất còn lại của xã Khánh An sau khi đã được chuyển sang cho huyện U Minh theo Quyết định số 326-CP một xã mới lấy tên là xã Khánh Thới.
Tiếp nhận một phần đất của xã Phong Thạnh Tây thuộc huyện Gia Rai chuyển sang theo Quyết định số 326-CP để thành lập một xã mới lấy tên là xã Phong Tiến.
Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành
Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh.
Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc.
Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú.
Xác định địa giới của xã Lý Văn Lâm.
Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình.
Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi.
Xác định địa giới của thị trấn Tắc Vân.
Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 23-HĐBT[6] về việc phân vạch địa giới thị trấn Phú Tân và các xã Tân Hải, Việt Khái thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Minh Hải:
Chia thị trấn Phú Tân thành hai đơn vị hành chính mới lấy tên là thị trấn Phú Tân và xã Tân Phong.
Chia xã Tân Hải thành hai xã lấy tên là xã Tân Hải và xã Tân Nghiệp.
Chia xã Việt Khái thành ba xã lấy tên là xã Việt Khái, xã Việt Dũng và xã Việt Cường.
Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT[7] về việc giải thể huyện Cà Mau, phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập thị trấn Tắc Vân và các xã Tân Định, An Xuyên, An Lộc, Bình Thành, Hoà Tân, Hoà Thành, Tân Thành, Định Bình, Lý Văn Lâm của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau. Thị trấn Tắc Vân đổi thành xã Tắc Vân. Sáp nhập 1/3 ấp Sở Tại của xã Thạch Phú (huyện Cà Mau) vào xã Lý Văn Lâm. Sáp nhập ấp Chánh của xã Thạnh Trung (huyện Cà Mau) vào Phường 8 của thị xã Cà Mau. Địa giới của thị xã Cà Mau ở phía bắc giáp huyện Thới Bình, phía nam giáp huyện Cái Nước và huyện Ngọc Hiển, phía đông giáp huyện Giá Rai, phía tây giáp huyện U Minh và huyện Trần Thời.
Sáp nhập các xã Định Hoà, Định Thành, Tân Thạnh của huyện Cà Mau vào huyện Giá Rai cùng tỉnh.
Sáp nhập xã Tân Lợi của huyện Cà Mau vào huyện Thới Bình cùng tỉnh.
Sáp nhập các xã Lương Thế Trân, Thạch Trung, Thạch Phú của huyện Cà Mau vào huyện Cái Nước cùng tỉnh. Sáp nhập 1/3 ấp ông Muộng của xã Lý Văn Lâm (thị xã Cà Mau) vào xã Thạch Phú của huyện Cái Nước.
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[8] về việc phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải:
Huyện Hồng Dân gồm có các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Hiếu, Ninh Thuận, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Lợi, Lộc Ninh A, Lộc Ninh B, Vĩnh Trung, Ninh Hoà, Hoà Lợi, Ninh Quới A, Ninh Quới B, Phong Dân, Phong Hoà, Phong Hiệp, Phước Tây, Phước Long, Vĩnh Hồng, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Phú Đông, Đông Phú, Đông Nam, Hưng Phú, thị trấn Phước Long và thị trấn Ngan Dừa. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Phước Long.
Địa giới huyện Hồng Dân ở phía đông giáp huyện Thạnh Trị tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp huyện Giá Rai, phía bắc giáp huyện Thạnh Trị tỉnh Hậu Giang và huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.
II. Cắt 4 xã Quách Phẩm, Trần Phán, Tấn Trung, Hoà Điền của huyện Cái Nước và cắt 5 xã Tân Điền, Tân Ân, Thanh Tùng, Tân Trung, An Lập của huyện Năm Căn sáp nhập vào huyện Ngọc Hiển.
Huyện Ngọc Hiển gồm có các xã Tân Mỹ, Tân Lập, Thành Điền, Thới Phong, Tân Duyệt, Tân Hùng, Tân Thánh, Tân Dân, Tân Thuận, Phú Hải, Hiệp Bình, Thuận Hoà, Long Hoà, Tạ An Khương, Nguyễn Huân, Ngọc Thánh, Tân Đức, Tân Hồng, Tân Tiến, Quách Phẩm, Tân Phán, Tấn Trung, Hoà Điền, Tân Điền, Tân An, Thạnh Tùng, Tân Trung, An Lập và thị trấn huyện lỵ Ngọc Hiển.
Địa giới huyện Ngọc Hiển ở phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp huyện Cái Nước, phía nam giáp huyện Năm Căn, phía bắc giáp huyện Giá Rai và thị xã Cà Mau.
Huyện Cái Nước gồm các xã Cái Nước, Hiệp Hưng, Trần Thời, Tân Thới, Tân Hưng, Phong Hưng, Tân Hưng Đông, Hưng Mỹ, Bình Mỹ, Phú Lộc, Phú Hưng, Tân Hiệp, Đông Thới, Thanh Hưng, Thạch Phúc, Thạnh Trung, Lương Thế Tân, Hoà Mỹ, Tân Hải, Phú Hoà, Phú Hiệp, Việt Thắng, Việt Hùng, Tân Hưng Tây, Nguyễn Việt Khái, Phú Thuận, Phú Mỹ A, Phú Thành, Tân Nghiệp, Tân Phong, Việt Dũng, Việt Cường và thị trấn Phú Tân. Huyện lỵ đóng tại xã Cái Nước.
Địa giới huyện Cái Nước ở phía đông giáp huyện Ngọc Hiển, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Năm Căn, phía bắc giáp thị xã Cà Mau.
V. Đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 17 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 168-HĐBT[9] về việc đổi tên một số huyện thuộc tỉnh Minh Hải:
Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 170-HĐBT[10] về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[11] về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập xã Thạnh Trung và xã Lương Thế Trân thành một xã lấy tên là xã Lương Thế Trân.
Sáp nhập xã Phú Hưng và xã Phú Lộc thành một xã lấy tên là xã Phú Hưng.
Sáp nhập xã Hoà Mỹ và xã Hưng Mỹ thành một xã lấy tên là xã Hưng Mỹ.
Sáp nhập xã Phú Mỹ và xã Phú Thuận thành một xã lấy tên là xã Phú Mỹ.
Sáp nhập xã Phú Hoà và xã Phú Thành thành một xã lấy tên là xã Phú Hoà.
Sáp nhập xã Việt Khái với xã Việt Dũng thành một xã lấy tên là xã Việt Khái.
Giải thể xã Phong Hưng để sáp nhập vào xã Tân Hưng và xã Hưng Hiệp.
Sáp nhập xã Việt Cường với xã Việt Hùng thành một xã lấy tên là xã Việt Hùng; tách một phần dân số và diện tích của xã Việt Hùng để sáp nhập vào xã Việt Thắng.
Giải thể xã Tân Thới để sáp nhập vào xã Trần Thới và xã Đông Thới.
Sáp nhập xã Tân Phong và xã Tân Nghiệp thành một xã lấy tên là xã Tân Nghiệp; tách một phần dân số và diện tích để sáp nhập vào thị trấn Phú Tân.
Giải thể xã Cái Nước để thành lập thị trấn Cái Nước (thị trấn huyện lỵ huyện Cái Nước).
Sáp nhập xã Vĩnh An và xã Vĩnh Mỹ B thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Mỹ B; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Mỹ B để sáp nhập vào xã Minh Diệu.
Sáp nhập xã Minh Tân và xã Vĩnh Bình thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Bình; tách một phần diện tích và dân số của hai xã này để sáp nhập vào xã Minh Diệu và xã Vĩnh Hùng.
Sáp nhập xã Vĩnh Hùng và xã Vĩnh Hưng thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Hưng; tách một phần diện tích và dân số của xã Minh Tân để sáp nhập vào xã Vĩnh Hưng.
Tách một phần diện tích và dân số của xã Minh Diệu để sáp nhập vào xã Long Thạnh.
Sáp nhập xã Châu Thới và xã Thới Chiến thành một xã lấy tên là xã Châu Thới; tách một phần diện tích và dân số của xã Châu Thới để sáp nhập vào xã Thới Thắng.
Sáp nhập các xã Thới Thăng, Phước Hưng và Hoà Hưng thành một xã lấy tên là xã Hoà Hưng; tách một phần diện tích và dân số của xã Hoà Hưng để sáp nhập vào xã Châu Hưng và xã Hưng Hội.
Sáp nhập xã Vĩnh Hậu và xã Long Hà thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Hậu; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Hậu để sáp nhập vào xã Vĩnh Thịnh, xã Long Thạnh và xã Vĩnh Lợi.
Tách ấp Láng Dài của xã Vĩnh Lợi để sáp nhập vào xã Long Thạnh; giải thể xã Vĩnh Lợi để thành lập thị trấn Hoà Bình (thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Lợi).
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Long Thạnh có 3.318 hécta đất với 10.457 nhân khẩu.
Giải thể xã Vĩnh Hiếu để sáp nhập vào xã Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Trung.
Sáp nhập xã Lộc Ninh A và xã Lộc Ninh B thành một xã lấy tên là xã Lộc Ninh.
Sáp nhập xã Ninh Thuận và xã Ninh Thạnh Lợi thành một xã lấy tên là xã Ninh Thạnh Lợi.
Giải thể xã Phước Tây để sáp nhập vào xã Phước Long và xã Phong Hiệp; tách một phần diện tích và dân số của xã Phước Long để sáp nhập vào xã Hoà Lợi; tách một phần diện tích và dân số của xã Phước Tây để sáp nhập vào xã Phong Hiệp.
Sau khi điều chỉnh địa giới, xã Hoà Lợi có 2.779 hécta đất với 6.325 nhân khẩu.
Tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Hồng để sáp nhập vào xã Vĩnh Tiến; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Tiến để sáp nhập vào xã Phong Hoà.
Giải thể xã Phong Phú để sáp nhập vào xã Phong Lạc và xã Lợi An:
Sáp nhập xã Khánh Dũng và xã Khánh Hưng thành một xã lấy tên là xã Khánh Hưng.
Sáp nhập xã Khánh Xuân và xã Trần Hợi thành một xã lấy tên là xã Khánh Xuân.
Giải thể xã Khánh Trung để sáp nhập vào xã Khánh Bình và xã Khánh Đông.
Sáp nhập xã Khánh Dân và xã Khánh Hiệp thành một xã lấy tên là xã Khánh Dân.
Ngày 9 tháng 11 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 483/QĐ-TCCP[12] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải:
Giải thể xã Hòa Hưng, nhập địa bàn vào xã Châu Hưng và xã Châu Thới.
Sáp nhập xã Vĩnh Thắng vào xã Vĩnh Mỹ A.
Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[13] về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập hai xã Khánh Hiệp, Khánh Minh vào xã Khánh An.
Sáp nhập hai xã Nguyễn Phích A, Nguyễn Phích B vào xã Nguyễn Phích.
Sáp nhập hai xã Khánh Hội, Khánh Tân vào xã Khánh Lâm.
Ngày 13 tháng 4 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 183/QĐ-TCCP[14] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập các xã Long Điền Đông A, Long Điền Đông B, Long Điền Đông C thành xã Long Điền Đông.
Sáp nhập xã Long Điền Tiến vào xã Long Điền.
Sáp nhập các xã Long Điền Hải, Điền Hải vào xã Long Điền Tây.
Sáp nhập xã An Hòa vào xã An Trạch.
Sáp nhập xã Định Hòa vào xã Định Thành.
Sáp nhập các xã Tân Hiệp, Thạnh Bình vào xã Tân Phong.
Sáp nhập xã Thạnh Hòa vào xã Phong Thạnh.
Sáp nhập xã Phong Nam vào xã Phong Tân.
Sáp nhập các xã Phong Phú, Phong Quý vào xã Phong Thạnh Đông.
Sáp nhập xã Tân Hòa vào xã Phong Thạnh Tây.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 109-CP[15] về việc thành lập thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải:
Thành lập thị trấn Cái Đôi Vàm trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nguyễn Việt Khái.
Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP[17] về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau:
Thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau.
Thành phố Cà Mau có 24.580,33 ha diện tích tự nhiên và 176.848 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 8 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 7 xã: An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân, Định Bình, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Hòa Tân.
Địa giới hành chính thành phố Cà Mau: Đông giáp huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; Tây giáp huyện Trần Văn Thời; Nam giáp huyện Đầm Dơi; Bắc giáp huyện Thới Bình.
Ngày 25 tháng 6 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/1999/NĐ-CP[18] về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau:
Thành lập xã Quách Phẩm Bắc thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở có 4.061,5 ha diện tích tự nhiên và 10.291 nhân khẩu của xã Quách Phẩm.
Thành lập xã Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời trên cơ sở có 9.864 ha diện tích tự nhiên và 17.212 nhân khẩu của xã Khánh Bình Tây.
Thành lập xã Việt Thắng thuộc huyện Cái Nước trên cơ sở có 3.865,27 ha diện tích tự nhiên và 10.300 nhân khẩu của xã Trần Thới.
Thành lập xã Tân Ân Tây thuộc huyện Ngọc Hiển trên cơ sở 11.096 ha diện tích tự nhiên và 10.030 nhân khẩu của xã Tân Ân.
Ngày 29 tháng 8 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2000/NĐ-CP[19] về việc chia tách, thành lập xã thuộc các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Thới Bình, tỉnh Cà Mau:
Thành lập xã Tam Giang Tây thuộc huyện Ngọc Hiển trên cơ sở 9.235 ha diện tích tự nhiên và 6.672 nhân khẩu của xã Tam Giang.
Thành lập xã Tam Giang Đông thuộc huyện Ngọc Hiển trên cơ sở 9.530,79 ha diện tích tự nhiên và 5.468 nhân khẩu của xã Tam Giang.
Thành lập xã Tạ An Khương Nam thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 3.124,81 ha diện tích tự nhiên và 8.657 nhân khẩu của xã Tạ An Khương.
Thành lập xã Tạ An Khương Đông thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 3.208,45 ha diện tích tự nhiên và 8.186 nhân khẩu của xã Tạ An Khương.
Thành lập xã Tân Lộc Bắc thuộc huyện Thới Bình trên cơ sở 3.709 ha diện tích tự nhiên và 10.156 nhân khẩu của xã Tân Lộc.
Thành lập xã Tân Lộc Đông thuộc huyện Thới Bình trên cơ sở 4.064 ha diện tích tự nhiên và 4.478 nhân khẩu của xã Tân Lộc.
Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2003/NĐ-CP[20] về việc thành lập xã thuộc các huyện Cái Nước và U Minh, tỉnh Cà Mau:
Thành lập xã Tân Hải thuộc huyện Cái Nước trên cơ sở 4.233,56 ha diện tích tự nhiên và 9.532 nhân khẩu của xã Phú Tân.
Thành lập xã Khánh Hội thuộc huyện U Minh trên cơ sở 3.360,80 ha diện tích tự nhiên và 9.780 nhân khẩu của xã Khánh Lâm.
Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP[21] về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau:
Thành lập huyện Phú Tân trên cơ sở 44.595 ha diện tích tự nhiên và 109.642 nhân khẩu của huyện Cái Nước.
Huyện Phú Tân có 44.595 ha diện tích tự nhiên và 109.642 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Phú Mỹ, Phú Tân, Tân Hải, Việt Thắng, Tân Hưng Tây, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Địa giới hành chính huyện Phú Tân: Đông giáp huyện Cái Nước; Tây giáp Biển Đông; Nam giáp huyện Năm Căn; Bắc giáp huyện Trần Văn Thời.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Phú Tân, huyện Cái Nước còn lại 39.514 ha diện tích tự nhiên và 136.619 nhân khẩu; có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Lương Thế Trân, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Tân Hưng, Tân Hưng Đông, Đông Thới, Trần Thới và thị trấn Cái Nước.
Thành lập huyện Năm Căn trên cơ sở 53.291,40 ha diện tích tự nhiên và 70.745 nhân khẩu của huyện Ngọc Hiển.
Huyện Năm Căn có 53.291,40 ha diện tích tự nhiên và 70.745 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Hàm Rồng, Đất Mới, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Tam Giang, Tam Giang Đông và thị trấn Năm Căn.
Địa giới hành chính huyện Năm Căn: Đông và Tây giáp Biển Đông; Nam giáp huyện Ngọc Hiển; Bắc giáp các huyện Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển còn lại 74.329,87 ha diện tích tự nhiên và 77.289 nhân khẩu; có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Tam Giang Tây, Tân Ân, Tân Ân Tây, Viên An, Viên An Đông, Đất Mũi.
Ngày 23 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2004/NĐ-CP[22] về việc thành lập xã thuộc các huyện Cái Nước và Phú Tân, tỉnh Cà Mau:
Thành lập xã Thạnh Phú huyện Cái Nước trên cơ sở 3.111 ha diện tích tự nhiên và 13.725 nhân khẩu của xã Lương Thế Trân.
Thành lập xã Hoà Mỹ thuộc huyện Cái Nước trên cơ sở 3.860,20 ha diện tích tự nhiên và 9.326 nhân khẩu của xã Hưng Mỹ.
Thành lập xã Đông Hưng thuộc huyện Cái Nước trên cơ sở 3.283,40 ha diện tích tự nhiên và 10.299 nhân khẩu của xã Đông Thới.
Thành lập xã Phú Thuận thuộc huyện Phú Tân trên cơ sở 3.925 ha diện tích tự nhiên và 11.359 nhân khẩu của xã Phú Mỹ.
Thành lập xã Rạch Chèo thuộc huyện Phú Tân trên cơ sở 4.450 ha diện tích tự nhiên và 9.998 nhân khẩu của xã Tân Hưng Tây.
Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2005/NĐ-CP[23] về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau:
Thành lập xã Ngọc Chánh thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 5.303,76 ha diện tích tự nhiên và 11.023 nhân khẩu của xã Thanh Tùng.
Thành lập xã Tân Trung thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 3.486 ha diện tích tự nhiên và 10.664 nhân khẩu của xã Trần Phán.
Thành lập xã Tân Dân thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 2.948 ha diện tích tự nhiên và 6.148 nhân khẩu của xã Tân Duyệt.
Thành lập xã Phong Điền thuộc huyện Trần Văn Thời trên cơ sở 5.578,88 ha diện tích tự nhiên và 13.208 nhân khẩu của xã Phong Lạc.
Thành lập xã Khánh Lộc thuộc huyện Trần Văn Thời trên cơ sở 2.478 ha diện tích tự nhiên và 8.215 nhân khẩu của xã Trần Hợi.
Thành lập xã Trí Lực thuộc huyện Thới Bình trên cơ sở 3.898,66 ha diện tích tự nhiên và 7.024 nhân khẩu của xã Trí Phải.
Thành lập xã Tân Bằng thuộc huyện Thới Bình trên cơ sở 4.730 ha diện tích tự nhiên và 10.419 nhân khẩu của xã Biển Bạch.
Thành lập xã Lâm Hải thuộc huyện Năm Căn trên cơ sở 12.272,40 ha diện tích tự nhiên và 10.531 nhân khẩu của xã Đất Mới.
Ngày 4 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP[24] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau:
Thành lập xã Khánh Thuận thuộc huyện U Minh trên cơ sở điều chỉnh 17.148 ha diện tích tự nhiên và 13.127 nhân khẩu của xã Khánh Hòa.
Huyện U Minh có 77.461,50 ha diện tích tự nhiên và 92.312 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn U Minh và các xã: Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Tiến, Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Hòa và Khánh Thuận.
Thành lập thị trấn Rạch Gốc thuộc huyện Ngọc Hiển trên cơ sở điều chỉnh 5.271,50 ha diện tích tự nhiên và 7.831 nhân khẩu của xã Tân Ân.
Huyện Ngọc Hiển có 73.315,13 ha diện tích tự nhiên và 83.152 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Đất Mũi, Tân Ân, Tân Ân Tây, Tam Giang Tây, Viên An, Viên An Đông và thị trấn Rạch Gốc.
Thành lập phường Tân Xuyên thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.887,50 ha diện tích tự nhiên và 6.261 nhân khẩu của xã An Xuyên.
Thành lập phường Tân Thành thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.115,32 ha diện tích tự nhiên và 5.137 nhân khẩu của xã Tân Thành.
Thành phố Cà Mau có 25.030,39 ha diện tích tự nhiên và 204.895 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Xuyên, Tân Thành, 7 xã: Tắc Vân, Tân Thành, Hòa Tân, Định Bình, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, An Xuyên.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1252/NQ-UBTVQH15[25] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024). Theo đó:
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cà Mau
Sáp nhập một phần Phường 4 vào phường Tân Xuyên. Phường Tân Xuyên có diện tích tự nhiên là 20,70 km² và quy mô dân số là 9.838 người.
Sáp nhập phần còn lại Phường 4 và một phần Phường 9 vào Phường 2. Phường 2 có diện tích tự nhiên là 2,43 km² và quy mô dân số là 23.478 người.
Sau khi sắp xếp, Phường 9 có diện tích tự nhiên là 6,47 km² và quy mô dân số là 14.205 người.
Sau khi sắp xếp, thành phố Cà Mau có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường và 7 xã.
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phú Tân
Sáp nhập một phần xã Nguyễn Việt Khái vào thị trấn Cái Đôi Vàm. Thị trấn Cái Đôi Vàm có diện tích tự nhiên là 24,00 km² và quy mô dân số là 18.926 người. Xã Nguyễn Việt Khái có diện tích tự nhiên là 107,05 km² và quy mô dân số là 17.363 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Phú Tân có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 xã và 1 thị trấn.
Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện và 1 thành phố với 100 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 82 xã, 9 phường và 9 thị trấn.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Cà Mau theo địa lý và hành chính bao gồm 6 đề mục liệt kê: đơn vị hành chính cấp huyện, thủ phủ, diện tích, dân số và mật độ dân số được cập nhật tính đến ngày 31/12/2022, các đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn.[1][26]
Cà mau có 101 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 10 phường, 9 thị trấn và 82 xã. Trong đó mỗi huyện có một thị trấn, đồng thời là huyện lỵ, riêng huyện Trần Văn Thời có đến 2 thị trấn, thị trấn Trần Văn Thời là huyện lỵ và thị trấn Sông Đốc.
^Quyết định số 483/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải.
^Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
^Quyết định số 183/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải.
^Nghị định số 109-CP về việc thành lập thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải.
Utahime Iori (Iori Utahime?) là một nhân vật trong seri Jujutsu Kaisen, cô là một chú thuật sư sơ cấp 1 và là giám thị học sinh tại trường trung học Jujutsu Kyoto.