Lịch sử hành chính Ninh Thuận

Lịch sử hành chính Ninh Thuận có thể xem mốc khởi đầu từ năm 1901 với sự kiện thành lập đạo Ninh Thuận và tỉnh Phan Rang.[1] Vào thời điểm hiện tại (2022), về mặt hành chính, Ninh Thuận được chia làm 7 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 6 huyện – và 62 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 47 xã, 12 phường và 3 thị trấn.[2]

Tổ chức hành chính trước 1954

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang. Tên gọi này có nguồn gốc từ tiểu quốc Panduranga, địa giới tỉnh Phan Rang do đó gần giống với tiểu quốc Panduranga trước đây, tỉnh lị cũng có tên là Phan Rang. Công sứ đầu tiên là Odend'hal. Năm 1913, thời viên Công sứ Paul Giran, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính Phan Rang, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Năm 1945, Pháp và chính quyền Trần Trọng Kim thay lần lượt các công sứ: De Maystre (1942? - 1945), Ưng Phố và Phan Văn Phúc. Tháng 11/1948 Pháp cho sáp nhập Ninh Thuận gồm 4 quận: Tháp Chàm, Ninh Chử, Đồng Mé, Phan Rang vào Chi khu Nha Trang.

Tổ chức hành chính 1954 - 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lỵ Khánh Hải), An Phước (quận lỵ Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lỵ An Sơn). Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly (nay thuộc xã Công Hải, huyện Thuận Bắc).

Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận gồm có 5 quận là Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.

  • Quận An Phước gồm các xã: Diêm Hải, Đại Phước, Định Hải, Hậu Phước, Hữu Phước, Phước Hải, Tà Dương, Thái Sơn.
  • Quận Bửu Sơn gồm các xã: An Sơn, Mỹ Sơn, Phú Sơn, Phước Sơn, Tân Sơn, Tri Phước.
  • Quận Du Long gồm các xã: Cam Ly, Cam Thọ, Cát Hải, É Lâm hạ.
  • Quận Sông Pha gồm các xã: Bửu Lâm, É Lâm thượng.
  • Quận Thanh Hải gồm các xã: An Hải, Đông Hải, Hộ Hải, Khánh Hải, Mỹ Hải, Phan Rang, Tân Hải, Vĩnh Hải.

Tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang, về mặt hành chính thuộc xã Phan Rang, quận Thanh Hải.

Tổ chức hành chính từ 1975 đến 1992

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận dự kiến sáp nhập với Bình Thuận và Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.

Nhưng sau đó, để phù hợp với tình hình thực tế, tháng 2 năm 1976, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình ThuậnBình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Tổ chức hành chính trên địa bàn Ninh Thuận gồm thị xã Phan Rang và 3 huyện Ninh Hải, An Phước, Ninh Sơn.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Bộ trưởng quyết định hợp nhất 4 đơn vị hành chính trên thành 2 huyện An SơnNinh Hải (mới) trực thuộc tỉnh Thuận Hải[3] như sau:

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ quyết định điều chỉnh địa giới xã, thị trấn thuộc tỉnh Thuận Hải[4] như sau:

  1. Thành lập ở khu kinh tế mới Nhị Hà (xã Phước Hà) một xã mới lấy tên là xã Nhị Hà
  2. Đổi tên xã Đổi tên xã Phước Thành (của huyện An Phước cũ) thành xã Phước Thuận.
  1. Tách thôn Lương Cách, thôn Tân Hội của xã Hội Hải, thôn Công thành, thôn Thành Ý của xã Xuân Hải và thôn Đài Sơn của thị trấn Phan Rang lập thành một xã mới lấy tên là xã Thành Hải
  2. Tách các thôn Bà Tháp, Gò Cạn, Gò Đền của xã Hội Hải, thôn Mỹ Nhơn của xã Xuân Hải, lập thành một xã mới lấy tên là xã Tân Hải
  3. Tách các thôn Tấn Tài A, Tấn Tài B của thị xã Phan Rang, thôn Tấn Lộc của xã Mỹ Hải lập thành một xã mới lấy tên là xã Tấn Hải
  4. Tách các thôn Phước Lập, Văn Lâm của xã Phước Nam, thôn Chung Mỹ của xã Phước Dân lập thành một xã mới lấy tên là xã Lâm Hải
  5. Xã Phước Công đổi tên thành xã Công Hải
  6. Xã Phước Lợi đổi tên thành xã Lợi Hải
  7. Xã Phước Tân đổi tên thành xã An Hải
  8. Xã Phước Dinh đổi tên thành xã Dinh Hải
  9. Xã Phước Diêm đổi tên thành xã Diêm Hải
  10. Xã Phượng Hải đổi tên thành xã Tri Hải
  11. Xã Cát Hải đổi tên thành xã Phương Hải.

Ngày 1 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia tách 2 huyện An SơnNinh Hải thành thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Ninh Hải, Ninh PhướcNinh Sơn trực thuộc tỉnh Thuận Hải[5] như sau:

Ngày 30 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng quyết định phân vạch địa giới huyện và thị xã thuộc tỉnh Thuận Hải[6] như sau:

  • Mở rộng thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trên cơ sở sáp nhập hai xã Đông Hải và xã Mỹ Hải, huyện Ninh Hải. Có tổng diện tích 11.110 ha.

Ngày 28 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng quyết định phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Thuận Hải[7] như sau, sáp nhập hai xã Tây Phước và Tương Phúc thuộc huyện Ninh Sơn thành một xã lấy tên là xã Ma Nới; sáp nhập hai xã Phước Tân và Phước Tiến thuộc huyện Ninh Sơn thành một xã lấy tên là xã Trà Co.

Tháng 7 năm 1991, Ban Tổ chức - Chính phủ quyết định chuyển xã Khánh Hải thuộc thị xã Phan Rang- Tháp Chàm về huyện Ninh Hải quản lý.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, theo nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình ThuậnNinh Thuận.

Tổ chức hành chính từ 1992 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động với 4 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc: thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước và huyện Ninh Sơn.

Ngày 3 tháng 6 năm 1993, thị trấn Phước Dân thuộc huyện Ninh Phước được thành lập trên cơ sở toàn bộ xã Phước Dân và thôn Mỹ Nghiệp của xã Phước Hải.

Ngày 28 tháng 5 năm 1994, thị trấn Khánh Hải thuộc huyện Ninh Hải được thành lập trên cơ sở các thôn Dư Khánh 1, Dư Khánh 2, Ninh Chữ và Cà Đú của xã Khánh Hải.[8]

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, xã Phước Chính thuộc huyện Ninh Sơn được thành lập trên cơ sở một phần xã Phước Đại; xã Trà Co thuộc huyện Ninh Sơn được chia lại thành 2 xã cũ: Phước TânPhước Tiến.

Ngày 14 tháng 8 năm 1998, xã Phước Minh thuộc huyện Ninh Phước được thành lập trên cơ sở một phần xã Phước Nam và một phần xã Phước Diêm.[9]

Ngày 30 tháng 8 năm 2000, thị trấn Tân Sơn thuộc huyện Ninh Sơn được thành lập trên cơ sở một phần xã Tân Sơn và xã Tân Sơn được đổi tên thành xã Lương Sơn.[10]

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện Bác Ái được tái lập trên cơ sở tách 9 xã Phước Bình, Phước Chính, Phước Đại, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Thành, Phước Thắng, Phước Tiến, Phước Trung của huyện Ninh Sơn.[11] Huyện lị đặt tại xã Phước Đại.

Ngày 25 tháng 12 năm 2001, các phường Đông Hải (từ xã Đông Hải), Mỹ Đông (từ một phần xã Mỹ Hải), Đài Sơn (từ một phần xã Thành Hải và một phần phường Thanh Sơn) thuộc thị xã Phan Rang – Tháp Chàm được thành lập.[12]

Ngày 22 tháng 11 năm 2002, xã Phước Vinh thuộc huyện Ninh Phước được thành lập trên cơ sở một phần xã Phước Sơn.[13]

Ngày 7 tháng 7 năm 2005, các xã Thanh Hải (từ một phần xã Nhơn Hải), Bắc Sơn (từ một phần xã Phương Hải), Bắc Phong (từ một phần xã Tân Hải) thuộc huyện Ninh Hải được thành lập. Huyện Thuận Bắc cũng được thành lập trên cơ sở tách 6 xã Lợi Hải, Công Hải, Phước Chiến, Phước Kháng, Bắc Sơn, Bắc Phong của huyện Ninh Hải.[14]

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm được thành lập trên cơ sở toàn bộ thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.[15]

Ngày 21 tháng 9 năm 2007, xã Phước Thắng mới thuộc huyện Bác Ái được thành lập sau khi giải thể xã Phước Thắng cũ và điều chỉnh địa giới hành chính các xã Phước Chính, Phước Tiến.[16]

Ngày 21 tháng 1 năm 2008, các phường Mỹ Bình (từ một phần xã Mỹ Hải và một phần xã Văn Hải), Mỹ Hải (từ phần còn lại của xã Mỹ Hải) và Văn Hải (từ phần còn lại của xã Văn Hải) thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàmđược thành lập sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các phường, xã có liên quan.[17]

Ngày 10 tháng 6 năm 2009, các xã Phước Ninh (từ một phần xã Phước Nam), Cà Ná (từ một phần xã Phước Diêm) thuộc huyện Ninh Phước được thành lập. Huyện Thuận Nam cũng được thành lập trên cơ sở tách 8 xã Cà Ná, Phước Diêm, Phước Ninh, Phước Nam, Phước Minh, Phước Dinh, Nhị Hà, Phước Hà của huyện Ninh Phước.[18]

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1198/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[2] Theo đó:

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
  • Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,45 km², quy mô dân số là 5.200 người của phường Mỹ Hương và toàn bộ diện tích tự nhiên là 2,64 km², quy mô dân số là 11.356 người của phường Tấn Tài vào phường Kinh Dinh. Sau khi nhập, phường Kinh Dinh có diện tích tự nhiên là 3,50 km² và quy mô dân số là 24.656 người.
  • Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,1 km², quy mô dân số là 10.660 người của phường Thanh Sơn vào phường Phủ Hà. Sau khi nhập, phường Phủ Hà có diện tích tự nhiên là 2,4 km² và quy mô dân số là 23.957 người.
  • Sau khi sắp xếp, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 phường và 1 xã.
2. Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 1 thành phố và 62 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 47 xã, 12 phường và 3 thị trấn.

Các đơn vị hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh của Việt Nam, có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 6 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh. Toàn tỉnh có diện tích 3.356,3  km², với dân số 574.600 người theo điều tra dân số năm 2009 và mật độ dân cư trung bình là 171 người/ km². Mật độ dân số phân bố không đồng đều trong các đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó mật độ cao nhất tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh lỵ của Ninh Thuận) đạt 2.049 người/ km² và thấp nhất là huyện Bác Ái chỉ có 24 người/ km².

Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, có 5 đơn vị hành chính cấp huyện trong tổng số 7 là giáp biển, gồm các huyện: Thuận Nam, Thuận Bắc, Ninh Phước, Ninh Hải và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Ninh Thuận theo địa lý và hành chính bao gồm 6 đề mục liệt kê: đơn vị hành chính cấp huyện, thủ phủ, diện tích, dân số và mật độ dân số được cập nhật từ cuộc điều tra dân số năm 2009, các đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn.

Tỉnh Ninh Thuận có 62 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 47 xã, 12 phường và 3 thị trấn.

STT Thể loại hành chính Tên gọi Thủ phủ Diện tích ( km²) Dân số (người) Mật dộ dân số (người/ km²) Đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn
1 Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 78,9 161.700 2.049 12 phường: Bảo An, Đài Sơn, Đạo Long, Đô Vinh, Đông Hải, Kinh Dinh, Mỹ Bình, Mỹ Đông, Mỹ Hải, Phủ Hà, Phước Mỹ, Văn Hải

1 xã: Thành Hải

2 Huyện Bác Ái Phước Đại 1.027,5 24.300 24 9 xã: Phước Bình, Phước Chính, Phước Đại, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Tiến, Phước Trung
3 Huyện Ninh Hải Khánh Hải 253,9 89.400 352 1 Thị trấn: Khánh Hải

8 xã: Hộ Hải, Nhơn Hải, Phương Hải, Tân Hải, Thanh Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải, Xuân Hải

4 Huyện Ninh Phước Phước Dân 341,0 135.200 397 1 Thị trấn: Phước Dân

8 xã: An Hải, Phước Hải, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Sơn, Phước Thái, Phước Thuận, Phước Vinh

5 Huyện Ninh Sơn Tân Sơn 771,3 71.400 93 1 Thị trấn: Tân Sơn

7 xã: Hòa Sơn, Lâm Sơn, Lương Sơn, Ma Nới, Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Quảng Sơn

6 Huyện Thuận Bắc Lợi Hải 319,2 37.800 118 6 xã: Bắc Phong, Bắc Sơn, Công Hải, Lợi Hải, Phước Chiến, Phước Kháng
7 Huyện Thuận Nam Phước Nam 564,5 54.800 97 8 xã: Cà Ná, Nhị Hà, Phước Diêm, Phước Dinh, Phước Hà, Phước Minh, Phước Nam, Phước Ninh

Cấp huyện

[sửa | sửa mã nguồn]
DANH SÁCH CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH NINH THUẬN
Tên huyện/thành phố Số đơn vị trực thuộc Diện tích (km²) Dân số
(Điều tra dân số 1/4/2009)
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 12 phường và 1 xã 78,90 161.730
Huyện Bác Ái 9 xã 1.027,53 24.304
Huyện Ninh Hải 1 thị trấn và 8 xã 215,25 89.420
Huyện Ninh Phước 1 thị trấn và 8 xã 341,03 135.146
Huyện Ninh Sơn 1 thị trấn và 7 xã 770,58 71.432
Huyện Thuận Bắc 6 xã 319,93 37.769
Huyện Thuận Nam 8 xã 564,52 54.768
Toàn tỉnh 12 phường, 47 xã và 3 thị trấn 3.317.74 574.569
DANH SÁCH CÁC PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN THUỘC TỈNH NINH THUẬN
Năm thành lập Tên phường/xã/thị trấn Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số (người/kn2) Thời điểm điều tra dân số
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
1981 Phường Bảo An 3,22 10.027 3.114 2001
2001 Phường Đài Sơn 1,26 6.975 5.536 2001
1981 Phường Đạo Long 1,59 10.348 6.508 2002
1981 Phường Đô Vinh 30,63
2001 Phường Đông Hải 2,11 20.724 9.822 2001
1981 Phường Kinh Dinh 0,39 7.656 19.631 2001
2008 Phường Mỹ Bình 4,96 8.076 1.628 2008
2001 Phường Mỹ Đông 2,41 12.401 5.146 2008
2008 Phường Mỹ Hải 2,22 4.919 2.216 2008
1981 Phường Phủ Hà 1,37 10.714 7.820 2001
1981 Phường Phước Mỹ 5,94 11.322 1.906 2001
2008 Phường Văn Hải 9,27 13.909 1.500 2008
1981 Xã Thành Hải 9,37 5.805 620 2001
Huyện Bác Ái
Xã Phước Bình
Xã Phước Chính 65,34 1.381 21 2007
Xã Phước Đại 113,41 2.925 26 2007
Xã Phước Hòa
Xã Phước Tân
Xã Phước Thành 126,90 2.601 20 2007
2007 Xã Phước Thắng 47,31 3.419 72 2007
Xã Phước Tiến 76,17 3.020 40 2007
Xã Phước Trung
Huyện Ninh Hải
1994 Thị trấn Khánh Hải 8,96 11.321 1.264 1994
Xã Hộ Hải 12,39 13.469 1.087 2005
Xã Nhơn Hải 30,89 13.316 431 2005
Xã Phương Hải 7,43 6.149 828 2005
Xã Tân Hải 9,08 8.666 954 2005
2005 Xã Thanh Hải 6,61 6.332 958 2005
Xã Tri Hải
Xã Vĩnh Hải
Xã Xuân Hải
Huyện Ninh Phước
1993 Thị trấn Phước Dân
Xã An Hải
Xã Phước Hải
Xã Phước Hậu
Xã Phước Hữu
Xã Phước Sơn 45,57 9.569 210 2002
Xã Phước Thái
Xã Phước Thuận
2002 Xã Phước Vinh 14,59 13.776 994 2002
Huyện Ninh Sơn
2000 Thị trấn Tân Sơn 17,64 10.242 581 2000
Xã Hòa Sơn
Xã Lâm Sơn
2000 Xã Lương Sơn 42,59 4.836 114 2000
Xã Ma Nới
Xã Mỹ Sơn
Xã Nhơn Sơn
Xã Quảng Sơn
Huyện Thuận Bắc
2005 Xã Bắc Phong 21,93 6.142 280 2005
2005 Xã Bắc Sơn 62,80 5.954 95 2005
Xã Công Hải
Xã Lợi Hải
Xã Phước Chiến
Xã Phước Kháng
Huyện Thuận Nam
2009 Xã Cà Ná 13,08 8.537 653 2009
Xã Nhị Hà
Xã Phước Diêm 51,20 12.535 245 2009
Xã Phước Dinh
Xã Phước Hà
1998 Xã Phước Minh 80,50 3.090 38 1998
Xã Phước Nam 33,88 11.780 348 2009
2009 Xã Phước Ninh 26,87 4.292 160 2009

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tìm hiểu về Ninh Thuận xưa: Đạo Ninh Thuận
  2. ^ a b “Nghị quyết số 1198/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ Quyết định về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Thuận Hải
  4. ^ Quyết định điều chỉnh địa giới xã thị trấn thuộc tỉnh Thuận Hải
  5. ^ Quyết định về việc chia hai huyện An Sơn và Ninh Hải thành thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và thành các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước thuộc tỉnh Thuận Hải
  6. ^ Quyết định về việc phân vạch địa giới huyện thị xã thuộc tỉnh Thuận Hải
  7. ^ Quyết định phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Thuận hải
  8. ^ Nghị định về việc thành lập thị trấn huyện lị Ninh Hải thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
  9. ^ Nghị định về việc thành lập xã Phước Minh thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
  10. ^ Nghị định về việc thành lập thị trấn huyện lị Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và đổi tên xã Tân Sơn thành xã Lương Sơn
  11. ^ Nghị định về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Sơn để tái lập huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
  12. ^ Nghị định về việc thành lập phường và điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
  13. ^ Nghị định về việc thành lập xã Phước Vinh thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
  14. ^ Nghị định về việc thành lập xã thuộc huyện Ninh Hải và thành lập huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận
  15. ^ Nghị định về việc thành lập thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận
  16. ^ Nghị định về việc giải thể xã Phước Thắng, điều chỉnh địa giới hành chính các xã Phước Tiến, Phước Chính, Phước Đại; thành lập xã Phước Thắng (mới) thuộc huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
  17. ^ Nghị định về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập phường thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
  18. ^ Nghị định về việc thành lập xã thuộc huyện Ninh Phước; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Phước để thành lập huyện Thuận Nam thuộc tỉnh Ninh Thuận

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vietnam Administrative Atlas_ Vietnam Publishing House of Natural resources, environment and cartography.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan