Bạc Liêu là một tỉnh duyên hải tây nam của Việt Nam, có mặt phía đông nam giáp với Biển Đông và đường bờ biển dài hơn 56 km. Có 3/7 đơn vị hành chính cấp huyện có đường bờ biển, gồm thành phố Bạc Liêu và các huyện Hòa Bình, Đông Hải.
Qua sách sử triều Nguyễn, địa danh Bạc Liêu được viết là Bắc Liêu, có từ năm triều Nguyễn làm địa bạ (những năm 20 – 30 của thế kỷ XIX). Nguồn gốc địa danh Bạc Liêu hiện có nhiều cách giải thích khác nhau.
Trước đây, tồn tại cách giải thích là người đến Bạc Liêu khai phá phải ở bằng lều bạt, từ đó sinh ra địa danh Bạc Liêu (Bạc là từ bạt; Liêu là từ lều). Một số người lại cho rằng, "Bạc" là từ mới, có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Người Hoa thì cho rằng, Bạc Liêu xuất hiện do đọc trại từ Pô Léo, có nghĩa là xóm chài. Có giả thuyết lại cho rằng, Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Hán – Việt từ chữ Bạc Liêu (Bắc là rau cải, Liêu là xa). Bạc Liêu có nghĩa là một vùng đất trồng rau cải ở xa.[1]
Đến ngày 5 tháng 6 năm 1876, Nam Kỳ được Pháp chia thành 24 khu tham biện (inspection) do các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm.
Năm 1877, Nam Kỳ được Pháp điều chỉnh lại còn 20 khu tham biện.
Ngày 18 tháng 7 năm 1882, Pháp ra Nghị định số 257, đã cắt đặt một viên Tham biện tạm coi việc hành chánh bản xứ đối với 5 tổng. Lỵ sở đặt tại khu vực chợ Bạc Liêu ngày nay.
Đến ngày 18 tháng 12 năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ thuộc Pháp ra Nghị định số 463, cắt 3 tổng Quảng Long: 9 làng, Quảng Xuyên: 14 làng, Long Thủy: 18 làng của đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và 2 tổng Thạnh Hoà: 17 làng, Thạnh Hưng: 12 làng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý là Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.
Địa hạt Bạc Liêu có diện tích 810.000 ha và dân số là 25.531 người. Tứ cận: Đông, Nam, Tây giáp Biển Đông; Bắc giáp hai hạt Tham biện Rạch Giá và Sóc Trăng.[2]
Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ, trong đó có hạt tham biện Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi.
Ngày 9 tháng 1 năm 1910, viên Chủ tỉnh Bạc Liêu gửi Công văn số 49 lên Thống đốc Nam Kỳ đề nghị thành lập 3 quận: Vĩnh Lợi (gồm tổng Thạnh Hòa); Vĩnh Châu (gồm tổng Thạnh Hưng); Cà Mau (gồm 3 tổng: Quảng Xuyên, Long Thủy, Quảng Long). Được Thống đốc chấp nhận bằng Công văn số 92-276C ngày 16 tháng 1 năm 1910.
Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc thành lập đại lý hành chánh Cà Mau lên thành quận Cà Mau gồm 3 tổng: Quảng Xuyên, Long Thủy và Quảng Long trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 5 tháng 10 năm 1917, Thống đốc Nam Kỳ ban hành nghị định chia địa bàn tỉnh Bạc Liêu thành 4 quận trực thuộc:
Quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy.
Quận Vĩnh Lợi gồm các làng Hoà Bình, Hưng Hội, Long Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch của tổng Thạnh Hòa.
Quận Vĩnh Châu gồm các làng Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hoà, Khánh Hoà, Lạc Hoà của tổng Thạnh Hưng.
Quận Giá Rai gồm làng Vĩnh Mỹ của tổng Thạnh Hoà; làng Phong Thạnh, Long Điền của tổng Long Thủy.
Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Các thị xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc đó được thành lập trên phần đất làng Vĩnh Lợi.
Ngày 6 tháng 4 năm 1923, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định số 1078 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924), địa bàn tỉnh Bạc Liêu được điều chỉnh như sau:
Tách 4 làng: Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy, quận Giá Rai để thành lập tổng Long Thới thuộc quận Cà Mau.
Tách 4 làng: Tân An, Tân Duyệt, Tân Thuận, Viên An của tổng Quảng Xuyên để thành lập tổng Quảng An thuộc quận Cà Mau.
Tổng Long Thủy được còn lại 4 làng: Phong Thạnh, Phong Thạnh Tây, Long Điền, Vĩnh Mỹ thuộc quận Giá Rai.
Tổng Quảng Xuyên còn lại 5 làng: Khánh An, Phong Lạc, Thạnh Phú, Tân Hưng, Hưng Mỹ thuộc quận Cà Mau.
Cuối năm 1932, Thống đốc Nam Kỳ chia thị xã Bạc Liêu làm 6 khu vực: 5 khu vực đầu gọi là nội thị và khu vực cuối gọi là
ngoại thị.[3]
Ngày 22 tháng 5 năm 1935, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định số 2068 về việc thành lập hai cơ sở hành chính trực thuộc quận Cà Mau:
Năm Căn Đông gồm làng Tân Hưng Tây, các khu rừng cấm số 353 của làng Tân Hưng, số 534 ở Bảy Bung và một phần rừng cấm số 388 của làng Hưng Mỹ.
Năm Căn Tây gồm địa bàn làng Viên An, khu rừng cấm số 354 của làng Viên An và một phần khu rừng cấm số 355 của làng Tân Ân
Tách làng An Xuyên khỏi tổng Quảng Long nhập vào tổng Long Thới.
Tách tổng Quảng Long thuộc quận Cà Mau nhập vào quận Giá Rai.
Ngày 24 tháng 9 năm 1938, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định về việc:
Giải thể hai cơ sở hành chính Năm Căn Đông và Năm Căn Tây.
Tổng Quản Long có 4 làng: An Trạch, Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành.
Tổng Long Thủy có 4 làng: Phong Thạnh, Phong Thạnh Tây, Long Điền, Vĩnh Mỹ.
Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hành chính Tân An thuộc quận Cà Mau.
Ngày 5 tháng 4 năm 1944, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định về việc:
Tách hai làng An Trạch và Định Thành thuộc tổng Quảng Long để lập tổng An Định thuộc quận Giá Rai.
Tách làng An Xuyên thuộc tổng Long Thới, làng Thạnh Phú thuộc tổng Quảng Xuyên nhập vào tổng Quảng Long.
Tách hai làng Khánh Lâm và Khánh An thuộc tổng Quảng Xuyên nhập vào tổng Long Thới.
Tổng Quảng Long có 4 làng: Tân Thành, Hòa Thành, Thạnh Phú, An Xuyên và đổi thuộc quận Cà Mau.
Thành lập quận Thới Bình trên cơ sở tổng Thới Bình (Long Thới) có 6 làng: Khánh Lâm, Khánh An, Thới Bình, Tân Phú, Tân Lộc, Tân Lợi thuộc quận Cà Mau và quận lỵ đóng tại Thới Bình.
Ngày 6 tháng 10 năm 1944, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định về việc:
Đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc.
Đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam.
Sau đó lại hợp nhất 2 quận Cà Mau Bắc và Cà Mau Nam thành một quận có tên là quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Tỉnh Bạc Liêu trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương
Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này. Sau đó, quận An Biên và vùng Chắc Băng lại trở về thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ.
Ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 32/VN về việc lấy phần lớn diện tích đất của tỉnh Bạc Liêu bao gồm quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây để thành lập tỉnh Cà Mau; tỉnh lỵ ban đầu cũng có tên là Cà Mau.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòaNgô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 143-NV để thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này vùng đất tỉnh Bạc Liêu cũ thời Pháp thuộc có sự thay đổi hành chính như sau:
Thành lập tỉnh Ba Xuyên trên cơ sở hợp nhất phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi tên là Khánh Hưng. Như vậy, lúc này tỉnh Bạc Liêu đã bị giải thể.
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV về việc quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964, tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách quận Vĩnh Châu với tổng Thạnh Hưng (5 xã); quận Vĩnh Lợi với tổng Thạnh Hòa (5 xã); quận Giá Rai với tổng Long Thủy (5 xã) thuộc tỉnh tỉnh Ba Xuyên; quận Phước Long với 2 tổng Thanh Bình (2 xã) và tổng Thanh Yên (2 xã) thuộc tỉnh Chương Thiện. Riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiện cho đến năm 1975.
Tỉnh Bạc Liêu gồm 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu có tên là Vĩnh Lợi do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. cho đến năm 1975.
Theo thống kê năm 1964, tỉnh Bạc Liêu có diện tích là 2.460 km², dân số có 257.326 người (từ Ba Xuyên 213.712 người, từ Chương Thiện 43.814 người), có 19 xã với 215 ấp, chia ra như sau: Giá Rai có 86.948 người, 5 xã, 85 ấp; Phước Long có 43.814 người, 4 xã, 36 ấp; Vĩnh Lợi có 70.330 người, 5 xã, 58 ấp; Vĩnh Châu có 50.234 người, 5 xã, 36 ấp.
Ngày 11 tháng 7 năm 1968, tách một phần nhỏ đất đai của xã Hưng Hội, quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu giao về cho quận Hòa Tú mới được thành lập trực thuộc tỉnh Ba Xuyên; đổi lại quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu nhận thêm xã Châu Thới vốn trước đó thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên.
Ngày 11 tháng 3 năm 1970, quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu nhận thêm một phần đất đai trước đó thuộc xã Châu Hưng, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên và cũng nhận lại phần đất đai trước đó thuộc xã Hưng Hội nhưng từng bị cắt chuyển về thuộc quận Hòa Tú thuộc tỉnh Ba Xuyên; đồng thời nửa phía bắc xã Châu Thới thuộc quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cũng lại sáp nhập vào xã Châu Hưng thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Bên cạnh đó, dải đất rộng 1500m chạy dọc sông Mỹ Thanh thuộc các xã Khánh Hòa và Vĩnh Phước của quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu cũng giao về cho quận Hòa Tú thuộc tỉnh Ba Xuyên.
Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn duy trì tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng quận có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng huyện (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước. Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ban hành Nghị quyết số 19/NQ về việc điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu.
Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[5] về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập 3 xã: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân thuộc huyện Châu Thành vào huyện Giá Rai.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[6] phê chuẩn (về nguyên tắc) việc phân vạch địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải từ 6 huyện, 2 thị xã, 66 xã, 17 phường cũ thành 12 huyện, 2 thị xã, 260 xã, 16 phường và 14 thị trấn mới:
Huyện Vĩnh Lợi có 22 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp thị xã Minh Hải, phía tây giáp kênh Cái Cùng và quốc lộ 4, phía nam giáp Biển Đông.
Huyện Gia Rai có 31 xã, 3 thị trấn (thị trấn huyện lỵ, thị trấn Hồ Phòng (Hộ Phòng) và thị trấn Gành Hào). Phía Bắc giáp xã Vĩnh Phú Tây, xã Phong Thạnh Tây (huyện Phước Long), phía đông giáp huyện Vĩnh Lợi, phía tây giáp xã Tân Thành, xã Định Thành (huyện Cà Mau), phía nam giáp sông Gành Hào và Biển Đông.
Huyện Hồng Dân có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc và phía đông giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp huyện Phước Long.
Huyện Thới Bình có 23 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Phước Long và huyện Giá Rai, phía tây giáp xã Nguyễn Phích, xã Khánh An (huyện U Minh), phía nam giáp xã An Xuyên và xã Tân Thành (huyện Cà Mau).
Huyện Trần Văn Thời có 26 xã, 1 thị trấn (thị trấn Sông Ông Đốc). Phía bắc giáp rừng U Minh, huyện U Minh, từ ngã ba sông Cái Tàu của xã Khánh An (huyện U Minh) đi thẳng phía tây ra Vịnh Thái Lan, phía đông giáp xã An Xuyên, xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân (huyện Cà Mau), phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Phú Mỹ A, xã Phú Mỹ B (huyện Phú Tân).
Huyện Ngọc Hiển có 18 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Định Thành, xã Hòa Thành (huyện Cà Mau), phía đông giáp thị trấn Gành Hào (huyện Giá Rai) và Biển Đông, phía tây giáp xã Trần Phán và xã Quách Phẩm A (huyện Cái Nước), phía nam giáp xã Quách Phẩm B (huyện Năm Căn).
Huyện Cà Mau (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn (thị trấn Tắc Vân). Phía bắc giáp xã Hồ Thị Kỷ, xã Tân Lộc (huyện Thới Bình), phía đông giáp xã An Trạch (huyện Giá Rai), phía tây giáp xã Khánh Bình (huyện Trần Thời) và xã Khánh An (huyện U Minh), phía nam giáp xã Phú Hưng, xã Trần Văn Phán (huyện Cái Nước) và xã Tạ An Khương (huyện Ngọc Hiển). Địa bàn huyện Cà Mau chính là địa bàn huyện Châu Thành trước đây.
Huyện Phước Long (mới thành lập) có 19 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân), phía đông giáp xã Vĩnh Hưng, xã Vinh Mỹ B (huyện Vĩnh Lợi), phía tây giáp xã Tân Phú (huyện Thới Bình), phía nam giáp xã Phong Thạnh và xã Phong Thạnh Đông (huyện Giá Rai).
Huyện U Minh (mới thành lập) có 20 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Thới Bình, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Trần Thời.
Huyện Phú Tân (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp huyện Trần Thời, phía đông giáp huyện Cái Nước, phía tây và tây nam giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Năm Căn.
Huyện Cái Nước (mới thành lập) có 18 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Lương Thế Trân (huyện Cà Mau), phía tây và tây bắc giáp xã Phong Lạc (huyện Trần Thời), xã Phú Mỹ A, xã Việt Khái (huyện Phú Tân), phía đông giáp xã Tạ An Khương, xã Tân Duyệt (huyện Ngọc Hiển), phía nam giáp huyện Năm Căn.
Huyện Năm Căn (mới thành lập) có 28 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Việt Khải (huyện Phú Tân), xã Trần Thời, xã Đông Thới, xã Quách Phẩm A (huyện Cái Nước), phía đông giáp xã Tân Tiến, xã Tân Duyệt (huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp Biển Đông.
Thị xã Cà Mau có 8 phường, địa giới giữ nguyên như hiện nay.
Thị xã Minh Hải: tỉnh lỵ, có 8 phường và 7 xã ngoại thị. Phía bắc giáp Rạch Trà Khứa và Ấp Cái Giá, phía đông giáp Rạch Cầu Thắng, phía tây giáp Rạch Dần Xây, phía nam giáp Biển Đông
Ngày 4 tháng 4 năm 1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP[7] về việc điều chỉnh địa giới xã, thị trấn thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải:
Chia xã Phong Thạnh thành bốn xã lấy tên là xã Thạnh Hòa, xã Thạnh Phú, xã Thạnh Bình và xã Phong Thạnh.
Chia xã Phong Thạnh Đông thành năm xã lấy tên là xã Phong Nam, xã Phong Tân, xã Phong Phú, xã Phong Quý và xã Phong Thạnh Đông.
Chia xã Phong Thạnh Tây cùng với ấp Khúc Tréo và ấp Nhân dân của xã An Trạch cắt sang, thành bốn xã lấy tên là xã Tân Hòa, xã Tân Hiệp, xã Tân Phong và xã Phong Thạnh Tây.
Chia xã Long Điền thành ba xã lấy tên là xã Long Điền Tân, xã Long Điền Tiến và xã Long Điền.
Chia xã Long Điền Tây thành ba xã lấy tên là xã Điền Hải, xã Long Hải và xã Long Điền Tây.
Chia xã An Trạch (trừ ấp Khúc Tréo và ấp Nhân Dân cắt sang xã Phong Thạnh Tây) thành năm xã lấy tên là xã An Hòa, xã An Bình, xã An Hạnh, xã An Phúc và xã An Trạch.
Tách ấp Chòi Mòi và ấp Cái Keo của xã Định Thành, huyện Cà Mau, lập thành một xã mới lấy tên là xã An Định, thuộc huyện Giá Rai.
Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Giá Rai lấy tên là thị trấn Giá Rai
Thành lập thị trấn Hộ Phòng thuộc huyện Giá Rai.
Thành lập thị trấn Gành Hào ở phía bắc giáp xã Long Điền Tây và xã Long Hải, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp kinh sáng Gành Hào – Hộ Phòng, phía nam giáp xã Tân Thuận (huyện Ngọc Hiển).
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[8] về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Thới Bình, U minh, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước, Hồng Dân, Trần Thời, Phước Long, Cà Mau và thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải:
Chia xã Biển Bạch thành bốn xã lấy tên là xã Biển Bạch Tây, xã Biển Bạch Tân, xã Biển Bạch và xã Biển Bạch Đông.
Chia xã Trí Phải thành bốn xã lấy tên là xã Trí Phải Tây, xã Trí Phải Trung, xã Trí Phải Đông và xã Trí Phải.
Chia xã Tân Phú Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Quý, xã Tân Phú và xã Tân Xuân.
Chia xã Tân Lộc thành bốn xã lấy tên là xã Tân Thới, xã Tân Bình, xã Tân Lộc và xã Tân Hải.
Chia xã Thới Bình thành ba xã lấy tên là Thới Thuận, xã Thới Bình và xã Thới Hòa.
Xác định ranh giới của xã Hồ Thị Kỷ sau khi chuyển giao một phần 2 xã sang cho huyện Cà Mau theo Quyết định số 326-CP.
Thành lập trên phần đất còn lại của xã Khánh An sau khi đã được chuyển sang cho huyện U Minh theo Quyết định số 326-CP một xã mới lấy tên là xã Khánh Thới.
Tiếp nhận một phần đất của xã Phong Thạnh Tây thuộc huyện Gia Rai chuyển sang theo Quyết định số 326-CP để thành lập một xã mới lấy tên là xã Phong Tiến.
Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành
Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh.
Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc.
Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú.
Xác định địa giới của xã Lý Văn Lâm.
Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình.
Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi.
Xác định địa giới của thị trấn Tắc Vân.
Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 23-HĐBT[9] về việc phân vạch địa giới thị trấn Phú Tân và các xã Tân Hải, Việt Khái thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Minh Hải:
Chia thị trấn Phú Tân thành hai đơn vị hành chính mới lấy tên là thị trấn Phú Tân và xã Tân Phong.
Chia xã Tân Hải thành hai xã lấy tên là xã Tân Hải và xã Tân Nghiệp.
Chia xã Việt Khái thành ba xã lấy tên là xã Việt Khái, xã Việt Dũng và xã Việt Cường.
Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT[10] về việc giải thể huyện Cà Mau, phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập thị trấn Tắc Vân và các xã Tân Định, An Xuyên, An Lộc, Bình Thành, Hoà Tân, Hoà Thành, Tân Thành, Định Bình, Lý Văn Lâm của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau. Thị trấn Tắc Vân đổi thành xã Tắc Vân. Sáp nhập 1/3 ấp Sở Tại của xã Thạch Phú (huyện Cà Mau) vào xã Lý Văn Lâm. Sáp nhập ấp Chánh của xã Thạnh Trung (huyện Cà Mau) vào Phường 8 của thị xã Cà Mau. Địa giới của thị xã Cà Mau ở phía bắc giáp huyện Thới Bình, phía nam giáp huyện Cái Nước và huyện Ngọc Hiển, phía đông giáp huyện Giá Rai, phía tây giáp huyện U Minh và huyện Trần Thời.
Sáp nhập các xã Định Hoà, Định Thành, Tân Thạnh của huyện Cà Mau vào huyện Giá Rai cùng tỉnh.
Sáp nhập xã Tân Lợi của huyện Cà Mau vào huyện Thới Bình cùng tỉnh.
Sáp nhập các xã Lương Thế Trân, Thạch Trung, Thạch Phú của huyện Cà Mau vào huyện Cái Nước cùng tỉnh. Sáp nhập 1/3 ấp ông Muộng của xã Lý Văn Lâm (thị xã Cà Mau) vào xã Thạch Phú của huyện Cái Nước.
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 75-HĐBT[11] về việc phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải:
Huyện Hồng Dân gồm có các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Hiếu, Ninh Thuận, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Lợi, Lộc Ninh A, Lộc Ninh B, Vĩnh Trung, Ninh Hoà, Hoà Lợi, Ninh Quới A, Ninh Quới B, Phong Dân, Phong Hoà, Phong Hiệp, Phước Tây, Phước Long, Vĩnh Hồng, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Phú Đông, Đông Phú, Đông Nam, Hưng Phú, thị trấn Phước Long và thị trấn Ngan Dừa. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Phước Long.
Địa giới huyện Hồng Dân ở phía đông giáp huyện Thạnh Trị tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp huyện Giá Rai, phía bắc giáp huyện Thạnh Trị tỉnh Hậu Giang và huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.
II. Cắt 4 xã Quách Phẩm, Trần Phán, Tấn Trung, Hoà Điền của huyện Cái Nước và cắt 5 xã Tân Điền, Tân Ân, Thanh Tùng, Tân Trung, An Lập của huyện Năm Căn sáp nhập vào huyện Ngọc Hiển.
Huyện Ngọc Hiển gồm có các xã Tân Mỹ, Tân Lập, Thành Điền, Thới Phong, Tân Duyệt, Tân Hùng, Tân Thánh, Tân Dân, Tân Thuận, Phú Hải, Hiệp Bình, Thuận Hoà, Long Hoà, Tạ An Khương, Nguyễn Huân, Ngọc Thánh, Tân Đức, Tân Hồng, Tân Tiến, Quách Phẩm, Tân Phán, Tấn Trung, Hoà Điền, Tân Điền, Tân An, Thạnh Tùng, Tân Trung, An Lập và thị trấn huyện lỵ Ngọc Hiển.
Địa giới huyện Ngọc Hiển ở phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp huyện Cái Nước, phía nam giáp huyện Năm Căn, phía bắc giáp huyện Giá Rai và thị xã Cà Mau.
Huyện Cái Nước gồm các xã Cái Nước, Hiệp Hưng, Trần Thời, Tân Thới, Tân Hưng, Phong Hưng, Tân Hưng Đông, Hưng Mỹ, Bình Mỹ, Phú Lộc, Phú Hưng, Tân Hiệp, Đông Thới, Thanh Hưng, Thạch Phúc, Thạnh Trung, Lương Thế Tân, Hoà Mỹ, Tân Hải, Phú Hoà, Phú Hiệp, Việt Thắng, Việt Hùng, Tân Hưng Tây, Nguyễn Việt Khái, Phú Thuận, Phú Mỹ A, Phú Thành, Tân Nghiệp, Tân Phong, Việt Dũng, Việt Cường và thị trấn Phú Tân. Huyện lỵ đóng tại xã Cái Nước.
Địa giới huyện Cái Nước ở phía đông giáp huyện Ngọc Hiển, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Năm Căn, phía bắc giáp thị xã Cà Mau.
V. Đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 17 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 168-HĐBT[12] về việc đổi tên một số huyện thuộc tỉnh Minh Hải:
Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 170-HĐBT[13] về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[14] về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập xã Thạnh Trung và xã Lương Thế Trân thành một xã lấy tên là xã Lương Thế Trân.
Sáp nhập xã Phú Hưng và xã Phú Lộc thành một xã lấy tên là xã Phú Hưng.
Sáp nhập xã Hoà Mỹ và xã Hưng Mỹ thành một xã lấy tên là xã Hưng Mỹ.
Sáp nhập xã Phú Mỹ và xã Phú Thuận thành một xã lấy tên là xã Phú Mỹ.
Sáp nhập xã Phú Hoà và xã Phú Thành thành một xã lấy tên là xã Phú Hoà.
Sáp nhập xã Việt Khái với xã Việt Dũng thành một xã lấy tên là xã Việt Khái.
Giải thể xã Phong Hưng để sáp nhập vào xã Tân Hưng và xã Hưng Hiệp.
Sáp nhập xã Việt Cường với xã Việt Hùng thành một xã lấy tên là xã Việt Hùng; tách một phần dân số và diện tích của xã Việt Hùng để sáp nhập vào xã Việt Thắng.
Giải thể xã Tân Thới để sáp nhập vào xã Trần Thới và xã Đông Thới.
Sáp nhập xã Tân Phong và xã Tân Nghiệp thành một xã lấy tên là xã Tân Nghiệp; tách một phần dân số và diện tích để sáp nhập vào thị trấn Phú Tân.
Giải thể xã Cái Nước để thành lập thị trấn Cái Nước (thị trấn huyện lỵ huyện Cái Nước).
Sáp nhập xã Vĩnh An và xã Vĩnh Mỹ B thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Mỹ B; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Mỹ B để sáp nhập vào xã Minh Diệu.
Sáp nhập xã Minh Tân và xã Vĩnh Bình thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Bình; tách một phần diện tích và dân số của hai xã này để sáp nhập vào xã Minh Diệu và xã Vĩnh Hùng.
Sáp nhập xã Vĩnh Hùng và xã Vĩnh Hưng thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Hưng; tách một phần diện tích và dân số của xã Minh Tân để sáp nhập vào xã Vĩnh Hưng.
Tách một phần diện tích và dân số của xã Minh Diệu để sáp nhập vào xã Long Thạnh.
Sáp nhập xã Châu Thới và xã Thới Chiến thành một xã lấy tên là xã Châu Thới; tách một phần diện tích và dân số của xã Châu Thới để sáp nhập vào xã Thới Thắng.
Sáp nhập các xã Thới Thăng, Phước Hưng và Hoà Hưng thành một xã lấy tên là xã Hoà Hưng; tách một phần diện tích và dân số của xã Hoà Hưng để sáp nhập vào xã Châu Hưng và xã Hưng Hội.
Sáp nhập xã Vĩnh Hậu và xã Long Hà thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Hậu; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Hậu để sáp nhập vào xã Vĩnh Thịnh, xã Long Thạnh và xã Vĩnh Lợi.
Tách ấp Láng Dài của xã Vĩnh Lợi để sáp nhập vào xã Long Thạnh; giải thể xã Vĩnh Lợi để thành lập thị trấn Hoà Bình (thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Lợi).
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Long Thạnh có 3.318 hécta đất với 10.457 nhân khẩu.
Giải thể xã Vĩnh Hiếu để sáp nhập vào xã Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Trung.
Sáp nhập xã Lộc Ninh A và xã Lộc Ninh B thành một xã lấy tên là xã Lộc Ninh.
Sáp nhập xã Ninh Thuận và xã Ninh Thạnh Lợi thành một xã lấy tên là xã Ninh Thạnh Lợi.
Giải thể xã Phước Tây để sáp nhập vào xã Phước Long và xã Phong Hiệp; tách một phần diện tích và dân số của xã Phước Long để sáp nhập vào xã Hoà Lợi; tách một phần diện tích và dân số của xã Phước Tây để sáp nhập vào xã Phong Hiệp.
Sau khi điều chỉnh địa giới, xã Hoà Lợi có 2.779 hécta đất với 6.325 nhân khẩu.
Tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Hồng để sáp nhập vào xã Vĩnh Tiến; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Tiến để sáp nhập vào xã Phong Hoà.
Giải thể xã Phong Phú để sáp nhập vào xã Phong Lạc và xã Lợi An:
Sáp nhập xã Khánh Dũng và xã Khánh Hưng thành một xã lấy tên là xã Khánh Hưng.
Sáp nhập xã Khánh Xuân và xã Trần Hợi thành một xã lấy tên là xã Khánh Xuân.
Giải thể xã Khánh Trung để sáp nhập vào xã Khánh Bình và xã Khánh Đông.
Sáp nhập xã Khánh Dân và xã Khánh Hiệp thành một xã lấy tên là xã Khánh Dân.
Ngày 9 tháng 11 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 483/QĐ-TCCP[15] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải:
Giải thể xã Hòa Hưng, nhập địa bàn vào xã Châu Hưng và xã Châu Thới.
Sáp nhập xã Vĩnh Thắng vào xã Vĩnh Mỹ A.
Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[16] về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập hai xã Khánh Hiệp, Khánh Minh vào xã Khánh An.
Sáp nhập hai xã Nguyễn Phích A, Nguyễn Phích B vào xã Nguyễn Phích.
Sáp nhập hai xã Khánh Hội, Khánh Tân vào xã Khánh Lâm.
Ngày 13 tháng 4 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 183/QĐ-TCCP[17] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải:
Sáp nhập các xã Long Điền Đông A, Long Điền Đông B, Long Điền Đông C thành xã Long Điền Đông.
Sáp nhập xã Long Điền Tiến vào xã Long Điền.
Sáp nhập các xã Long Điền Hải, Điền Hải vào xã Long Điền Tây.
Sáp nhập xã An Hòa vào xã An Trạch.
Sáp nhập xã Định Hòa vào xã Định Thành.
Sáp nhập các xã Tân Hiệp, Thạnh Bình vào xã Tân Phong.
Sáp nhập xã Thạnh Hòa vào xã Phong Thạnh.
Sáp nhập xã Phong Nam vào xã Phong Tân.
Sáp nhập các xã Phong Phú, Phong Quý vào xã Phong Thạnh Đông.
Sáp nhập xã Tân Hòa vào xã Phong Thạnh Tây.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 109-CP[18] về việc thành lập thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải:
Thành lập thị trấn Cái Đôi Vàm trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nguyễn Việt Khái.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết (nghị quyết có hiệu từ ngày 1 tháng 1 năm 1997)[19] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau:
Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/1999/NĐ-CP[20] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Hồng Dân, Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu:
Chia xã Thuận Hòa thuộc thị xã Bạc Liêu thành 2 xã: Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông.
Thành lập xã Ninh Qưới A thuộc huyện Hồng Dân trên cơ sở 3.691 ha diện tích tự nhiên và 14.047 nhân khẩu của xã Ninh Qưới.
Thành lập xã Phong Thạnh Đông A thuộc huyện Giá Rai trên cơ sở 2.691,54 ha diện tích tự nhiên và 15.207 nhân khẩu của xã Phong Thạnh Đông.
Thành lập xã Long Điền Đông A thuộc huyện Giá Rai trên cơ sở 5.947,93 ha diện tích tự nhiên và 15.342 nhân khẩu của xã Long Điền Đông.
Ngày 25 tháng 8 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP (nghị định có hiệu lực từ ngày 25 tháng 9 năm 2000)[21] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập huyện Phước Long trên cơ sở 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu của huyện Hồng Dân.
Huyện Phước Long có 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu; gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Phong Thạnh Nam, Phước Long, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú và thị trấn Phước Long.
Địa giới hành chính huyện Phước Long: Đông giáp huyện Vĩnh Lợi và tỉnh Sóc Trăng; Tây giáp huyện Hồng Dân và tỉnh Cà Mau; Nam giáp huyện Vĩnh Lợi và huyện Giá Rai; Bắc giáp huyện Hồng Dân.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Phước Long, huyện Hồng Dân có 42.118 ha diện tích tự nhiên và 91.306 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A và thị trấn Ngan Dừa.
Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP (nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2002)[22] về việc chia huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thành hai huyện Đông Hải và Giá Rai:
Chia huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thành hai huyện: Đông Hải và Giá Rai.
Huyện Đông Hải có 52.786,36 ha diện tích tự nhiên và 123.440 nhân khẩu, gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: An Trạch, An Phúc, Định Thành, Long Điền, Long Điền Tây, Long Điền Đông, Long Điền Đông A và thị trấn Gành Hào.
Địa giới hành chính huyện Đông Hải: Đông giáp huyện Vĩnh Lợi; Tây giáp tỉnh Cà Mau; Nam giáp huyện Đầm Dơi và Biển Đông; Bắc giáp huyện Giá Rai.
Huyện Giá Rai có 33.760,06 ha diện tích tự nhiên và 118.899 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Phong Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Đông A, Phong Thạnh Tây, Tân Thạnh, Tân Phong, Phong Tân và 2 thị trấn: Hộ Phòng, Giá Rai.
Ngày 13 tháng 5 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2002/NĐ-CP[23] về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập Phường 1 thuộc thị xã Bạc Liêu trên cơ sở 582,6 ha diện tích tự nhiên và 17.568 nhân khẩu của Phường 7.
Thành lập xã Châu Hưng A thuộc huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở 2.959,21 ha diện tích tự nhiên và 9.680 nhân khẩu của xã Châu Hưng.
Thành lập xã Vĩnh Hưng A thuộc huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở 2.080,93 ha diện tích tự nhiên và 9.380 nhân khẩu của xã Vĩnh Hưng.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP[24] về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập phường Nhà Mát thuộc thị xã Bạc Liêu trên cơ sở 2.439 ha diện tích tự nhiên và 9.237 nhân khẩu của xã Hiệp Thành.
Thành lập xã Vĩnh Hậu A thuộc huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở 5.150 ha diện tích tự nhiên và 7.416 nhân khẩu của xã Vĩnh Hậu.
Chia xã Phong Thạnh Nam thuộc huyện Phước Long thành xã Phong Thạnh Tây A và xã Phong Thạnh Tây B.
Thành lập xã Vĩnh Lộc A thuộc huyện Hồng Dân trên cơ sở 4.237,10 ha diện tích tự nhiên và 9.314 nhân khẩu của xã Vĩnh Lộc.
Thành lập xã Phong Thạnh A thuộc huyện Giá Rai trên cơ sở 3.800 ha diện tích tự nhiên và 9.271 nhân khẩu của xã Phong Thạnh.
Thành lập xã Định Thành A thuộc huyện Đông Hải trên cơ sở 2.986,50 ha diện tích tự nhiên và 9.410 nhân khẩu của xã Định Thành.
Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP (nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2005)[25] về việc thành lập huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập huyện Hòa Bình trên cơ sở 41.133 ha diện tích tự nhiên và 102.063 nhân khẩu của huyện Vĩnh Lợi.
Huyện Hòa Bình có 41.133 ha diện tích tự nhiên và 102.063 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A và thị trấn Hoà Bình.
Địa giới hành chính huyện Hòa Bình: Đông giáp thị xã Bạc Liêu; Tây giáp các huyện Đông Hải, Giá Rai; Nam giáp Biển Đông; Bắc giáp các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Hoà Bình, huyện Vĩnh Lợi còn lại 24.942 ha diện tích tự nhiên và 91.915 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Châu Hưng, Châu Hưng A, Hưng Thành, Hưng Hội, Châu Thới, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, Long Thạnh.
Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2007/NĐ-CP[26] về việc thành lập thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở toàn bộ 3.155 ha diện tích tự nhiên và 11.311 nhân khẩu của xã Châu Hưng và điều chỉnh 265,23 ha diện tích tự nhiên và 1.438 nhân khẩu của xã Châu Thới.
Thị trấn Châu Hưng có 3.420,23 ha diện tích tự nhiên và 12.749 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị trấn Châu Hưng: Đông giáp xã Hưng Hội và xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi; Tây giáp xã Châu Thới và xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi; Nam giáp Phường 7, thị xã Bạc Liêu và xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi; Bắc giáp xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Châu Thới còn lại 4.273,77 ha diện tích tự nhiên và 14.493 nhân khẩu.
Huyện Vĩnh Lợi có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Hưng Hội, Hưng Thành, Châu Hưng A, Châu Thới, Long Thạnh, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A và thị trấn Châu Hưng.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2008/NĐ-CP[27] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Đông Hải, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập xã An Trạch A thuộc huyện Đông Hải trên cơ sở điều chỉnh 4.807,48 ha diện tích tự nhiên và 11.238 nhân khẩu của xã An Trạch.
Thành lập xã Điền Hải thuộc huyện Đông Hải trên cơ sở điều chỉnh 3.400,04 ha diện tích tự nhiên và 9.408 nhân khẩu của xã Long Điền Tây.
Thành lập xã Ninh Thạnh Lợi A thuộc huyện Hồng Dân trên cơ sở điều chỉnh 6.687,25 ha diện tích tự nhiên và 7.146 nhân khẩu của xã Ninh Thạnh Lợi.
Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP[28] về việc thành lập thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bạc Liêu.
Thành phố Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 17.538,19 ha và 188.863 nhân khẩu; 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Địa giới hành chính thành phố Bạc Liêu: phía Đông giáp huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp huyện Hòa Bình; phía Nam giáp Biển Đông; phía Bắc giáp huyện Vĩnh Lợi.
Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 930/NQ/UBTVQH13[29] về việc thành lập thị xã Giá Rai và thành lập 3 phường thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu:
Thành lập thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ 35.466,81 ha diện tích tự nhiên và 139.748 nhân khẩu của huyện Giá Rai.
Thành lập Phường 1 thuộc thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ 1.186,60 ha diện tích tự nhiên và dân số 16.906 người của thị trấn Giá Rai.
Thành lập phường Hộ Phòng thuộc thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ 1.195,22 ha diện tích tự nhiên và dân số 19.475 người của thị trấn Hộ Phòng.
Thành lập phường Láng Tròn thuộc thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ 3.320,08 ha diện tích tự nhiên và dân số 17.855 người của xã Phong Thạnh Đông A.
Sau khi thành lập thị xã Giá Rai và thành lập các phường thuộc thị xã Giá Rai, thị xã Giá Rai có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 3 phường: 1, Hộ Phòng, Láng Tròn và 7 xã: Tân Phong, Tân Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Tây.
Tỉnh Bạc Liêu có 2.526 km² diện tích tự nhiên và 876.800 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và 5 huyện: Đông Hải, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1254/NQ-UBTVQH15[30] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024). Theo đó:
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Bạc Liêu:
Điều chỉnh 5,26 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 3.553 người của Phường 8 vào Phường 3.
Phường 3 có 6,19 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 22.432 người.
Phường 8 có 5,77 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 10.144 người.
Sau khi sắp xếp, thành phố Bạc Liêu có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 7 phường và 3 xã.
Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 5 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố với 64 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 49 xã, 10 phường và 5 thị trấn.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bạc Liêu theo địa lý và hành chính bao gồm 6 đề mục liệt kê: đơn vị hành chính cấp huyện, thủ phủ, diện tích, dân số và mật độ dân số được cập nhật tính đến ngày 31/12/2022, các đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn.
Tỉnh Bạc Liêu tính đến ngày 31/12/2022 có diện tích 2.667,88 km², dân số là 1.043.764 người, mật độ dân số đạt 391 người/km², có 64 đơn vị hành chính cấp xã: trong đó có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã.[31][32]
^Quyết định số 483/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải.
^Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
^Quyết định số 183/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải.
^Nghị định số 109-CP về việc thành lập thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải.
^Nghị quyết số 930/NQ-UBTVQH13 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Giá Rai và thành lập 3 phường thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ