Lịch sử hành chính Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Trước năm 1950

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời Hùng Vương, vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay thuộc bộ Văn Lang. Từ thời Bắc thuộc, địa phận của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong quận Giao Chỉ ( Có tên gọi khác là quận Giao Châu )

Sau năm 1950

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, hai tỉnh Vĩnh YênPhúc Yên được hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức hành chính trên địa bàn gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng.

Năm 1955, tái lập 2 thị xã Vĩnh YênPhúc Yên.[1]

Năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang trực thuộc thị xã Việt Trì của tỉnh Phú Thọ (nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì).

Năm 1961, huyện Đông Anh và một phần các huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh), Kim Anh (nay là huyện Sóc Sơn) được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.[2]

Năm 1968, hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú[3].

Năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng[4]; thành lập thị trấn Xuân Hòa trực thuộc tỉnh Vĩnh Phú[5].

Năm 1977, hợp nhất huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc thành một huyện lấy tên là huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất huyện Lập Thạch và huyện Tam Dương thành một huyện lấy tên là huyện Tam Đảo; hợp nhất huyện Bình Xuyên và huyện Yên Lãng thành một huyện lấy tên là huyện Mê Linh; hợp nhất huyện Đa Phúc và huyện Kim Anh thành một huyện lấy tên là huyện Sóc Sơn; điều chỉnh địa giới thị xã Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.[6]

Năm 1978, huyện Sóc Sơn và một phần huyện Mê Linh được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.[7]

Năm 1979, chia huyện Tam Đảo thành hai huyện lấy tên huyện Tam Đảo và huyện Lập Thạch; điều chỉnh địa giới các huyện Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Lạc.[8]

Năm 1991, huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Phú.[9]

Năm 1992, giải thể thị trấn nông trường Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo.[10]

Năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh Tường và Yên Lạc.[11]

  • Huyện Vĩnh Tường có diện tích tự nhiên 14.027 hécta và 176.830 nhân khẩu, bao gồm 28 xã: Vĩnh Ninh, Phú Đa, Lũng Hoà, Thổ Tang, Tân Cương, Đại Đồng, Tứ Trưng, Cao Đại, Tuân Chính, Bồ Sao, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Vân Xuân, Tam Phúc, Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Yên Bình, Tân Tiến, Vũ Di, Thượng Trung, Chấn Hưng, Vũ Kiên, Kim Xá, Yên Lập, Việt Xuân và Nghĩa Hưng.
  • Huyện Yên Lạc có diện tích tự nhiên 11.039 hécta và 140.683 nhân khẩu, bao gồm 17 xã: Đồng Cương, Bình Định, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Minh Tân, Tam Hồng, Yên Đồng, Đại Tự, Hồng Châu, Liên Châu, Trung Hà, Trung Kiên, Hồng Phương, Nguyệt Đức, Văn Tiến, Yên Phương và Đồng Văn.

Cùng năm, thành lập các thị trấn: Tam Dương, Hương Canh (huyện Tam Đảo), Lập Thạch (huyện Lập Thạch), Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường).[12]

Năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.[13]

Năm 1997, thành lập thị trấn Yên Lạc thuộc huyện Yên Lạc[14] trên cơ sở toàn bộ xã Minh Tân. Thị trấn Yên Lạc có 644 ha diện tích tự nhiên và 11.968 nhân khẩu.

Năm 1998, chia huyện Tam Đảo thành 2 huyện: Tam Dương và Bình Xuyên.[15]

  • Huyện Tam Dương có 20.988 ha diện tích tự nhiên và 135.171 nhân khẩu, gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã: Hợp Thịnh, Duy Phiên, Vân Hội, Hoàng Lâu, An Hoà, Hợp Hoà, Hoàng Đan, Đạo Tú, Thanh Vân, Đồng Tĩnh, Hướng Đạo, Hợp Châu, Kim Long, Tam Quan, Hoàng Hoa, Hồ Sơn, Đại Đình và thị trấn Tam Dương.
  • Huyện Bình Xuyên có 21.401 ha diện tích tự nhiên và 115.546 nhân khẩu, gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Thanh Lãng, Tân Phong, Sơn Lôi, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Sơn, Gia Khánh, Thiện Kế, Minh Quang, Bá Hiến, Trung Mỹ và thị trấn Hương Canh.

Năm 1999, điều chỉnh địa giới các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc để mở rộng thị xã Vĩnh Yên; thành lập phường, xã thuộc thị xã Vĩnh Yên.[16]

  • Sáp nhập một phần xã Thanh Vân, xã Vân Hội, huyện Tam Dương và xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc vào thị trấn Tam Dương. Thị trấn Tam Dương có 1.412,04 ha diện tích tự nhiên và 21.791 nhân khẩu.
  • Sáp nhập thị trấn Tam Dương, huyện Tam Dương vào thị xã Vĩnh Yên. Thành lập phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên trên cơ sở toàn bộ thị trấn Tam Dương. Phường Đồng Tâm có 696,04 ha diện tích tự nhiên và 12.058 nhân khẩu. Phường Hội Hợp có 716 ha diện tích tự nhiên và 9.733 nhân khẩu.
  • Thành lập xã Thanh Trù, huyện Bình Xuyên trên cơ sở một phần xã Quất Lưu. Xã Thanh Trù có 775,01 ha diện tích tự nhiên và 6.612 nhân khẩu.
  • Sáp nhập xã Thanh Trù, huyện Bình Xuyên vào thị xã Vĩnh Yên.

Năm 2003, thành lập thị trấn Hợp Hòa thuộc huyện Tam Dương[17]. Cùng năm, thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo[18].

  • Thành lập thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương trên cơ sở toàn bộ xã Hợp Hòa, một phần xã Đạo Tú và xã An Hòa. Thị trấn Hợp Hòa có 860,69 ha diện tích tự nhiên và 9.829 nhân khẩu.
  • Thành lập thị xã Phúc Yên:
    • Thành lập thị xã Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ thị trấn Phúc Yên, thị trấn Xuân Hòa và các xã Phúc Thắng, Tiền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Ngọc Thanh thuộc huyện Mê Linh.
    • Thành lập các phường thuộc thị xã Phúc Yên:
      • Thành lập phường Hùng Vương trên cơ sở một phần thị trấn Phúc Yên và xã Phúc Thắng. Phường Hùng Vương có 158,60 ha diện tích tự nhiên và 9.341 nhân khẩu.
      • Thành lập phường Trưng Trắc trên cơ sở một phần thị trấn Phúc Yên. Phường Trưng Trắc có 97,24 ha diện tích tự nhiên và 8.168 nhân khẩu.
      • Thành lập phường Trưng Nhị trên cơ sở phần còn lại thị trấn Phúc Yên. Phường Trưng Nhị có 169,04 ha diện tích tự nhiên và 6.934 nhân khẩu.
      • Thành lập phường Phúc Thắng trên cơ sở phần còn lại xã Phúc Thắng. Phường Phúc Thắng có 637,29 ha diện tích tự nhiên và 8.261 nhân khẩu.
      • Thành lập phường Xuân Hòa trên cơ sở toàn bộ thị trấn Xuân Hòa. Phường Xuân Hòa có 763,66 ha diện tích tự nhiên và 17.333 nhân khẩu.
    • Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên và 82.730 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 4 xã.
  • Thành lập huyện Tam Đảo trên cơ sở toàn bộ các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, huyện Lập Thạch, toàn bộ các xã Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, huyện Tam Dương, toàn bộ xã Minh Quang, huyện Bình Xuyên và toàn bộ thị trấn Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên. Huyện Tam Đảo có 23.641,60 ha diện tích tự nhiên và 65.912 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 8 xã và 1 thị trấn.

Năm 2004, thành lập phường Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên[19] trên cơ sở toàn bộ xã Khai Quang. Phường Khai Quang có 1.152,08 ha diện tích tự nhiên và 16.624 nhân khẩu.

Năm 2006, thành lập thành phố Vĩnh Yên[20] trên cơ sở toàn bộ thị xã Vĩnh Yên. Thành phố Vĩnh Yên có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 122.568 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 2 xã.

Năm 2007, thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Tường và Bình Xuyên.[21]

  • Thành lập thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường trên cơ sở toàn bộ xã Thổ Tang. Thị trấn Thổ Tang có 526,79 ha diện tích tự nhiên và 14.049 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên trên cơ sở toàn bộ xã Thanh Lãng. Thị trấn Thanh Lãng có 948,21 ha diện tích tự nhiên và 13.437 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên trên cơ sở toàn bộ xã Gia Khánh và một phần xã Thiện Kế. Thị trấn Gia Khánh có 938,75 ha diện tích tự nhiên và 11.221 nhân khẩu.

Năm 2008, thành lập một số thị trấn, phường thuộc các huyện Mê Linh, Lập Thạch và thị xã Phúc Yên.[22]. Cùng năm, huyện Mê Linh được sáp nhập vào thành phố Hà Nội[23] và thành lập huyện Sông Lô[24].

  • Thành lập thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh trên cơ sở một phần xã Quang Minh. Thị trấn Chi Đông có 486 ha diện tích tự nhiên và 9.861 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh trên cơ sở phần còn lại xã Quang Minh. Thị trấn Quang Minh có 889,6 ha diện tích tự nhiên và 19.126 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch trên cơ sở một phần xã Liễn Sơn và xã Thái Hòa. Thị trấn Hoa Sơn có 485,04 ha diện tích tự nhiên và 6.930 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Tam Sơn, huyện Lập Thạch trên cơ sở toàn bộ xã Tam Sơn. Thị trấn Tam Sơn có 376 ha diện tích tự nhiên và 7.655 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên trên cơ sở một phần phường Xuân Hòa. Phường Đồng Xuân có 339,76 ha diện tích tự nhiên và 14.217 nhân khẩu.
  • Thành lập huyện Sông Lô trên cơ sở toàn bộ các xã: Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Quang Yên, Lãng Công, Nhân Đạo, Phương Khoan, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Như Thuỵ, Yên Thạch, Tân Lập, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong và thị trấn Tam Sơn thuộc huyện Lập Thạch. Huyện Sông Lô có 15.031,77 ha diện tích tự nhiên và 93.984 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 16 xã và 1 thị trấn.

Năm 2009, thành lập thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường[25] trên cơ sở toàn bộ xã Tứ Trưng. Thị trấn Tứ Trưng có 497,47 ha diện tích tự nhiên và 7.177 nhân khẩu.

Năm 2018, thành lập 2 phường Tiền Châu và Nam Viêm thuộc thị xã Phúc Yên và thành lập thành phố Phúc Yên.[26]

  • Thành lập thành phố Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ thị xã Phúc Yên
  • Thành lập các phường thuộc thành phố Phúc Yên:
    • Thành lập phường Tiền Châu trên cơ sở toàn bộ xã Tiền Châu. Phường Tiền Châu có 7,14 km² diện tích tự nhiên và 12.689 người.
    • Thành lập phường Nam Viêm trên cơ sở toàn bộ xã Nam Viêm. Phường Nam Viêm có 5,88 km² diện tích tự nhiên và 8.489 người.
  • Thành phố Phúc Yên có 120,13 km² diện tích tự nhiên và 155.435 người, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 phường và 02 xã.

Năm 2020, sáp nhập 2 xã Phú Thịnh và Tân Cương thuộc huyện Vĩnh Tường thành xã Tân Phú và thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo.[27]

  • Thành lập xã Tân Phú, huyện Vĩnh Tường trên cơ sở toàn bộ xã Phú Thịnh và xã Tân Cương. Xã Tân Phú có 4,36 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.244 người.
  • Thành lập thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo trên cơ sở toàn bộ xã Hợp Châu. Thị trấn Hợp Châu có 9,99 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.267 người.
  • Thành lập thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo trên cơ sở toàn bộ xã Đại Đình. Thị trấn Đại Đình có 34,56 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.520 người.
  • Thành lập thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên trên cơ sở toàn bộ xã Bá Hiến. Thị trấn Bá Hiến có 12,81 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.791 người.
  • Thành lập thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên trên cơ sở toàn bộ xã Đạo Đức. Thị trấn Đạo Đức có 9,44 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.543 người.

Năm 2023, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thành phố Vĩnh Yên và các huyện Tam Dương, Yên Lạc.[28]

  • Thành lập phường Định Trung, huyện Vĩnh Yên trên cơ sở toàn bộ xã Định Trung. Phường Định Trung có 7,44 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.450 người.
  • Thành lập thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương trên cơ sở toàn bộ xã Kim Long. Thị trấn Kim Long có 15,10 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.550 người.
  • Thành lập thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc trên cơ sở toàn bộ xã Tam Hồng. Thị trấn Tam Hồng có 9,30 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.506 người.

Năm 2024, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tất cả các đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc (trừ thành phố Vĩnh Yên và các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo).[29]

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Phúc Yên:
    • Thành lập phường Hai Bà Trưng trên cơ sở toàn bộ phường Trung Trắc và phường Trưng Nhị. Phường Hai Bà Trưng có 2,70 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 21.156 người.
    • Sau khi sắp xếp, thành phố Phúc Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường và 2 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Vĩnh Tường:
    • Thành lập xã Sao Đại Việt trên cơ sở toàn bộ xã Việt Xuân, xã Bồ Sao và xã Cao Đại. Xã Sao Đại Việt có 11,30 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.408 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Tân Tiến vào xã Đại Đồng. Xã Đại Đồng có 8,20 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 19.826 người.
    • Thành lập xã An Nhân trên cơ sở toàn bộ xã Lý Nhân và xã An Tường. Xã An Nhân có 8,30 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.092 người.
    • Thành lập xã Lương Điền trên cơ sở toàn bộ xã Vân Xuân và xã Bình Dương. Xã Lương Điền có 10,90 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 22.435 người.
    • Thành lập xã Vĩnh Phú trên cơ sở toàn bộ xã Vĩnh Ninh và xã Phú Đa. Xã Vĩnh Phú có 11,10 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.783 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Vĩnh Sơn vào thị trấn Thổ Tang. Thị trấn Thổ Tang có 8,60 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 24.989 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Tam Phúc vào thị trấn Vĩnh Tường. Thị trấn Vĩnh Tường có 6,50 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.289 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Vĩnh Tường có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 3 thị trấn và 17 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Sông Lô:
    • Sáp nhập toàn bộ xã Nhạo Sơn và xã Như Thụy vào thị trấn Tam Sơn. Thị trấn Tam Sơn có 12,40 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.613 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Bạch Lưu vào xã Hải Lựu. Xã Hải Lựu có 16,50 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.303 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Sông Lô có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn và 13 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Lạc:
    • Sáp nhập toàn bộ xã Hồng Phương vào xã Hồng Châu. Xã Hồng Châu có 8,40 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.630 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Yên Lạc có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn và 14 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Lập Thạch:
    • Thành lập xã Tây Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Đình Chu và xã Triệu Đề. Xã Tây Sơn có 10,10 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.757 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Lập Thạch có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn và 17 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tam Dương:
    • Thành lập xã Hội Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Vân Hội và xã Hợp Thịnh. Xã Hội Thịnh có 8,40 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.480 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Tam Dương có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn và 10 xã.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghị định số 450-TTg năm 1955 của Thủ tướng Chính phủ.
  2. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa II ngày 20-4-1961.
  3. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa III ngày 26-1-1968.
  4. ^ Quyết định số 97-CP năm 1976 của Hội đồng Chính phủ.
  5. ^ Quyết định số 110-BT năm 1976 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
  6. ^ Quyết định số 178-CP năm 1977 của Hội đồng Chính phủ.
  7. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa VI ngày 29-12-1978.
  8. ^ Quyết định số 113-HĐBT năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
  9. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII ngày 12-8-1991.
  10. ^ Quyết định số 489-TCCP của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ.
  11. ^ Nghị định số 63-CP năm 1995 của Chính phủ.
  12. ^ Nghị định số 82-CP năm 1995 của Chính phủ.
  13. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa IX ngày 6-11-1996.
  14. ^ Nghị định số 53-CP năm 1997 của Chính phủ.
  15. ^ Nghị định số 36/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
  16. ^ Nghị định số 72/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
  17. ^ Nghị định số 9/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
  18. ^ Nghị định số 153/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
  19. ^ Nghị định số 193/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
  20. ^ Nghị định số 146/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
  21. ^ Nghị định số 51/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
  22. ^ Nghị định số 39/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
  23. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa XII ngày 29-5-2008.
  24. ^ Nghị định số 09/NĐ-CP năm 2008 của Chính phủ.
  25. ^ Nghị quyết số 46/NQ-CP năm 2009 của Chính phủ.
  26. ^ Nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  27. ^ Nghị quyết số 860/NQ-UBTVQH14 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  28. ^ Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  29. ^ Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Đường cùng của sói không phải nói về Andrius, cũng không phải Varka
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà tôi dùng trong mọi lúc
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Pochita (ポ チ タ Pochita?) hay Chainsaw Devil (チ ェ ン ソ ー の 悪 魔, Chensō no akuma) là hiện thân của nỗi sợ máy cưa
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche