Arthur Harden

Arthur Harden
Sinh(1865-10-12)12 tháng 10 năm 1865
Manchester, Anh
Mất17 tháng 6 năm 1940(1940-06-17) (74 tuổi)
Bourne End, Anh
Quốc tịchAnh
Trường lớpĐại học Manchester thạc sĩ,
Đại học Erlangen tiến sĩ
Nổi tiếng vìhóa học tế bào nấm men
Giải thưởnggiải Nobel Hóa học (1929)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa sinh
Người hướng dẫn luận án tiến sĩOtto Fischer

Arthur Harden (12.10.1865 – 17.6.1940) là một nhà hóa sinh người Anh. Ông đã cùng đoạt giải Nobel Hóa học năm 1929 chung với Hans von Euler-Chelpin cho công trình nghiên cứu của họ về việc lên men đường và các enzymes lên men.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Harden sinh tại Manchester, là con của Albert Tyas Harden và Eliza Macalister. Ông học trường tư, rồi trường Tettenhall College, Staffordshire, sau đó vào học ở Owens College trong Đại học Manchester năm 1882 và tốt nghiệp năm 1885.

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1886 Harden được thưởng Học bổng Dalton về Hóa học (Dalton Scholarship in Chemistry) và làm việc một năm với Otto FischerErlangen (Đức). Ông trở lại Manchester làm giảng viên kiêm trợ lý phòng thí nghiệm cho tới năm 1897 khi ông được bổ nhiệm làm nhà hóa học tại "Viện Y học phòng bệnh Anh" (British Institute of Preventive Medicine) mới được thành lập, viện này sau đó trở thành "Viện Lister"[1]. Năm 1907 ông được bổ nhiệm làm trưởng Ban Hóa sinh, chức vụ mà ông giữ cho tới khi nghỉ hưu năm 1930 (tuy nhiên ông vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học tại Viện này sau khi đã nghỉ hưu).

Tại Manchester, Harden đã nghiên cứu tác động của ánh sáng trên các hỗn hợp của dioxide cacbonclo, và ông áp dụng các phương pháp nghiên cứu các hiện tượng sinh học như tác động hóa học của vi khuẩnsự lên men cồn. Ông nghiên cứu việc phân nhỏ các sản phẩm glucose và hóa học của tế bào nấm men, rồi viết một loạt bài về các vitamin chống scorbut (antiscorbutic) và chống viêm dây thần kinh (antineuritic).

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông kết hôn, nhưng không có con. Vợ ông từ trần năm 1928. Ông từ trần tại nhà ở Bourne End, Buckinghamshire ngày 17.6.1940.

Harden được phong tước hầu năm 1926, hội viên Royal Society[2], và huy chương Davy năm 1935 cùng nhiều bằng tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ lập năm 1891, ở Bushley, Worcestershire
  2. ^ Hội Hoàng gia (London), tương đương Viện Hàn lâm Khoa học ở các nước khác

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Wikisource-author

  • Hopkins, Frederick Gowland (1942). Charles James Martin. “Arthur Harden. 1865-1940”. Obituary Notices of Fellows of the Royal Society. 4 (11): 2–14. doi:10.1098/rsbm.1942.0001.
  • Manchester, Keith L. (2000). “Biochemistry comes of age: a century of endeavour”. Endeavour. 24 (1): 22–7. doi:10.1016/S0160-9327(99)01224-7. PMID 10824440.
  • Manchester, Keith L. (2000). “Arthur Harden: an unwitting pioneer of metabolic control analysis”. Trends in Biochemical Sciences. 25 (2): 89–92. doi:10.1016/S0968-0004(99)01528-5. PMID 10664590.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
Và anh nghĩ là anh sẽ code web như vậy đến hết đời và cuộc sống sẽ cứ êm đềm trôi mà không còn biến cố gì nữa
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Mình không dùng thuốc tây vì nó chỉ có tác dụng chặn đứng các biểu hiện bệnh chứ không chữa lành hoàn toàn