Joachim Frank | |
---|---|
Sinh | 12 tháng 9, 1940 Siegen, Đức Quốc xã |
Tư cách công dân | Hoa Kỳ, Đức[1] |
Học vị | Đại học Freiburg (BS) Đại học Munich (MS) Đại học Kỹ thuật Munich (PhD) |
Nổi tiếng vì | Hiển vi điện tử lạnh đơn hạt Cấu trúc và động lực ribosome |
Phối ngẫu | Carol Saginaw (cưới 1983) |
Con cái | 2 (bao gồm Ze Frank) |
Giải thưởng | Huân chương Benjamin Franklin về khoa học cuộc sống (2014) Giải Wiley khoa học y sinh (2017) Giải Nobel Hóa học (2017) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Sinh học cấu trúc Hiển vi điện tử lạnh |
Nơi công tác | Viện Bác sĩ và Phẫu thuật gia Đại học Columbia, Khoa Hóa sinh và Lý sinh phân tử |
Joachim Frank (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1940) là một nhà sinh vật học người Mỹ sinh tại Đức[1] đang công tác tại Đại học Columbia, thành phố New York và là một người đoạt giải Nobel. Ông được coi là một trong những người sáng lập kỹ thuật hiển vi điện tử lạnh đơn hạt (cryo-EM). Năm 2017 ông cùng với Jacques Dubochet và Richard Henderson được trao giải Nobel Hóa học vì đóng góp của họ cho phát triển hiển vi điện tử lạnh cho phép xác định cấu trúc với độ phân giải cao của các phân tử sinh học trong dung dịch. Ông cũng có đóng góp đáng kể cho nghiên cứu cấu trúc và chức năng của ribosome từ vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn.
Joachim Frank sinh ra ở Weidenau/Sieg. Sau khi hoàn thành bằng Vordiplom (cử nhân) về Vật lý tại Đại học Freiburg (1963) [2] và Diplom của ông dưới sự hướng dẫn của Walter Rollwagen tại Đại học Ludwig Maximilians Munich với luận án "Untersuchung der Sekundärelektronen-Emission von Gold am Schmelzpunkt" (Nghiên cứu sự phát xạ điện tử thứ cấp của vàng tại điểm nóng chảy của nó) (1967), Frank nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Kỹ thuật Munich đề tài nghiên cứu sau đại học tại phòng thí nghiệm của Walter Hoppe tại Viện Max Planck Eiweiss- und Lederforschung (nay là Viện Hóa sinh Max Planck, Max-Planck Institut für Biochemie) với luận án Untersuchungen von elektronenmikroskopischen Aufnahmen hoher Auflösung mit Bilddifferenz- und Rekonstruktionsverfahren [3] (Nghiên cứu các bức xạ vi điện tử có độ phân giải cao sử dụng phương pháp tạo hình khác biệt và tái tạo) (1970). Luận án khám phá việc sử dụng xử lý hình ảnh số và nhiễu xạ quang học trong phân tích vi ảnh điện tử, và sắp xếp các hình ảnh sử dụng hàm tương quan chéo.
Là một nghiên cứu sinh của Harkness, ông đã có cơ hội nghiên cứu trong hai năm ở Hoa Kỳ: với Robert Nathan tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, thuộc Viện Công nghệ California; với Robert M. Glaeser tại phòng thí nghiệm Donner, Đại học California, Berkeley và Benjamin M. Siegel tại Đại học Cornell, Ithaca, New York.[4][5][6][7] Vào mùa thu năm 1972, ông có một thời gian ngắn làm việc tại Viện Khoa học Sinh học Max Planck ở Martinsried làm trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu lý thuyết về sự gắn kết một phần dưới kính hiển vi điện tử. Năm 1973, ông gia nhập Phòng thí nghiệm Cavendish, Đại học Cambridge với tư cách Trợ lý Nghiên cứu cao cấp cho Vernon Ellis Cosslett.
|1=
(trợ giúp).|1=
(trợ giúp).<ref>
không hợp lệ: tên “Curriculum Vitae” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác