Teppanyaki

Phong cách nấu teppanyaki đang được một đầu bếp Nhật áp dụng để nấu thịt tại nhà hàng bít tết
Một đầu bếp đang áp dụng kiểu nấu teppanyaki để xào tỏi bằng lửa ga

Teppanyaki (鉄板焼き (鐵板燒き) (Thiết bản thiêu)/ てっぱんやき/ テッパンヤキ teppan-yaki?) là phong cách nấu nướng thức ăn bằng việc dùng một vỉ gang, sắt hoặc thép để nấu, bắt nguồn từ thời Thế chiến II. Từ teppanyaki là kết hợp giữa teppan (鉄板, thiết bản), một miếng sắt mà dùng để nấu các món, và yaki (焼き thiêu), nghĩa là nướng, xào và chiên. Các vỉ nướng teppanyaki thường rất dày, có thể chịu nhiệt 100 °C và nấu được nhiều nguyên liệu nhỏ như trứng, gạo hay rau thái nhỏ. Một số đầu bếp có năng khiếu dùng lửa lớn để nấu và thường trình diễn các động tác công phu cho thực khách xem.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà hàng Misono ở Kobe là khởi nguồn của từ teppanyaki

Người sáng lập ra món bít tết kiểu teppanyaki được cho là Shigeji Fujioka của chuỗi nhà hàng Nhật Bản Misono.[1] Đây là nhà hàng đầu tiên có khái niệm nấu ăn chịu ảnh hưởng từ các nước phương Tây vào năm 1945.[2][3] Lúc này ẩm thực của người Nhật chưa mấy phổ biến với người nước ngoài, cách nấu này có phần khá quen thuộc với cách nấu các món ăn truyền thống của Nhật Bản. Khi nhiều nhà hàng trở nên phổ biến hơn với khách du lịch, khái niệm này vẫn được duy trì cho nhiều năm sau được các đầu bếp áp dụng.

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành phần thường được dùng cho teppanyaki kiểu phương Tây là thịt bò, tôm, sò điệp, tôm hùm, thịt gà và các loại rau. Dầu đậu nành thường được dùng để nấu cùg các thành phần. Teppanyaki kiểu Nhật có thể sử dụng mì (yakisoba) hoặc bắp cải với thịt hay hải sản thái lát (okonomiyaki) làm nguyên liệu, được nấu cùng dầu thực vật, mỡ động vật hoặc nhiều hỗn hợp. Tại Nhật Bản, nhiều nhà hàng teppanyaki có thịt bò Kobe. Khoai tây chiên hoặc cơm chiên thường cũng được nấu tại đây kèm với bữa ăn. Một số nhà hàng cho nước sốt để ăn cùng thức ăn. Ở Nhật Bản, họ chỉ cung cấp nước tương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rick Morris (1987). The Economist Business Traveller's Guides: Japan. Prentice Hall Press. ISBN 978-0-13-234907-9.
  2. ^ Beth Reiber (1 tháng 1 năm 1987). Frommer's dollarwise guide to Japan & Hong Kong. Simon & Schuster. ISBN 978-0-671-55776-8.
  3. ^ San Diego Magazine. San Diego Magazine Publishing Company. tháng 3 năm 1981.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Mình không dùng thuốc tây vì nó chỉ có tác dụng chặn đứng các biểu hiện bệnh chứ không chữa lành hoàn toàn
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến