Họa Tam Vũ

Họa Tam Vũ (tiếng Trung: 三武之禍, bính âm: sān wǔ zhī huò) hay Tam Vũ Diệt Phật (tiếng Trung: 三武滅佛) là ba cuộc đàn áp chống lại Phật giáo trong lịch sử Trung quốc. Nó đã được đặt tên như vậy bởi vì các thụy hiệu hay miếu hiệu của tất cả ba hoàng đế thực hiện vụ đàn áp đều có chữ (武) 

Pháp nạn Đầu Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Pháp nạn đầu tiên bắt đầu năm 446, khi Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, một người sùng Đạo giáo, đã chiến đấu chống Hung Nô trong nổi loạn Cái Ngô (蓋吳). Trong các chiến dịch, vũ khí của cuộc nổi loạn đã được đặt trong các ngôi chùa Phật giáo, và vì thế, hoàng đế tin rằng Phật giáo đã chống lại mình. Với sự khuyến khích từ Tể tướng Thôi Hạo, ông ra lệnh bãi bỏ Phật giáo, xử tử những Phật tử trong vùng Quan Trung, khu vực trung tâm của cuộc nổi loạn.[1] Lệnh cấm đối với Phật giáo đã được thoải mái trong những năm sau, và chính thức kết thúc sau khi cháu trai của ông là Bắc Ngụy Văn Thành Đế, một tín đồ đạo Phật, lên ngôi năm 452.

Pháp nạn Thứ Hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Pháp nạn thứ hai  đã được thực hiện trong hai lần riêng rẽ, một vào năm 574 và một trong năm 577, khi Bắc Chu Vũ Đế cấm cả Phật giáo và Đạo giáo, bởi vì ông tin rằng họ đã trở nên quá giàu có và quyền lực. Ông ta ra lệnh cho các thầy tu của cả hai tôn giáo trở về cuộc sống bình thường giúp cung cấp thêm nhân lực cho quân đội và nền kinh tế.[2] So với thảm họa đầu tiên, lần thứ hai là tương đối không đổ máu. Rất khó để biết thời gian Pháp nạn kết thúc nhưng có lẽ vào lúc con trai ông, Bắc Chu Tuyên Đế lên ngôi năm 578.

Pháp nạn Thứ Ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Pháp nạn thứ ba bắt đầu năm 845, khi Đường Vũ Tông một người sùng đạo Đạo giáo ra lệnh phá hủy các ngôi chùa và bức tượng Phật và tịch thu tài sản của họ vào ngân khố. Lệnh cấm không phải là một lệnh cấm hoàn toàn, hai ngôi chùa được phép trong cả thủ đô chính Trường An và thành Lạc Dương, các thành phố lớn và vùng phụ cận được phép để duy trì một ngôi chùa không nhiều hơn 20 nhà sư. Hơn 4.600 ngôi đền đã bị phá hủy trên toàn Trung Quốc, hơn 260.000 nhà sư và nữ tu, đã bị buộc phải trở lại với cuộc sống bình thường.[3] Thảm họa không chỉ ảnh hưởng có đạo Phật, mà cả Cảnh giáo và Hỏa giáo. Do niên hiệu Đường Vũ Tông trị vì là “Hội Xương” nên sự kiện diệt Phật của ông ta được các nhà viết sử Phật giáo Trung Quốc xưng là “Pháp nạn Hội Xương”. Sau cái chết của ông, Đường Tuyên Tông, chú của ông lên ngôi năm 846 thì pháp nạn kết thúc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngụy thư (Wei Shu 《魏书·释老志》): "世祖初继位,亦遵太祖、太宗之业,每引高德沙门,与共谈论。...... 及得寇谦之道,帝以清净无为,有仙化之证,遂信行其术。时司徒崔浩,博学多闻,帝每访以大事。浩奉谦之道,尤不信佛,与帝言,数加非毁,常谓虚诞,为世费害,帝以其辩博,颇信之。"
  2. ^ 《续高僧传》(卷二十三):"数百年来官私佛寺,扫地并尽!融刮圣容,焚烧经典。禹贡八州见成寺庙,出四十千,并赐王公,充为第宅;三方释子,减三百万,皆复为民,还为编户。三宝福财,其赀无数,簿录入官,登即赏费,分散荡尽。"
  3. ^ Cựu đường thư 《旧唐书·武宗纪》(卷一八上):“还俗僧尼二十六万五百人,收充两税户”“收奴婢为两税户十五万人”。
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
Chén Thánh (Holy Grail) là một linh vật có khả năng hiện thực hóa mọi điều ước dù là hoang đường nhất của chủ sở hữu. Vô số pháp sư từ khắp nơi trên thế giới do vậy đều khao khát trở thành kẻ nắm giữ món bảo bối có một không hai này
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Nishikienrai chủng tộc dị hình dạng Half-Golem Ainz lưu ý là do anh sử dụng vật phẩm Ligaments để có 1 nửa là yêu tinh nên có sức mạnh rất đáng kinh ngạc
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll