Xenon(II) nitrat

Xenon(II) nitrat
Nhận dạng
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O-][N+](=O)O[Xe]O[N+](=O)[O-]

InChI
đầy đủ
  • 1S/N2O6Xe/c3-1(4)7-9-8-2(5)6
Thuộc tính
Công thức phân tửXe(NO3)2
Khối lượng mol255,302 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu nâu đỏ
Điểm nóng chảy 23 °C (296 K; 73 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhkhông ổn định, độc tính cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Xenon(II) nitrat, còn được gọi là xenon dinitrat, là một hợp chất vô cơ bao gồm một nguyên tử xenon liên kết với hai nhóm nitrat, có công thức hóa học Xe(NO3)2. Nó có thể được tạo ra bằng cách cho xenon difluoride phản ứng với acid nitric khan, nhưng nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi bị phân hủy, do đó nó chưa được phân lập và có đầy đủ đặc điểm. Một hợp chất liên quan, xenon fluoride nitrat, đã được tạo ra và đủ ổn định để được nghiên cứu chi tiết hơn.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Xenon(II) nitrat có thể được điều chế bằng phản ứng sau:[1][2]

XeF2 + 2HNO3 → Xe(NO3)2 + 2HF

Phản ứng này tạo ra chất rắn màu nâu đỏ. Tuy nhiên, nó phân hủy ở 23 °C, giải phóng khí xenon:[2]

Xe(NO3)2 → Xe + O2NOONO2 (một peroxide nitơ không bền)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bản mẫu:Cite dissertation
  2. ^ a b Eisenberg, Max; Darryl D. DesMarteau (1970). “The reaction of xenon difluoride with some strong oxy-acids”. Inorganic and Nuclear Chemistry Letters. 6 (1): 29–34. doi:10.1016/0020-1650(70)80279-3. ISSN 0020-1650.