Bộ Cá thu ngừ (danh pháp khoa học: Scombriformes[2], đồng nghĩa: Pelagia Miya et al., 2013[1]) là một bộ cá thuộc nhóm cá dạng cá vược (Percomorphaceae).[3] Bộ này được bác sĩ kiêm nhà ngư học Hà Lan Pieter Bleeker thiết lập năm 1859, nhưng các đơn vị phân loại xếp trong bộ này sau đó được chuyển vào bộ Perciformes trong phân bộ Scombroidei. Tuy nhiên, các nghiên cứu phát sinh chủng loài cho thấy phân bộ này là không đơn ngành.[4] Vì thế, cố gắng của E. O. Wiley và David Johnson năm 2010 trong việc tách Scombroidei ra khỏi Perciformes và nâng cấp nó thành bộ Scombriformes đã không tạo ra một bộ cá đơn ngành,[5] do các tác giả đã không thu được và không xem xét hết những kiến thức mới thu được thông qua so sánh trình tự ADN. Trong phiên bản hệ thống học cá xương công bố tháng 4 năm 2013 của Ricardo Betancur-R. et al. thì Scombriformes được định nghĩa lại với thành phần mới bao gồm 16 họ trước đây xếp trong các phân bộ khác nhau của bộ Perciformes.[2] Mối quan hệ họ hàng của các đơn vị phân loại này được xác nhận trong nghiên cứu của Thomas J. Near et al. khi họ xem xét phát sinh chủng loài của Acanthomorpha.[6] Giữa năm 2013, nghiên cứu của Masaki Miya et al. cũng xác nhận một nhánh đơn ngành với thành phần tương tự và họ gọi nhánh này là Pelagia, do các loài cá trong nhánh này chủ yếu là cá biển khơi.[1]
Các đặc trưng chẩn đoán do E. O Wiley và G. D. Johnson (2010)[5] cung cấp là dựa theo G. D. Johnson (1986),[7] nhưng nó cũng bao gồm cả các họ được đặt bên ngoài nhánh này (như Istiophoridae). Định nghĩa và giới hạn của Scombriformes trong bài này cũng không tương đồng với mô tả của B. B. Collette, T. Potthoff, W. J. Richards, S. Ueyanagi, J. L. Russo và Y. Nishikawa (1984)[8] và các nghiên cứu khác được E. O. Wiley và GD Johnson trích dẫn.[5] Không có chẩn đoán hình thái học nào đối với Pelagiaria, đại diện cho một trường hợp có sự không thống nhất đáng kể giữa dữ liệu hình thái học và dữ liệu phân tử. Mặc dù có sự khác biệt về hình thái giữa các thành viên của Scombriformes, nhưng hầu hết đều là các loài cá sống ngoài biển khơi (từ đây mà có tên gọi Pelagiaria cho nhánh này).
Tổng cộng 16-17 họ còn loài sinh tồn được xếp trong Scombriformes hay Pelagia,[1][2] mà theo phân loại trước đây được xếp trong 6 phân bộ của Perciformes.[10]
^ abcE. O. Wiley & G. David Johnson. A teleost classification based on monophyletic groups. Trong Joseph S. Nelson, Hans-Peter Schultze & Mark V. H. Wilson, 2010. Origin and Phylogenetic Interrelationships of Teleosts. Verlag Dr. Friedrich Pfeil, München, ISBN9783899371079.
^Collette B. B., Potthoff T., Richards W. J., Ueyanagi S., Russo J. L., Nishikawa Y. Scombroidei: development and relationships. Trong Moser H., Richards W., Cohen D., Fahay M., Kendell Jr A., Richardson S. (biên tập), 1984. Ontogeny and Systematics of Fishes. Lawrence: American Society of Ichthyologists and Herpetologists Special Publication; tr. 591–620.
Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Phiên bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288, PMCID PMC3644299.