Ở Trung Hoa, họ Ninh được viết là 甯 hoặc 寧. Theo sách Nguyên Hòa Tính Toàn (元和姓纂), thì họ Ninh nguyên thủy là hậu duệ của Vệ Khang Thúc. Đến đời con của Vệ Vũ Công là Quý Vĩ, do được phong đất ở ấp Ninh (nay thuộc địa cấp thị Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), con cháu về sau lấy tên đất làm họ.
Trải qua nhiều thế hệ, tại Trung Quốc, họ Ninh chia thành bốn nhánh chính là Đạt Hiếu Đường (达孝堂), Đốc Thân Đường (笃亲堂), Thành Đức Đường (成德堂) và Tề Quận Đường (齐郡堂). Ngoài ra, vào thời nhà Thanh, khoảng những năm 1650, do sự đồng hóa với người Hán, một số người Mãn Châu lấy họ theo người Hán là Ninh (寧).
Các chữ 甯 và 寧 chuyển sang chữ Trung giản thể đều thành 宁 vì vậy họ Ninh tại Trung Hoa lục địa hiện nay đề nghị thống nhất sử dụng chữ 甯 để viết tên họ.[cần dẫn nguồn]
Ninh Nguyên Đễ (甯原悌) đỗ thứ 9 trong Khoa thi niên hiệu Vĩnh Xương (năm 689), giữ chức Ngự sử thời Đường Huyền Tông và được xem là nhà viết sử về người Choang (Tráng) đầu tiên
Tại Việt Nam, họ Ninh đều viết là 寧, được ghi nhận đã có ở Việt Nam ít nhất trước những năm 900. Tuy có cùng cách viết Hán tự, nhưng họ Ninh ở Việt Nam không liên quan đến họ Ninh gốc Mãn Châu.
Lịch sử ghi nhận Ninh Hữu Hưng là tướng của các triều Đinh và Tiền Lê. Ngọc phả các làng Ninh Xá, La Xuyên (xã Yên Ninh - huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định) ghi ông sinh năm 939. Vào thời đó, tại vùng Thiết Lâm - Cái Nành (xã Yên Ninh ngày nay) đã có một số làng của người họ Ninh.
Xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Gồm các thôn Ninh Xá Thượng, Ninh Xá Hạ, La Xuyên, Lũ Phong. Đình các thôn trên đều thờ Lão La Đại thần Ninh Hữu Hưng (939-1019). Họ Ninh tại thôn Ninh Xá Hạ phát triển một nhánh tại thôn Côi Trì và Trung Đồng thuộc xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình từ thời Lê Thánh Tông.
Xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Họ Ninh tại Trực Tuấn trước đó sinh sống tại Cựu Hào - Vĩnh Hào - Vụ Bản - Nam Định. Gia phả họ Ninh tại đây ghi được 28 đời. Về sau phát triển sang các xã Hải Đường, Hải Anh,... thuộc huyện Hải Hậu.
Xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Họ Ninh tại đây ghi gia phả từ Ninh Triết (đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ đời Mạc Mậu Hợp).
Xã Lê Ninh (gồm các thôn Ninh Xá, Lê Xá), huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Họ Ninh có tại thôn Ninh Xá từ khoảng năm 1400 - 1500. Họ Ninh tại thôn Lê Xá (từ khoảng 1700-1800) gốc tại Kim Trì (Côi Trì) - Trường An Phủ, Yên Mô Huyện, Phủ Thanh Bình - Thanh Hoa Ngoại trấn (tức tỉnh Ninh Bình ngày nay).
Xã Yên Lộc(Gồm thôn Yên Thái,Yên Thịnh,Yên Phú,Đại Đồng)
Ninh Hữu Hưng (939-1019) làm quan phụ trách hậu cần và xây cất cho các triều Đinh, Tiền Lê. Ông được phong chức Công Tượng Lục Phủ Giám Sát Đại tướng Quân và là người chỉ huy xây dựng kinh đô cổ Hoa Lư. Ông cũng là tổ nghề chạm khắc gỗ của các làng nghề Ninh Xá, La Xuyên thuộc xã Yên Ninh - huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định
Ninh Hãng (1437[a]-?), nguyên quán xã Lan Đình huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Đồng Lạc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương) đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9 (1478) triều vua Lê Thánh Tông, làm quan đến Hiến sát sứ
Ninh Triết (1540-?), người xã Song Khê huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Mùi niên hiệu Sùng Khang thứ 6 (1571) đời Mạc Mậu Hợp (Văn bia số 6 tại Văn Miếu Bắc Ninh), làm quan đến Thừa chính sứ
Ninh Đạt (1618-?), quê tại xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ năm thứ 2 (1659) đời vua Lê Thần Tông (Văn bia số 41 tại Văn Miếu Hà Nội), làm quan đến Giám sát
Ninh Địch (1687-?), quê tại xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 14 (1718) đời vua Lê Dụ Tông (Văn bia số 61 tại Văn Miếu Hà Nội), làm quan đến Huấn đạo. Ninh Địch là bác của Ninh Tốn
Ninh Ngạn (1715-1781), là người có công khai hoang lập ấp ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, tác giả của Vũ Vu Thiển Thuyết, là em của Ninh Địch và là cha của Ninh Tốn
Ninh Tốn (1744-1795), hiệu Chuyết Am, Mẫn Hiên, Chuyết Am Cư Sỹ, Song Am Cư Sĩ và tự là Hy Chí, Khiêm Như, người xã Côi Trì huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 39 đời vua Lê Hiển Tông[1]
^Sách ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC ghi Ninh Hãng đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ Khoa thi năm Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9 (1478) khi 42 tuổi. Như vậy theo cách tính tuổi Âm lịch thì năm sinh của Ninh Hãng là năm 1437 (Đinh Tỵ niên hiệu Thiệu Bình năm thứ tư, triều vua Lê Thái Tông).
Bài viết này mục đích cung cấp cho các bạn đã và đang đầu tư trên thị trường tài chính một góc nhìn để cùng đánh giá lại quá trình đầu tư của bạn thực sự là gì
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này