Tại Trung Quốc, có nhiều họ có thể phiên âm thành Vũ, như họ Vũ (武), Vũ (禹), Vũ (羽), Vũ (萭), hay Vũ (雨). Ngoài ra còn một họ kép là họ Vũ Văn (宇文) hay gây hiểu sai.
Tại Hàn Quốc: Phổ biến là họ Vũ 우 (禹) (Romaja Quốc ngữ: Woo). Ngoài ra có một bộ phận nhỏ người mang họ Vũ (武) (Romaja Quốc ngữ: Mu). Chỉ có 1600 người mang họ này.
Có ý kiến cho rằng họ Vũ ở Hải Dương có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam[2]. Tuy nhiên, không phải tất cả các gia tộc họ Vũ tại Hải Dương và Việt Nam đều có cùng gốc từ đây.[3] Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương, ông tổ họ Vũ là Vũ Hồn (804-853), là quan đô hộ của nhà Đường cắt cử xuống Việt Nam. Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.[4][5][6]
Bắt đầu từ phía nam sông Gianh cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy thụy hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (hiệu Vũ Vương), "Vũ" được đổi thành "Võ".[3]
Theo Lê Trung Hoa trong cuốn Họ và tên người Việt Nam, tại Việt Nam số lượng người mang họ Vũ xếp thứ bảy, với 3,9% dân số.[1] Hiện tại, hai dòng họ Vũ và họ Võ tồn tại độc lập, có thờ cúng tổ tiên chung hoặc riêng nên việc nhận định họ này chung một họ còn nhiều tranh cãi.
Do hoàn cảnh lịch sử một số con cháu dòng họ Thái Sư Nguyễn Xí một số con cháu đã ra làm quan làm tướng cho nhiều triều đại mới và một triều đại bị lật đổ để tránh bị trả thù nên một chi Họ Nguyễn ĐìnhHọ Nguyễn Xí đã đổi sang Họ Vũ do kiêng húy chúa vũ Nguyễn Phúc Khoát nên đổi sang Họ võ, trong dòng họ nguyễn có câu ca dao sống làm Người Họ Vũ Chết Là Ma Họ Nguyễn Đa số Tiền Người Họ Vũ - Võ Hậu Người Họ Nguyễn, Một Số Chi Họ Vũ Võ Việt Nam Đều Cho rằng Nguyễn Xí Là Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam .
Vũ Hồn Thủy Tổ Họ Vũ Võ, Ông cũng được biết đến là 1 vị quan thanh liêm, thực hiện đúng câu thành ngữ "Kim Chỉ Nam" thời bấy giờ của các chế độ Phong Kiến xưa.
Vũ Thị Hạnh mẹ đẻ thái sư Nguyễn Xí một trong những công thần hậu lê .
Bát Nàn hay Thục Nương, theo truyền thuyết mang họ Vũ, tướng thời Hai Bà Trưng.
Vũ Huyên, Tiến sĩ thời Lê Dụ Tông, kỳ thủ nổi tiếng thời phong kiến Việt Nam, được dân gian gọi là Trạng Cờ, cùng với Trạng ănLê Nại, Trạng ToánVũ Hữu, Trạng vậtVũ Phong và Trạng chạyVũ Cương Trực được xếp chung làm Năm ông trạng làng Mộ Trạch.[7]
Vũ Đức Đam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (2010-2011), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (2011-2013), Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Vũ Bằng (tức Phương Minh Nam) Bí thư tỉnh Hà Bắc, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm văn phòng Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà 1970-198x).
Võ Trọng Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Đức.
Vũ Hải Sản, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Thượng tướng Quân đội Nhân Dân Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Võ Văn Phuông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
Võ Minh Lương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương.Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Võ Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, XIII, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương.
Vũ Hải Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.
Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.
Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, Bí thư Huyện Ủy Hoàng Su Phì.
Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh.
Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Trị.
Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai, Chủ tịch UBND Tỉnh Gia lai (Thôi chức vụ Chủ tịch Tỉnh Gia Lai từ năm 2022)
Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa XIII, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026. Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.
Vũ Khắc Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa XIII.
Võ Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khoá XIII
Vũ Thanh Mai - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng khóa XIII- nguyên Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Vũ Thị Lưu Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV (2021-2026),Trưởng Tiểu ban Tổng hợp dự toán và phối hợp chính sách của Ủy ban Tài chinh, Ngân sách của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Việt Nam-Thụy Sỹ (11/2021), nguyên Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV, XV
Vũ Huy Khánh - Đại biểu Quốc hội khóa XV (2021-2026), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV (2021-2026); Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam- Algeria. Sĩ quan cao cấp Công an Nhân dân. Quân hàm Đại tá
Vũ Xuân Hùng - Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, XV nhiệm kỳ (2021-2026) - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Sỹ quan Cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân hàm Thiếu tướng.
Vũ Tú Nam, nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về văn học & nghệ thuật năm 2001.
Vũ Quốc Uy, nhà hoạt động cách mạng trong lĩnh vực văn hóa, lãnh đạo Thành phố Hải Phòng thời kháng chiến chống Pháp, tác giả sách Bình minh trên sông Cấm.
Võ Tắc Thiên, nữ hoàng Trung Quốc, người sáng lập nhà Võ Chu. Bà là hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, thân mẫu Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán, tổ mẫu Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Bà được coi nhà nhà Vua nữ đầu tiên của Trung Quốc.