Khương (họ)

Khương là một họ của người ở vùng Văn hóa Đông Á, gồm Trung Quốc (chữ Hán: 姜, Bính âm: Jiang), Triều Tiên (Hangul: 강, phiên âm latinh Kang hoặc Gang) và Việt Nam.

Tại Trung Quốc họ Khương đứng thứ 32 trong danh sách Bách gia tính nhà Tống. Đây là một trong các họ có nguồn gốc cổ nhấtTrung Quốc, bắt nguồn từ thời Viêm Đế, một trong những người được coi là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa.

Trong phương ngữ tiếng Việt, âm đọc "Khương" tại miền Nam có thể đọc thành "Khang".

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi nước Nam Việt còn bị nhà Đường ở phương Bắc đô hộ, đã có một người Việt Nam đỗ thủ khoa trong kì thi Hán học của nhà Đường, đó là Khương Công Phụ. Ông sinh năm 731 ở làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, tổng Cốt Hải, huyện Yên Định (nay là làng Tường Vân, Định Thành, Yên Định, Thanh Hoá). Ông là một trong 8 vị cống sĩ xứ Giao Châu trúng tuyển, được cử đi thi Hội ở Tràng An (Trung Quốc), sau đó nhà Đường lại mở thêm Chế khoa, ông đỗ xuất sắc với bài "Đối trực ngôn cực gián" cùng với người em là Khương Công Phục đã đem lại danh dự và uy tín cho người Việt ở phương Nam.

Về cội nguồn, dòng họ thế thứ, nhất là hậu duệ của hai cụ thì chưa có sách vở nào ở Việt Nam đề cập đến một cách chi tiết. Căn cứ vào các cuốn gia phả mà các chi họ Khương hiện đang giữ thì cuốn "Gia phả của dòng họ Khương Công Phụ" dòng họ Khương ở Yên thôn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây là cuốn gia phả ghi chi tiết và đầy đủ nhất. Đây là cuốn gia phả viết bằng chữ Hán xen Nôm. Chữ viết rất đẹp to, rõ ràng trên giấy dó khổ 17 x 25 cm, dày 70 trang, mỗi trang khoảng 150 chữ[1].

Nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kinh Dương Vương (Khương Lộc Tục) (2919 TCN – 2792 TCN) chút Thần Nông (Viêm Đế), Thần Nông họ Khương.
  • Khương Tăng Hội (? – 280), thiền sư, thi sĩ[2]
  • Khương Thần Dực, thứ sử Ái Châu, ông nội của Khương Công Phụ và Khương Công Phục.
  • Khương Văn Đĩnh, huyện thừa Tiến sĩ, cha của Khương Công Phụ và Khương Công Phục.
  • Khương Công Phụ (731 – 805), người xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Thi đỗ tiến sĩ tại Trung Quốc năm 784 và được nhà Đường ban đầu phong chức Hiệu thư lang, thăng dần đến Gián nghị đại phu. Cuối cùng trở thành Tể tướng của phương Bắc[3]
  • Khương Công Phục, em của Khương Công Phụ, tiến sĩ, được nhà Đường phong chức Lang Trung bộ Lễ, Bắc bộ Thị lang.
  • Khương Thế Hiền (1608 – ?), người xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đỗ thám hoa trong kỳ thi năm Canh Dần (1650) đời Lê Thần Tông.[4]
  • Khương Hữu Long [en] (1890 – 1983), Tổng trưởng Bộ Y tế chính quyền Quốc gia Việt Nam do Hoàng Đế Bảo Đại phái cho Bác Sĩ Thủ Tướng - Prime Minister Nguyễn Văn Thinh thành lập Chánh Phủ Tự Trị sau Đệ Nhị Thế Chiến.
  • Khương Hữu Dụng (1907 – 2005), nhà thơ hiện đại Việt Nam.
  • Khương Hữu Bá [en] (1930 – 2015), Đại tá Hải Quân - VNCH, Tư lệnh Vùng IV Duyên Hải (chức vụ Đề Đốc), Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn luyện Sĩ Quan Hải Quân (chức vụ Phó Đô Đốc) và Chánh Thanh Tra (Chức vụ Phó Đô Đốc)
  • Khương Hữu Nam, Đại tá Lục Quân - Army Commodore - Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa VN
  • Khương Hữu Điểu [en] (sinh 1931), Tổng Trưởng Kinh Tế - VNCH và Giám đốc Ngân hàng Khuếch Trương Kỷ Nghệ VNCH
  • Khương Hữu Quý, Tiến sĩ Hóa học, Dược khoa học, và Vạn vật học tại Pháp; Bác học gia điều hành Viện nghiên cứu ung thư; giảng sư đại học Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
  • Khương Hữu Lộc, Tiến Sĩ Kinh Tế & Kế toán – Giáo sư Đại Học chương trình Thạc sĩ MBA (Giảng Sư Hội nghị Quản Trị-Kinh Tế) - Giám đốc Tập đoàn 500’s lớn nhất Hoa Kỳ (Fortune 500). Giáo sư Tiến Sĩ Khương Hữu Lộc là một Bình Luận Gia, Chuyên Gia Kinh Tế hằng tuần của Đài Tiếng Nói của Hoa Kỳ (Voice of America).
  • Khương Hữu Thọ Francis, Thạc Sỉ Toán Học và Công Nghệ Thông Tin. Phó Tổng Giám Đốc và Lảnh Đạo Kiến Trúc Sư Công Nghệ Thông Tin cho các công ty 500 Fortune tại Hoa Kỳ.
  • Khương Thị Hồng Nhung (sinh 1972), Kiện tướng quốc tế nữ (Woman International Master) môn cờ vua, vô địch cờ vua nữ quốc gia năm 1991.
  • Khương Hoàn Mỹ (Orange): ca sĩ

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nỗi lòng Khương Công Phụ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2008.
  2. ^ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, phần II: Khương Tăng Hội Lưu trữ 2008-09-30 tại Wayback Machine.
  3. ^ Đại lược về khoa cử Việt Nam
  4. ^ “Bia số 38 - Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Canh Dần niên hiệu Khánh Đức năm thứ 2 (1650)”. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. ngày 22 tháng 1 năm 2009.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan