Dòng họ Phan Huy là một chi họ thuộc họ Phan ở Việt Nam, một trong những dòng họ giàu truyền thống văn chương và khoa bảng từ thế kỷ 18. Dòng họ này đã định cư 18 đời từ đầu thế kỷ XVII đến nay ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (xưa là làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An). Từ đời Phan Huy Ích thì chuyển đến Sài Sơn, Quốc Oai (thôn Đa Phúc) để định cư.[2]
Dòng họ Phan Sỹ ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An là dòng họ định cư từ thế kỷ XVI tới nay, có hai chi nhánh mạnh ở xã Võ Liệt và Thanh Khê là dòng họ hiếu học nổi tiếng, trong hai cuộc kháng chiến đóng góp rất nhiều cho Tổ Quốc, dòng họ có số lượng lớn là lãnh đạo quân đội các cấp.
Dòng họ Phan Bá là một chi họ thuộc họ Phan ở Việt Nam, dòng họ này định cư lâu đời tại thôn Vọng Sơn, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đời sống cách đây 10 năm trở về trước con cháu chủ yếu làm nông, ngày nay con cháu được đầu tư học hành, vượt khó đi lên, góp phần xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương phát triển.
Dòng họ Phan ở vùng châu Hoan vốn là dòng quý tộc họ Trần sau biến loạn Hồ Quý Ly soán ngôi tìm diệt dòng đích nên phải ẩn tích đổi họ Phan năm 1400.
Phan Thúc Trực (1808–1852), hiệu là Hành Quý, Bồ Phong Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, là một Thám hoa triều Nguyễn. Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà địa lý học trong lịch sử Việt Nam.
Phan Cẩm Thượng, Nhà nghiên cứu, tác giả bộ sách về Văn minh Việt Nam gồm: “Văn minh vật chất của người Việt”, “Tập tục đời người” , “Mày là kẻ nào?”, “Thế kỷ 19–Việt Nam”[7]
Phan Kế Bính (1875–1921), nhà báo, nhà văn trong thời kỳ Pháp thuộc
Phan Khoang (1906–1971), nhà sử học, nhà giáo, nhà báo
Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh, 3 anh em họ Phan thời Hùng Vương, hiện được thờ tại làng Cao Xá, xã Thái Hòa, Nghệ An (di tích quốc gia năm 1994).[12]
Phan Độc Giác, người đời Lý, hiện được thờ tại làng Cẩm Tú, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (di tích cấp tỉnh).[13]
Phan Nhân Tường (1514–1556) là vị quan thời Lê Trung Hưng, ông đậu Tiến sĩ khoa Bính Ngọ năm Nguyên Hòa thứ 14 (1546), đời vua Lê Trang Tông. Ông làm quan trải qua 4 đời vua Lê, được thăng đến chức Giám sát ngự sử, Tri thẩm hình viện.