Chữ Hán 段 của họ Đoàn còn có âm Hán Việt khác là "đoạn", trong từ "giai đoạn" (階段) hay "đoạn đường" (段塘). Tuy nhiên trong lịch sử chưa có ai mang họ được đọc là "Đoạn".
Tránh nhầm với chữ đoàn 團 có nghĩa là "nhóm" (như tập đoàn, đoàn viên, đoàn kết), do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm, không biểu nghĩa được như chữ Hán và chữ Nôm.
Theo các tông chủ họ Đoàn ở Việt Nam thì Cao tổ của họ Đoàn ở Việt Nam là Đoàn Văn Khâm và Đông Hải Đại vương Đoàn Thượng. Ngày giỗ tổ họ Đoàn Việt Nam được chọn là ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm [1]. Đền thờ Cao Tổ Họ Đoàn Việt Nam được các thành viên tông chi họ Đoàn xây dựng tại xã Đoàn Thượng, Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, trên diện tích 4.000m2 với kinh phí xây dựng khoảng 10 tỷ đồng (vào thời điểm hoàn công) [2].
Đoàn Nhữ Hài (chữ Hán: 段汝諧; 1280-1335), là đốc tướng, danh thần trải 3 đời vua nhà Trần, là người có năng lực hoạt động về ngoại giao và nội trị, lần lượt nắm giữ các chức vụ Ngự sử trung tán, Tham tri chính sự, Tri khu mật viện sự, Nhập nội Hành khiển, Kinh lược Nghệ An, Thiên tử chiêu dụ sứ. Trong cuộc dấy binh chinh phạt Chiêm Thành năm Tân Hợi (1311) của vua Trần Anh Tông, Đoàn Nhữ Hài góp phần quan trọng để giành lấy thắng lợi mà không hề tốn xương máu. Ông hy sinh trong cuộc chinh phạt Ai Lao năm 1335.
Đoàn Xuân Lôi (chữ Hán: 段春雷); Tháng 2 âm lịch năm 1384, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mở khoa thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc, núi Tiên Du, Bắc Ninh. Trong khoa thi này, Đoàn Xuân Lôi đỗ thủ khoa còn gọi là Đình nguyên hay Thủ khoa Đại Việt tương đương Trạng nguyên. Tại Văn miếu Bắc Ninh, bia số 1 ghi ông là Trạng nguyên[4][5]. Tên ông ở số thứ tự 14 trong danh sách Thủ khoa nho học Việt Nam. Sau khi đỗ đại khoa, Đoàn Xuân Lôi được cử làm quan, chức Quốc tử trợ giáo, dạy ở Quốc Tử Giám, nổi tiếng văn thơ, sau làm quan đến Trung thư hoàng môn thị lang, kiêm Thông phán Ái Châu. Văn chương, tư tưởng của ông nức tiếng một thời.
Đoàn Thị Điểm (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ (紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng tức Hậu Lê, tác giả Trinh phụ ngâm (chữ Nôm), bộ Truyền kỳ tân phả (chữ Hán). Bà gốc chính là họ Đoàn, tổ 5 đời của Đoàn Thị Điểm là quan võ, do có công với Nhà Lê được ban Quốc tính tên là Lê Công Nẩm - là con của Đoàn Công Bẩm, hậu duệ Đoàn mãnh tướng Đoàn Công UẩnViệt Nam. Đoàn Doãn Luân là anh của Đoàn Thị Điểm đỗ đầu xứ kinh Bắc kỳ thi Hương tức đỗ Giải nguyên. Con gái của Đoàn Doãn Luân là Đoàn Lệnh Khương cũng nổi tiếng hay chữ, người đời tụng gọi là Nữ Học Sư có tiếng trong giới Thăng Long kẻ sĩ.
Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?), hiệu Hải Ông, là nhà thơ, đại thần nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại, tước Hải Phái hầu. Ông là con của Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục.
Đoàn Tử Quang (1818-1928), 82 tuổi nghe lời mẹ đi thi đỗ cử nhân nho học. Ông là người cao tuổi nhất thi đỗ khoa bảng và ông cũng là người khoa bảng có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Việt Nam (thọ 110 tuổi), được triều đình phong Hàn lâm viện thị độc.
Đoàn Minh Huyên, đạo hiệu: Giác Linh, được tín đồ gọi tôn kính là Phật thầy Tây An, là người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, ông còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền đã có công khai hoang nhiều vùng đất ở Nam Bộ (Việt Nam).
Đoàn Hữu Trưng (段有徵 hay Đoàn Trưng (段徵, là người yêu nước thương dân, một thủ lĩnh của cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức.
Đoàn Chí Tuân, một thủ lĩnh của phong trao Cần Vương chống Pháp. Ông đã từng xưng Long Đức Hoàng Đế.
Đoàn Văn Cự (1835-1905), là một thủ lĩnh kháng Pháp tại Biên Hòa (Việt Nam).
Đoàn Đình Duyệt: Nam tước, Đại thần, Cơ mật Viện, Thượng thư Bộ Công kiêm Bộ Binh Đoàn Đình Duyệt (Quan Thượng Đoàn) là một trong Tứ trụ triều đình Nhà Nguyễn, thời Vua Khải Định (1916-1925); quê quán tại xã Đào Lãng, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Đào Lạng, xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) (1899-1933) là một trong những doanh nhânViệt Nam nổi tiếng trước Cánh mạng tháng Tám (1945). Một trong những người con của ông là Đoàn Đức Chuẩn sau này trở thành nhạc sĩ nổi tiếng Đoàn Chuẩn.
Đoàn Trung Còn (1908 – 1988), là cư sĩ, nhà phật học miền Nam, được tôn xưng là hòa thượngThích Hồng Tại, pháp danh Hồng Tai, nguyên là Trị sự Trưởng ban Chấp sự Trung ương của Giáo hội Tịnh Độ Tông Việt Nam. Ông viết và dịch rất nhiều sách về Phật học.
Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc tiền chiến Việt Nam, được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu xứ Bắc.
Thuận Yến, tên thật là Đoàn Hữu Công là đại tá, nhạc sĩViệt Nam. Thuận Yến là nhạc sĩ thuộc hàng cây đa cây đề của nền âm nhạc Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông bao gồm tới hơn 500 ca khúc, là người có nhiều sáng tác nhất về chủ tịch Hồ Chí Minh với 26 ca khúc.
Đoàn Bá, 1938-2015, Nghệ sĩ ưu tú, nguyên là Giám đốc nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, người có công đưa sân khấu cải lương ra mô hình xã hội hoá đầu tiên tại TPHCM, đã đạo diễn trên 500 vở cải lương, kịch thoại từ Nam ra Bắc. Các tác phẩm được giới chuyên môn và khán giả thường nhắc đến như: Đội cận vệ thanh niên (kịch trước 1975), sau 1975 có Hòn đảo thần vệ nữ, Chiếc hài bạc, Người trong cõi nhớ, Nàng Xê-đa (bán vé hơn 1200 suất), Con trai bá tước Mông-tơ-rít-tô, Đường bay, Rạng ngọc côn sơn, Tướng cướp Bạch hải đường... Các học trò do ông đào tạo nay hầu hết đều đã thành danh và nổi tiếng cả nước, họ đều yêu thương, kính trong ông, và đặt cho ông biệt danh là "phù thủy sân khấu".
Đoàn Phú Tứ, nhà thơ, nhà viết kịch, dịch giả nổi tiếng của Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1.
Đoàn Mạnh Phương, nhà thơ, nhà báo. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Anh đang là Tổng Biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý - Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kinh Tế Môi trường Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Truyền Thông Số Việt Nam.
Đoàn Đình Long, là võ sưKaratedo Đệ thất đẳng huyền đai người Việt Nam, nguyên Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Karatedo Quốc gia Việt Nam, người sáng lập hệ phái Karatedo Đoàn Long.
Đoàn Văn Hậu, tuyển thủ U23 Việt Nam cùng đội tuyển U23 quốc gia Việt Nam giành ngôi vị á quân tại Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018. Hiện anh là tuyển thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Đoàn Kiến Quốc, từng là vận động viên bóng bàn số 1 Việt Nam, hai lần liên tiếp được tham dự Thế vận hội.
Đoàn Thái Sơn sinh 13/10/1970. Thạc sĩ Luật. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đoàn Đông Hải - tên không gian mạng William Hai] sinh 1975. Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng MEBF 5. Huấn luyện viên Thái Cực Quyền dưỡng sinh. Yêu thích công thức E=mc² (về năng lượng và khối lượng).
Phạm Phú Thứ, gốc họ Đoàn của Đoàn Thế Thân Việt Nam. Phạm Phú Thứ dự thi Hương đỗ đầu tức Giải nguyên khi mới 21 tuổi. Cùng năm 1843, ông dự thi Hội cũng đỗ đầu tức Hội nguyên, vào thi Đình, ông là một trong ba người đỗ cao nhất, đứng đầu đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm ông 22 tuổi. Ông từng làm quan đến chức Thự Thượng thư bộ Hộ, sung Cơ mật viện đại thần, Thự Hiệp biện Đại học sĩ triều vua Tự Đức.
Trong danh sách Bách gia tính, họ Đoàn đứng thứ 218, về mức độ phổ biến họ này xếp thứ 81 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người họ Đoàn từng giữ vai trò quân chủ, thậm chí từng có cả một Vương quốc Đại Lý (937-1253) (nay thuộc Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên) do họ tộc Đoàn lập nên.
Đoàn Ổi là tướng thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Sau được Tào Tháo nhân danh Hiến Đế phong làm An Nam tướng quân, thăng Trấn viễn tướng quân, chức Bắc Địa thái thú, tước Duyệt Hương hầu.
Các vua của Vương quốc Đại Lý bắt đầu từ Đoàn Tư Bình năm 937. Vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vuahọ Đoàn cho đến năm 1253 (tổng 316 năm); Từ năm 1253, Đại Lý rơi vào tay đế chế Mông Cổ, các Đại lý Tổng quản vẫn là người họ Đoàn kéo dài 135 năm nữa cho đến năm 1387:
Đoàn Chính Minh (chữ Hán: 段正明, bính âm: Duan Zhengming) tức Bảo Định Đế, là vị hoàng đế trong lịch sử Vương quốc Đại Lý, tại vị (1081 – 1094). Ông sở hữu tuyệt kỹ Nhất dương chỉ của Đoàn thị với nội công thâm hậu.
Đoàn Chính Thuần (chữ Hán: 段正淳, bính âm: Duan Zhengchun) là vị hoàng đế trong lịch sử Vương quốc Đại Lý (giai đoạn Hậu Đại Lý, từ năm 1096 đến năm 1253), tại vị (1096-1108), thụy hiệu Văn An Đế.
Đoàn Dự (chữ Hán: 段譽), còn có tên Đoàn Chính Nghiêm (段正严), "Đoàn Hòa Dự (段和誉), là vị vua thứ 16 của Vương quốc Đại Lý tính từ năm 938 (khi Đoàn Tư Bình lên ngôi Hoàng đế Đại Lý. Sau khi ông mất, được truy phong miếu hiệu là Hiến Tông, thụy hiệu Tuyên Nhân Đế.
Đoàn Chính Hưng, còn có tên là Đoàn Dịch Trường là một Hoàng đế nước Đại Lý, tại vị từ năm (1147-1171), miếu hiệu là Cảnh Tông, thụy là Chính Khang Đế.
Họ Đoàn (Hangul: 단, tiếng Triều Tiên và trong tiếng Nhật: Dan) được ghi nhận xuất hiện nhưng rất hiếm ở Triều Tiên, Nhật Bản. Ở các quốc gia khác cũng có xuất hiện, nhưng hầu hết là người gốc Hoa hoặc Việt.
Catriona LeMay Doan sinh năm 1970, nữ vận động viên trượt băng tốc độ người Canada, 2 lần đoạt huy chường vàng Thế Vận Hội năm 1998 và 2002, 5 lần huy chương vàng Giải vô địch quốc tế, và nhiều giải thưởng quốc tế.
Shane Doan, sinh năm 1976, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada, 2 lần huy chương vàng Giải vô địch quốc tế
Bạn có thể nhắn tin với rất nhiều người trên mạng xã hội nhưng với những người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè lại trên thực tế lại nhận được rất ít những sự thấu hiểu thực sự của bạn