Random Access Memories

Random Access Memories
Album phòng thu của Daft Punk
Phát hành17 tháng 5 năm 2013 (2013-05-17)
Thu âm2008–12
Phòng thu
Thể loại
Thời lượng74:24
Hãng đĩa
Sản xuất
Thứ tự album của Daft Punk
Tron: Legacy Reconfigured
(2011)
Random Access Memories
(2013)
Homework (Remixes)
(2022)
Đĩa đơn từ Random Access Memories
  1. "Get Lucky"
    Phát hành: 19 tháng 4 năm 2013 (2013-04-19)
  2. "Lose Yourself to Dance"
    Phát hành: 13 tháng 8 năm 2013 (2013-08-13)
  3. "Doin' It Right"
    Phát hành: 3 tháng 9 năm 2013 (2013-09-03)
  4. "Instant Crush"
    Phát hành: 22 tháng 11 năm 2013 (2013-11-22)
  5. "Give Life Back to Music"
    Phát hành: 31 tháng 1 năm 2014 (2014-01-31)

Random Access Memoriesalbum phòng thu thứ tư của bộ đôi nhạc điện tử người Pháp Daft Punk, được phát hành vào ngày 17 tháng 5 năm 2013 bởi Columbia Records. Album lấy cảm hứng từ nền âm nhạc Hoa Kỳ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, đặc biệt là từ Los Angeles. Quá trình thu âm diễn ra tại Henson, Conway và Capitol Studios ở California, Electric Lady Studios ở Thành phố New York, và Gang Recording Studio ở Paris, Pháp. Random Access Memories là album cuối cùng của bộ đôi trước khi họ giải thể vào tháng 2 năm 2021.

Sau quá trình sản xuất tối thiểu của Human After All (2005),[2] Daft Punk đã tuyển dụng các nhạc công để biểu diễn nhạc cụ trực tiếp và hạn chế việc sử dụng các nhạc cụ điện tử trừ máy drum machine, đàn synthesizer mô-đun tùy chỉnh và các máy vocoder cổ điển. Album đã được các nhà phê bình âm nhạc ghi nhận là một album disco, có ảnh hưởng từ progressive rock và pop. Album có sự hợp tác của Giorgio Moroder, Panda Bear, Julian Casablancas, Todd Edwards, DJ Falcon, Chilly Gonzales, Nile Rodgers, Paul Williams, Nathan EastPharrell Williams. Đây là album duy nhất của Daft Punk được phát hành thông qua Columbia Records.

Random Access Memories trở thành album đầu tiên và duy nhất của Daft Punk đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ, đồng thời được chứng nhận đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Nó cũng đứng đầu bảng xếp hạng ở 20 quốc gia khác. Đĩa đơn đầu tiên của nó "Get Lucky" là một thành công về mặt thương mại, đứng đầu bảng xếp hạng ở hơn ba mươi quốc gia. Album đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, xuất hiện trong một số danh sách cuối năm và chiến thắng ở một số hạng mục tại Giải Grammy lần thứ 56, bao gồm Album của năm, Album dance/electronica xuất sắc nhấtAlbum có kỹ thuật xuất sắc nhất, không cổ điển. "Get Lucky" cũng đã giành được các giải thưởng cho Thu âm của nămTrình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất. Năm 2020, Rolling Stone xếp album ở vị trí thứ 295 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất".[3]

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, sau khi kết thúc chuyến lưu diễn Alive 2006/2007, Daft Punk bắt đầu sáng tác những bản nhạc mới ở Paris, thu âm các bản demo trong khoảng sáu tháng. Họ hài lòng với đầu ra, nhưng không hài lòng với quá trình lấy sample và các vòng lặp, như họ đã làm cho các album trước của họ. Thomas Bangalter đã nói, "Chúng tôi có thể chơi các đoạn riff nhưng không thể giữ nó [sôi động] trong bốn phút liên tục." Daft Punk gạt những bản demo này sang một bên và bắt tay vào làm nhạc phim Tron: Legacy,[4] mà Bangalter mô tả là "rất nhúm nhường".[5] Đối với album tiếp theo của họ, Daft Punk quyết định làm việc với các nhạc sĩ trực tiếp; theo Bangalter, "Chúng tôi muốn làm những gì chúng tôi từng làm với máy móc, nhưng với con người." Họ đã tránh sử dụng các sample, ngoại trừ "Contact".[6]

Chúng tôi thực sự mong muốn được nghe tiếng trống trực tiếp, cũng như đặt câu hỏi, thực sự, tại sao và điều kỳ diệu trong các sample là gì? [...] Đối với chúng tôi, nó là một tập hợp của rất nhiều tham số khác nhau; là những màn trình diễn tuyệt vời, là phòng thu, nơi nó được thu âm, là những người biểu diễn, là kỹ thuật, là phần cứng, là các kỹ sư thu âm, là các kỹ sư hòa âm, toàn bộ quá trình sản xuất những bản nhạc này đã tốn rất nhiều công sức và thời gian để thực hiện hồi đó.

—Thomas Bangalter, về việc hình thành album[7]

Album này có sự góp mặt của thủ lĩnh của nhóm nhạc Chic, Nile Rodgers. Theo Rodgers, sự hợp tác này là "điều mà chúng tôi đã nói đến trong một thời gian dài. Chúng tôi luôn tôn trọng lẫn nhau."[8] Daft Punk đã đến thăm nhà Rodgers trong một buổi gặp thân mật.[9] Nhà soạn nhạc Paul Williams đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 rằng ông đã làm việc với nhóm, sau khi Daft Punk được giới thiệu với Williams bởi một kỹ sư âm thanh mà họ đã quen biết lẫn nhau.[10][11]

Vào tháng 5 năm 2012, sự hợp tác của Daft Punk với Giorgio Moroder được công bố. Moroder đã thu âm một đoạn độc thoại về cuộc đời mình để sử dụng cho một bản nhạc trong album. Rodgers cũng có mặt trong buổi thu âm này.[12] Moroder giải thích rằng ông không tham gia vào quá trình sáng tác của bản nhạc hay việc sử dụng đàn synthesizer: "Họ không để tôi tham gia chút nào. Thomas hỏi tôi có muốn kể câu chuyện về cuộc đời mình không. Sau đó, họ sẽ biết để làm gì với câu chuyện đó."[13] Daft Punk đã liên hệ với Moroder về khả năng đóng góp cho nhạc phim Tron: Legacy, nhưng điều này đã không bao giờ xảy ra.[14]

Chilly Gonzales đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng đóng góp của ông đã được ghi lại trong một ngày. Ông giải thích rằng Daft Punk đã thúc giục ông chơi piano giống như cách mà một đạo diễn phim huấn luyện một diễn viên, và Gonzales rời phòng ở Los Angeles mà không biết sản phẩm cuối cùng sẽ như thế nào.[15] Trước đó, ông đã thu âm một bản cover ca khúc "Too Long" của Daft Punk xuất hiện trong album Daft Club (2003).

Pharrell Williams đã hợp tác với Daft Punk và Rodgers bằng cách cung cấp giọng hát cho hai bản nhạc trong Random Access Memories. Là một thành viên của The Neptunes, Pharrell trước đây đã sản xuất một bản remix "Harder, Better, Faster, Stronger" xuất hiện trên Daft Club. Neptunes và Daft Punk cũng đồng sản xuất bài hát "Hypnofying U" của N.E.R.D.[16]

Electric Lady Studios

Daft Punk đã thu âm Random Access Memories trong bí mật.[5] Quá trình ghi âm diễn ra tại Henson Recording Studios, Conway Recording Studios và Capitol Studios ở California, Electric Lady Studios ở Thành phố New York, và Gang Recording Studio ở Paris.[17] Từng làm việc với tay chơi keyboard kiêm người cải biên Chris Caswell trong Tron: Legacy, Daft Punk đã chiêu mộ anh và kết nối với các kỹ sư cũng như những nhạc công khác.[18][19] Họ muốn tránh những âm thanh bị nén của máy drum machine để chuyển sang sử dụng những tiếng trống "mở thoáng" của những năm 1970 và 80,[4] thời kỳ mà họ cho là thời đại âm nhạc hấp dẫn nhất. Họ cho biết những nhạc công rất hào hứng với việc tái hợp trong bối cảnh album mới và uy tín của các phòng thu.[6][20]

Tay trống Omar Hakim kể lại khi được Daft Punk yêu cầu biểu diễn trong album, và rất ngạc nhiên trước những gì họ muốn ở anh. Ban đầu anh cho rằng bộ đôi muốn anh chơi trống kỹ thuật số, vì Hakim đã lập trình trống một số lần trong sự nghiệp của anh. Thay vào đó, Daft Punk chỉ ra rằng họ đang tìm cách thu âm Hakim biểu diễn những đoạn riff trống acoustic mà bộ đôi đã hình thành ra. Thay vì chơi toàn bộ cấu trúc của bản nhạc, Hakim sẽ biểu diễn những đoạn riff riêng lẻ trong thời gian dài, tạo ra một cơ sở dữ liệu cho bộ đôi chọn lọc. Daft Punk đã truyền đạt ý tưởng của họ cho các nhạc công thông qua các bản tổng phổ và trong một số trường hợp bằng cách ngân nga những giai điệu.[21] Ví dụ, Bangalter ngâm nga một dòng drum and bass phức tạp cho Hakim, người đã cải tiến nó cho ca khúc "Giorgio by Moroder".[22]

Capitol Studios

Hầu hết các buổi thu âm thanh nhạc diễn ra ở Paris, trong khi các phần tiết tấu được thu âm ở Hoa Kỳ.[6] Album kết hợp một loạt các màn trình diễn nhạc cụ trực tiếp bao gồm họ kèn, họ hơi bộ gỗ, họ vĩ cầmhát hợp xướng.[2][23] Dàn nhạc giao hưởng đã được thu âm cho hầu hết mọi bản nhạc, nhưng chỉ được sử dụng cho một số phần trong album hoàn chỉnh.[21] Bangalter đã lưu ý rằng làm việc với những nhạc công và địa điểm như vậy đã làm bộ đôi phải trả một khoản chi phí lớn về tiền bạc: "Đã từng có một thời mà những người có điều kiện thử nghiệm sẽ thử nghiệm điều đó, bạn biết không? Đó chính là nội dung của đĩa nhạc này."[2] Anh ước tính chi phí vào khoảng hơn một triệu đô la, nhưng cảm thấy rằng con số đó không quan trọng.[24] Bangalter nói rằng các phiên thu âm được chi trả bởi chính Daft Punk, điều này cho phép họ có thể từ bỏ dự án nếu họ muốn.[25] Anh cũng chỉ rõ rằng "có những bài hát trong album đã đi vào 5 phòng thu trong hơn hai năm rưỡi."[6]

Nhiều hiệu ứng âm thanh được ghi lại với sự trợ giúp của các chuyên gia điện ảnh từ Warner Bros., ví dụ như thu âm lại tiếng ồn của một của một nhà hàng đông đúc có được bằng cách đặt micrô trước dĩa của một nhóm người.[26] Việc sử dụng nhạc cụ điện tử bị hạn chế xuống chỉ còn các máy drum machine chỉ xuất hiện trên hai bản nhạc, một đàn synthesizer mô-đun tùy chỉnh Modcan lớn được thu âm trực tiếp bởi bộ đôi và các máy vocoder cổ điển.[6][27] Khi được hỏi ai trong số hai thành viên Daft Punk đã hát giọng robot trong album, Bangalter nói rằng điều đó không quan trọng.[2] Bộ đôi đã sản xuất hầu hết các bản nhạc sử dụng vocoder trong studio riêng của họ ở Paris, sau đó được Mick Guzauski tại Capitol xử lý.[28] Moroder cho biết thêm rằng Daft Punk sẽ mất "một tuần hoặc lâu hơn" để tìm được thanh nhạc phù hợp cho máy vocoder và thêm vài ngày nữa để ghi lại lời bài hát.[29]

Mặc dù bộ đôi cảm thấy rằng các thông số và cài đặt sẵn của các công cụ kỹ thuật số sẽ kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới,[7] nhưng họ thừa nhận rằng Random Access Memories không thể được tạo ra khi hoàn toàn không có máy vi tính.[21] Nội dung của các phiên thu âm được ghi lại đồng thời trên các cuộn băng Ampex và dưới dạng các bản nhạc trên Pro Tools; Sau đó, Daft Punk và Guzauski sẽ nghe từng bản ghi âm ở cả hai dạng kỹ thuật tuơng tựkỹ thuật số để quyết định xem họ thích cái nào hơn. Sau đó, các yếu tố đã được bộ đôi này chỉnh sửa bằng Pro Tools theo cách tương tự như cách mà bộ đôi sử các sample.[28]

Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 11 năm 2012 bởi tạp chí Guitar World, Nathan East của Fourplay đã đề cập rằng ông đã đóng góp cho dự án.[30] Nghệ sĩ nhạc cụ gõ Quinn cũng tuyên bố rằng ông đã biểu diễn trên "mọi chiếc trống [ông] sở hữu" cho album.[31] Greg Leisz thực hiện những bài hát có sử dụng pedal steel guitar trong album. Daft Punk đã tìm cách sử dụng nhạc cụ giáp ranh giữa điện tửacoustic.[26] Những nhạc công khác bao gồm John "J.R." Robinson, Paul Jackson Jr., James GenusThomas Bloch.[11][17][20]

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn ảnh hưởng nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Bangalter mô tả tiêu đề của album là gói ghém mối quan tâm của Daft Punk về quá khứ, đề cập đến cả công nghệ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên và trải nghiệm của con người: "Chúng tôi đã vẽ ra sự giao nhau giữa não bộ và ổ cứng - cách ngẫu nhiên mà ký ức [dữ liệu] được lưu trữ."[6] Daft Punk cảm thấy rằng trong khi công nghệ hiện tại cho phép lưu trữ các bản thu âm với dung lượng vô hạn, những bài hát do các nghệ sĩ đương đại sản xuất đã giảm sút về chất lượng. Do đó, mục tiêu của họ là tối đa hóa tiềm năng lưu trữ vô hạn bằng cách ghi lại một lượng lớn các yếu tố tạo nên đĩa nhạc. Bộ đôi chỉ ra rằng quá trình này cũng là một nguồn cảm hứng cho tiêu đề của album, khi họ tìm cách tạo ra các kết nối từ chuỗi ý tưởng ngẫu nhiên.[25]

Random Access Memories đã được các nhà phê bình âm nhạc ghi nhận là một album disco.[32][33][34] Về phong cách của album, họ đã tìm nguồn cảm hứng từ những nghệ sĩ như Fleetwood Mac, The Doobie BrothersEagles.[35] Daft Punk cũng thừa nhận rằng album bày tỏ lòng kính trọng đối với Michael Jackson, The CarsSteely Dan. Việc thu âm các đoạn sử dụng đàn synthesizer trực tiếp được thực hiện theo phong cách progressive rock, với ảnh hưởng của WizzardThe Move.[20] Daft Punk đặc biệt xem xét các album Rumours của Fleetwood Mac và The Dark Side of the Moon của Pink Floyd làm ví dụ.[7] Bangalter nhận xét về một số bản thu âm của thời đại album, nói rằng "những bản thu âm quan trọng nhất trong âm nhạc, cho dù đó là Led Zeppelin [...] hay The White Album hay Sgt. Pepper's ... hoặc Quadrophenia hoặc Tommy, là việc chúng đã đưa được bạn đi một cuộc hành trình hàng dặm và hàng dặm."[36]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Nile Rodgers

Các bản demo ban đầu của Random Access Memories được tạo ra mà không có kế hoạch rõ ràng cho một album.[6] Trong suốt quá trình thu âm, nhiều bản nhạc đã được tạo ra và loại bỏ.[25] Có thời điểm Daft Punk đã cân nhắc việc sắp xếp toàn bộ album thành một bản nhạc liên tục, tương tự như Lovesexy của Prince. Họ cũng đã cân nhắc việc phát hành nó như một bộ hộp bốn đĩa để chứa lượng lớn nội dung được sản xuất.[21] Vì vậy, album thiếu cấu trúc cho đến những tháng cuối cùng của quá trình sản xuất.[20]

Bài hát mở đầu, "Give Life Back to Music", có guitar của RodgersPaul Jackson Jr., trống của John "J.R." Robinson, và lời bài hát do Daft Punk thể hiện bằng các máy vocoder.[37] Bài hát phản ánh mục tiêu của bộ đôi là tạo ra một bản thu âm nhẹ nhàng nhưng bóng bẩy và thanh lịch.[11] Như NME đã tuyên bố, album bắt đầu với "phần giới thiệu rock rộng lớn ngoạn mục xóa sạch dấu vết techno giòn giã của Human After All".[38] Ca khúc tiếp theo, "The Game of Love", cũng có giọng hát được xử lí qua vocoder của bộ đôi. Bangalter nói, "Ngày nay [chúng tôi] làm thế này, để mà giọng nói của con người được xử lý để cố gắng nặn ra tiếng người máy." Anh giải thích rằng ý định của bộ đôi là tạo ra một giọng hát người máy mà vẫn giữ được sự biểu cảm và cảm xúc.[6] "Giorgio by Moroder" được tạo ra như một phép ẩn dụ về tự do trong âm nhạc. Bộ đôi tin rằng một đoạn độc thoại của Moroder về sự nghiệp của ông sẽ là một phép so sánh về lịch sử âm nhạc liên quan đến việc khám phá các thể loại và thị hiếu.[11]

Chilly Gonzales

"Within" là một trong những bài hát đầu tiên được thu âm cho album, có tiếng đàn piano của Gonzales với phần đệm tối thiểu bao gồm âm trầm và nhạc cụ gõ, cũng như máy vocoder.[11][39] Trong bối cảnh của album, "Within" đánh dấu sự chuyển đổi từ cung La thứ của ba bài hát trước, sang cung Si giáng thứ của các bài hát tiếp theo.[40] Về lời bài hát, nhà phê bình Nick Stevenson nhận xét, "Một chiếc máy vocoder hát về việc không hiểu thế giới, lạc lõng và thậm chí không nhớ tên của chính mình."[23] Jeremy Abbott của Mixmag nói thêm, "So many things I don't understand là lời bài hát nổi bật và hợp âm của Chilly kết hợp với tiếng chũm chọe thoáng qua tạo nên một bài hát ru mùa hè tuyệt đẹp."[41]

"Instant Crush" dựa trên bản demo mà Daft Punk đã trình bày cho Julian Casablancas.[11] Bài hát có ảnh hưởng của rock và một đoạn độc tấu guitar.[39] Nhà phê bình John Balfe coi đó là "rất thích hợp với phong cách của The Strokes, ngay cả khi giọng hát nhãn hiệu của [Casablancas] bị đưa qua một chiếc máy vocoder."[42] de Homem-Christo lưu ý, "Đúng là đó không phải là phong cách thông thường của anh ấy, đó là cách Julian phản ứng với bản nhạc nên đối với chúng tôi, nó thậm chí còn thú vị hơn."[43] "Lose Yourself to Dance" có sự tham gia của Pharrell Williams và là kết quả của mong muốn tạo ra nhạc dance với những tay trống trực tiếp.[11][20] Một câu hát xướng âm "come on" xuất hiện trong bài hát cùng với tiếng hát của Pharrell Williams.[38]

"Touch" có lời bài hát do Paul Williams viết và trình diễn. Daft Punk lưu ý rằng bài hát là phần phức tạp nhất trong album, được bao gồm hơn 250 yếu tố khác nhau.[11] Theo Pitchfork, "bài hát trôi qua các thể loại, thời đại và cảm xúc với sự ảo giác kỳ diệu" và gợi lại bài hát "A Day in the Life" của The Beatles.[21] Viết cho Rolling Stone, Will Hermes nhận xét, "Nó hoàn toàn lố bịch. Nó cũng rất đẹp và rung động."[44] Louis Lepron của Kombini tin rằng lượng lớn các phong cách khoa học viễn tưởng trên bản nhạc là sự tôn kính đối với các bộ phim ca nhạc trong đó có Phantom of the Paradise, sử dụng nhạc phim mà Williams đã sáng tác.[39] Phần mở đầu của bài hát gợi nhớ đến một cảnh trong phim, trong đó chất giọng của nhân vật chính dần dần được nâng cao trong studio.[22] de Homem-Christo nói rằng "Touch" giống như "phần cốt lõi của album, và những ký ức của các bản nhạc khác đều xoay quanh nó."[21]

Julian Casablancas

"Get Lucky" là bài hát thứ hai trong album có sự góp mặt của Pharrell Williams. Khi lần đầu tiên nghe bài hát, Pharrell nói rằng nó gợi lên hình ảnh của một mặt trời "màu hồng đào" mọc trên một hòn đảo thắng địa.[45] Daft Punk đã thảo luận về bài hát "Beyond" với Paul Williams, người sau đó đã dịch các ý tưởng thành lời cho nó. Bản nhạc bắt đầu với dàn nhạc họ vĩ cầmtrống định âm trước khi chuyển sang phần NME gọi là "đường groove của Warren G 'Regulate' được bọc lại".[38] Stevenson cũng mô tả tương tự "Beyond" là "rất giống sample được sử dụng trong 'Regulate' của Nate Dogg và Warren G, bài hát "I Keep Forgettin'" của Michael McDonald,[46] mà anh ấy lưu ý là "không có ý xấu" và tuyên bố rằng người phát âm lời bài hát-cam kết chi tiết "thế giới hiện hữu bên ngoài đại dương và núi - một vùng đất vượt xa tình yêu."[23]

"Motherboard" được Daft Punk mô tả là "một bản nhạc có thể đến từ tuơng lai năm 4000".[11] Một bài đánh giá chi tiết rằng bản nhạc có thể "mang bạn đi như một bản nhạc của Sébastien Tellier".[39] Todd Edwards nhận xét rằng lời bài hát của "Fragments of Time" được truyền cảm hứng bởi mong muốn ghi lại những khoảnh khắc mà anh đã trải qua trong chuyến thăm phòng thu của bộ đôi ở California.[35] "Doin' It Right" là bài hát cuối cùng được thu âm và có giọng hát của Panda Bear. Bộ đôi coi đây là tác phẩm điện tử thuần túy duy nhất trong album, với phong cách hiện đại.[11] Bài hát kết thúc, "Contact", do DJ Falcon đồng sản xuất và có phần mẫu của bài hát "We Ride Tonight" của ban nhạc rock người Úc The Sherbs.[17]

Bản nhạc thưởng độc quyền tại Nhật Bản "Horizon", được viết bởi Bangalter và de Homem Christo, là một bản nhạc tiết tấu chậm gợi đến Pink Floyd. Nó được đặc trưng bởi một bộ đàn guitar nhất quán trong khi một số nhạc cụ bổ sung được xếp lớp dần dần, bao gồm cả guitar basstrống. Bài hát có phong cách khác biệt so với các bài hát khác trong album.[47][48]

Quảng cáo và phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2013, de Homem-Christo lần đầu tiên tiết lộ rằng Daft Punk đang trong quá trình kí hợp đồng với Sony Music Entertainment thông qua hãng thu âm Columbia, và album sẽ được phát hành vào mùa xuân. Một báo cáo từ The Guardian sau đó chỉ rõ ngày phát hành là tháng 5 năm 2013.[49] Vào ngày 26 tháng 2 năm 2013, trang web chính thức của Daft Punk và trang Facebook của bộ đôi đã thông báo về việc kí kết với Columbia với hình ảnh chiếc mũ người máy của bộ đôi và logo của Columbia ở góc.[50] Các bảng quảng cáo và áp phích có mũ bảo hiểm và logo sau đó đã xuất hiện ở một số thành phố lớn.[51]

Vào ngày 2 tháng 3, một quảng cáo truyền hình dài 15 giây được phát sóng trong chương trình Saturday Night Live (SNL) có phiên bản cách điệu của biểu trưng của ban nhạc và hình ảnh của mũ người máy nói trên.[52][53] Bản nhạc trong quảng cáo là kết quả của sự hợp tác với Rodgers, người đã lưu ý rằng nhiều bản remix của người hâm mộ đã xuất hiện trực tuyến sau khi clip phát sóng.[8][54] Quảng cáo truyền hình thứ hai cũng được công chiếu tương tự như quảng cáo đầu tiên trên Saturday Night Live, nhưng với một đoạn nhạc khác và tiêu đề Random Access Memories thay cho biểu trưng của Daft Punk.[53] Trong đêm đầu tiên của Lễ hội Coachella 2013, đoạn giới thiệu thứ ba đã ra mắt giới thiệu Daft Punk, Pharrell Williams và Rodgers biểu diễn, cũng như danh sách các cộng tác viên trong album.[55] Đoạn giới thiệu cũng được phát sóng trong Saturday Night Live vào tối hôm sau, nhưng không có danh sách cộng tác viên.[56]

Việc triển khai dần dần chương trình quảng cáo được lấy cảm hứng từ quảng cáo trong quá khứ, phản ánh chủ đề của album.[6] Daft Punk đã tiếp cận Columbia với một chương trình cụ thể cho chiến dịch; Rob Stringer của hãng kể lại rằng bộ đôi đã cho anh xem cuốn sách Rock 'n' Roll Billboards of the Sunset Strip như một ví dụ về những gì họ muốn.[57] Bangalter cảm thấy rằng các bảng quảng cáo thật có ảnh hưởng nhiều hơn so với các quảng cáo biểu ngữ và rằng "SNL là một phần của văn hóa Mỹ với sức ảnh hưởng vượt thời gian của nó."[6] Chiến dịch do một nhóm nhỏ dẫn đầu bởi Daft Punk và quản lý Paul Hahn, với sự hỗ trợ từ Kathryn Frazier của công ty quan hệ công chúng Biz 3.[57] Bộ đôi này đã theo đuổi Columbia nói riêng vì lịch sử lâu đời của nó, như Bangalter đã bày tỏ: "về mặt khái niệm, thật thú vị khi viết câu chuyện này với một công ty thu âm như Columbia, với lịch sử dài 125 năm."[27]

Trọng tâm của chiến dịch quảng cáo là giới hạn việc tiếp xúc với nội dung của album, cũng như tập trung vào việc tiếp xúc trực tiếp để xem trước báo chí. Như Hahn đã tuyên bố, "Sự tối giản trong cách tiếp cận của chúng tôi tạo ra sự thiếu vắng thông tin và chúng tôi nhận thấy người hâm mộ của chúng tôi có xu hướng lao vào cố gắng lấp đầy những khoảng trống."[57] Sau sự cố rò rỉ bài hát được báo cáo vài ngày trước đó, "Get Lucky" được phát hành dưới dạng đĩa đơn tải xuống kỹ thuật số vào ngày 19 tháng 4 năm 2013.[58] Vào ngày 13 tháng 5, một luồng xem trước trong thời gian giới hạn của toàn bộ album đã được tung ra trên iTunes Store.[59][60]

Daft Punk đã được lên kế hoạch xuất hiện trong tập phim The Colbert Report ngày 6 tháng 8 để quảng cáo Random Access Memories, nhưng không thể thực hiện vì mâu thuẫn nghĩa vụ liên quan đến sự xuất hiện trong tương lai của bộ đôi tại Lễ trao giải Video âm nhạc của MTV năm 2013. Theo Stephen Colbert, Daft Punk không biết về bất kỳ thỏa thuận độc quyền nào và đã bị ban điều hành MTV chặn lại vào buổi sáng trước khi ghi hình.[61][62] Tuy nhiên, Colbert đã phát sóng một màn khiêu vũ có nhạc nền là "Get Lucky" với nhiều người nổi tiếng khác nhau, bao gồm Hugh Laurie, Jeff Bridges, Jimmy Fallon, Bryan Cranston, Jon Stewart, Henry Kissinger, Matt DamonThe Rockettes.[63][64]

Không giống như các album phòng thu trước đây lấy biểu trưng của ban nhạc làm ảnh bìa, Random Access Memories có hình chiếc mũ người máy đặc trưng của bộ đôi với tiêu đề album được viết ở trên cùng bên trái. Phông chữ gợi nhớ đến album Thriller của Michael Jackson. Hình ảnh của những chiếc mũ người máy lần đầu tiên được tiết lộ trên trang web của Daft Punk, và trở thành biểu tượng thường xuyên trong suốt chiến dịch quảng bá.

Tên các bài hát của album được tiết lộ thông qua tài khoản Vine của Columbia vào ngày 16 tháng 4 năm 2013, dưới dạng một video chuyển tiếp một loạt hình ảnh từ bìa sau của đĩa nhạc.[65] Vào ngày 13 tháng 5, kênh Vevo chính thức của Daft Punk đã đăng một video tiết lộ bao bì đĩa than của album, cũng như vài giây đầu tiên của ca khúc mở đầu.[66][67] Nhãn đĩa của album có thiết kế Columbia màu vàng và đỏ cổ điển được sử dụng trên các đĩa hát trong những năm 1970 và 80, phản ánh chủ đề của album.

Columbia đã phát hành một bộ hộp đặc biệt gồm Random Access Memories chứa một cuốn sách bìa cứng dài 56 trang, ấn bản đĩa than của album, một đoạn phim 70 mm của video âm nhạc cho "Lose Yourself to Dance" và USB mạ vàng và bạc được thiết kế theo hình tam giác, có chứa tương ứng những bản nhạc tiêu chuẩn và bổ sung cũng như nội dung video.[68]

The Collaborators

[sửa | sửa mã nguồn]
Pharrell Williams

Trang web chính thức của Random Access Memories có một loạt video có tên The Collaborators, do Ed Lachman đạo diễn và sản xuất bởi The Creators Project, một dự án hợp tác giữa IntelVice. Tám tập đã được phát hành trong loạt video, trong đó có các cuộc phỏng vấn với các nghệ sĩ tham gia đã tham gia vào quá trình thực hiện album. Tất cả các nghệ sĩ nổi bật trong album đều xuất hiện trong loạt video, ngoại trừ Casablancas, người sẽ xuất hiện trong video âm nhạc của "Instant Crush". Trích đoạn của đĩa đơn chính "Get Lucky" xuất hiện trong phần mở đầu và kết thúc của mỗi tập Collaborators cũng như trích đoạn của các bài hát khác trong album, tương ứng với từng nhạc sĩ nổi bật.

Tập đầu tiên có người đi tiên phong trong dòng nhạc disco, Moroder, nói về những trải nghiệm của ông ấy với thể loại này, chẳng hạn như với Donna Summer và đàn synthesizer. Moroder cũng nói về chuyến thăm của ông với Daft Punk trong phòng thu âm của họ. Khi được hỏi làm thế nào ông tìm hiểu về bộ đôi này lần đầu tiên, Moroder trả lời rằng ông lần đầu tiên nghe đĩa đơn năm 2000 "One More Time" của họ và đặc biệt thích đoạn breakdown ở giữa. Moroder kết luận rằng ông coi Daft Punk là "những người theo chủ nghĩa hoàn hảo" và mô tả phong cách của album là "một cái gì đó [...] khác biệt. Vẫn nhảy, vẫn điện tử; nhưng [họ] mang cảm xúc con người trở lại".[29][69]

Tập hai tiết lộ rằng Edwards đã đóng góp vào album; anh bày tỏ rằng rất khó để giữ bí mật về sự tham gia của mình. Edwards trước đây đã hợp tác với Daft Punk để tạo ra bài hát "Face to Face" trong album Discovery (2001). Edwards đã kết luận rằng việc thu âm "Fragments of Time" là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời, vì các buổi thu âm đã truyền cảm hứng cho anh chuyển nhà từ New Jersey đến California. Edwards cũng chỉ ra một điều trớ trêu là "hai người máy [...] mang linh hồn trở lại với âm nhạc".[35][70]

Tập ba có Rodgers, người đã nói về xuất thân của mình với tư cách là thành viên sáng lập Chic, cũng như nhiều lần hợp tác với các nghệ sĩ khác trong suốt sự nghiệp của mình, chẳng hạn như David Bowie, MadonnaDuran Duran. Anh ấy bày tỏ rằng làm việc với Daft Punk "giống như [...] làm việc với những nghệ sĩ đương thời" và họ đã thúc đẩy nhau phát triển khi hợp tác trong album. Vào cuối video, Rodgers đã chơi một phần của bài hát không xác định khi đó mà anh tham gia, bài hát sau này được xác định là "Lose Yourself to Dance", và nhận xét rằng phong cách của bộ đôi đã phát triển trong khi khám phá âm nhạc trong quá khứ, cho thấy rằng "họ đã quay về quá khứ để đi tới tuơng lai."[71][72]

Pharrell Williams đã tham gia vào tập thứ tư, trong đó anh ấy nói rõ hơn về kinh nghiệm của mình trong việc tạo ra album. Pharrell nhận xét về âm thanh của album, phỏng đoán rằng nó "giống như nhịp click track duy nhất trong đó là [...] nhịp tim của con người". Pharrell cảm thấy rằng đĩa nhạc này có thể được mọi người ở mọi lứa tuổi thưởng thức do tính chất dễ tiếp cận của âm nhạc và kết luận rằng Daft Punk "có thể quay trở lại con tàu vũ trụ đã đưa họ đến đây và đi, và rời khỏi chúng tôi. Nhưng họ rất nhân từ , họ là những người máy tốt. Họ đã chọn ở lại".[45][73]

Panda Bear

Tập năm có sự tham gia của Noah Lennox, được biết đến với nghệ danh Panda Bear, người đã nói về đóng góp của mình cho album cũng như lịch sử của anh ấy với ban nhạc Animal Collective. Lần đầu tiên Lennox biết đến Daft Punk là qua video âm nhạc của bài hát "Around the World", bài hát đã giới thiệu anh với nhiều khía cạnh của nhạc dance điện tử. Lennox nói thêm rằng Homework là một trong số ít những album mà anh ấy và anh trai của mình đều thích. Về Random Access Memories, Lennox nhận xét về cách tiếp cận của việc sử dụng các nhạc công, nhưng cấu trúc các buổi biểu diễn của họ lại kiểu tối thiểu, giống như sử dụng các sample.[74][75]

Trong tập thứ sáu, Gonzales đã nói về đóng góp của ông cho album. Gonzales bày tỏ rằng bộ đôi nhận thức được cách các cung của mỗi bài hát sẽ góp phần vào sự tiến triển mạch cảm xúc của toàn bộ album. Do đó, ông đã biểu diễn piano trong bài hát "Within" để phù hợp với chu kỳ các cung. Gonzales kết luận bằng cách chỉ ra rằng Daft Punk hiếm khi cộng tác với những người khác, và do đó cảm thấy rằng họ đã làm như vậy trên Random Access Memories để "làm cho tác phẩm trở nên siêu việt".[40][76]

Tập thứ bảy có sự góp mặt của Stéphane Quême, được biết tới với cái tên DJ Falcon, người đã nói về cuộc gặp gỡ đầu tiên với Daft Punk khi họ bắt đầu thu âm album đầu tay Homework. Quême lưu ý rằng âm thanh của họ đã thay đổi kể từ đó và mỗi album của họ đều có những nguồn cảm hứng khác nhau. Anh cảm thấy các nhà sản xuất sẽ có thể lấy mẫu Random Access Memories giống như cách Daft Punk đã lấy sample trong các album trước của họ.[77][78]

Tập 8 có sự góp mặt của Paul Williams, người đã ví tính cách của Daft Punk với một nhân vật trong bộ phim Phantom of the Paradise mà ông đã thủ vai. Ông cũng nói thêm rằng những chiếc mũ người máy che giấu họ là ai trước công chúng và cho phép người nghe thưởng thức âm nhạc theo đúng nghĩa của nó. Paul Williams đã làm việc với bộ đôi này tại Henson Recording Studios, studio cũ của A&M Records nơi anh đã từng làm việc trước đây, bao gồm cả những sáng tác của anh cho các bộ phim của Jim Henson, trong đó có The Muppets. Paul cũng nói rằng bài hát mà ông viết lời sẽ được hát từ ngôi thứ nhất không xác định, nhưng lời bài hát đến từ chính tiếng nhạc. Ông cũng nói rằng sự tỉnh táo của ông đã làm tăng thêm cảm giác đặc biệt cho bài hát ông viết, vì mỗi ngày đối với ông tỉnh táo thật tuyệt vời so với cuộc sống dư thừa trước đây của ông.[78][79]

Hội chợ Wee Waa thường lần thứ 79, được tổ chức vào ngày 17 tháng 5 năm 2013 tại thị trấn Wee Waa, vùng nông thôn của Úc, đã được chọn làm địa điểm cho lễ ra mắt album trên toàn thế giới.[80] Vé cho buổi ra mắt album đã được bán hết trong vòng mười ba phút sau khi phát hành, mặc dù mọi người đều hiểu rằng Daft Punk sẽ không tham dự buổi ra mắt. Album đã được phát trực tiếp đến 4.000 khán giả. Cảnh sát Úc tại địa phương đã khởi xướng Chiến dịch Hadrian để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến rượu và các hành vi chống đối xã hội tại sự kiện ra mắt.[81]

Sony đã ủy quyền thiết kế và xây dựng một sân khấu được thiết kế riêng cho sự kiện ra mắt album và nhà sản xuất Daft Arts đã lắp ráp sàn nhảy ngoài trời lớn nhất từ ​​trước đến nay của Úc. Hãng thu âm đã mô tả tác phẩm này được chiếu sáng bởi một quả cầu disco khổng lồ và được bổ sung bởi bốn tháp loa và đèn chiếu sáng, như "Saturday Night Fever gặp Close Encounters of the Third Kind".[80][82] Mở đầu cho buổi phát trực tuyến album là màn trình diễn pháo hoa do Cha xứ Anthony Koppman và công ty Holy Smoke của ông từ Guyra, New South Wales cung cấp.[83]

Đánh giá từ giới phê bình

[sửa | sửa mã nguồn]
Đánh giá chuyên môn
Điểm trung bình
NguồnĐánh giá
AnyDecentMusic?7.9/10[84]
Metacritic87/100[85]
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[86]
The A.V. ClubB+[87]
The Daily Telegraph[88]
Entertainment WeeklyA[89]
The Guardian[90]
The Independent[91]
NME10/10[92]
Pitchfork8.8/10 (2013)[1]
6.8/10 (2021)[93]
Rolling Stone[44]
Spin8/10[32]

Random Access Memories nhận được sự hoan nghênh rộng rãi từ các nhà phê bình. Tại Metacritic, album đã đạt được số điểm trung bình là 87/100, dựa trên 47 bài đánh giá.[85] Album đạt điểm cao hơn bất kỳ album nào khác của bộ đôi.[94]

Q đã gọi nó là "album hay nhất của Daft Punk trong sự nghiệp vốn đã định nghĩa lại nhạc dance ít nhất hai lần."[37] The Independent tuyên bố, "Random Access Memories thổi luồng sinh khí vào thứ âm nhạc tẻ nhạt thống trị các bảng xếp hạng ngày nay, với tham vọng tuyệt đối của nó [...] và dù âm nhạc của nó có bước ngoặt đi đâu, nguồn gốc của nó luôn ở tại sàn nhảy." Entertainment Weekly gọi nó là "một cuộc tấn công disco vui nhộn trên nhịp house cơ bản; một sự hợp tác đầy đủ tại thời điểm mà DJ siêu sao đứng một mình." và kết luận rằng "nếu EDM đang biến con người thành người máy, Daft Punk đang làm việc chăm chỉ để làm cho robot pop cảm thấy trở lại thành con người."[89]

Một số nhà phê bình đã nhận xét về sự đa dạng của album. NME cho biết, "[...] rùng rợn là, mọi ý tưởng âm nhạc từng được nghĩ ra đều nằm trong album này."[38] Ngoài ra, Random Access Memories xếp hạng thứ 497 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của NME. Mark Richardson của Pitchfork đã gọi bản thu âm là "sự pha trộn giữa disco, soft rockprog-pop, cùng với một số bản nhạc pop kiểu Broadway và thậm chí là một vài nét dance-sân vận động kinh khủng của họ". Richardson ca ngợi kỹ thuật và thu âm trong album, nhưng đã nói rằng "mặc dù mọi yếu tố của RAM, từ các nhạc sĩ khách mời cho đến phương tiện sản xuất, đều có ý là nghe có 'nhân tính' hơn, nhưng album lại có lúc nghe có vẻ vô trùng hơn, gần như quá hoàn hảo."[1] Pitchfork coi album là album hay thứ bảy của năm 2013.[95]

DJ Magazine nhận xét về sự thay đổi trong phong cách âm nhạc của Daft Punk: "Trong khi Daft Punk rõ ràng muốn đi tiếp và phát triển, bỏ lại nhạc điện tử, house và techno đã giúp họ nổi tiếng ban đầu, thì chính những thể loại đó là nền tảng cho những giai điệu hay nhất của họ, và vẫn còn đó, đó là thể loại họ làm tốt nhất."[96] Resident Advisor nói rằng "đó là một album bắt nguồn từ thẩm mỹ cổ xưa: những mặt hàng chủ lực của thập niên 70, như nhạc phòng thu California được thu âm sắc nét, hoặc loại disco New York phức tạp mà Nile Rogers [sic], một trong những nghệ sĩ khách mời chính của album, đã phổ biến với Chic."[97] Heather Phares của AllMusic nói rằng album đã "khai thác sự kỳ diệu và phấn khích" của âm nhạc từ những năm 1970 và đầu những năm 1980.[86]

Aaron Payne của musicOMH viết, "Daft Punk bằng cách nào đó đã đánh mất hướng sự dí dỏm và nhẹ nhàng vốn là thương hiệu của họ. Thay vào đó, những bản sử thi dài này trở nên hơi tẻ nhạt và có một luồng ​​mạnh mẽ của chủ nghĩa vị kỷ và sự buông thả bản thân [...] Với thời lượng hơn 70 phút, album có cảm giác khá cồng kềnh. Một số bài hát quá dài, hoặc quá trống rỗng về ý tưởng".[98] Dan Weiss của Paste lưu ý rằng "Toàn bộ [album] đều gợi lên thời đại của nhạc phim hoặc các xu hướng disco cụ thể. Nhịp điệu đã phát triển ít đi, không nhiều hơn, phức tạp hơn theo thời gian."[33] Năm 2021, Pitchfork đã đưa Random Access Memories vào danh sách điểm đánh giá mà họ "sẽ thay đổi nếu có thể", điều chỉnh điểm của nó từ 8,8/10 thành 6,8. Nhà phê bình Philip Sherburne của Pitchfork đã viết rằng nó "không quan trọng giống như Discovery" và "không thúc đẩy nhạc pop tiến lên".[93]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao thưởng Đề cử Đề cử cho Giải thưởng Kết quả
2013 Giải Video âm nhạc của MTV[99] "Get Lucky" Daft Punk Bài hát xuất sắc nhất của mùa hè Đề cử
Danh sách cuối năm của NME[100] Bài hát của năm 1
Bài hát của tuần Đoạt giải
Giải GAFFA Đan Mạch[101] Daft Punk và Pharrell Williams Bài hát ngoai quốc của năm Đoạt giải
Giải GAFFA Thuỵ Điển[102] Đoạt giải
Giải thưởng Âm nhạc MTV Châu Âu[103] Bài hát xuất sắc nhất Đề cử
Teen Choice Awards[104] Đĩa dơn được chọn lọc: Nhóm Đề cử
Bài hát của mùa hè được chọn lọc Đề cử
2014 Giải thưởng Âm nhạc Billboard[105] Bài hát phát trực tuyến hàng đầu (Âm thanh) Đề cử
Bài hát nhạc Dance/điện tử xuất sắc nhất Đề cử
Random Access Memories Daft Punk Album nhạc Dance/điện tử xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải Grammy[106] Daft Punk

Julian Casablancas, DJ Falcon, Todd Edwards, Chilly Gonzales, Giorgio Moroder, Panda Bear, Nile Rodgers, Paul Williams và Pharrell Williams, các nhạc sĩ nổi bật; Thomas Bangalter, Julian Casablancas, Guy-Manuel de Homem-Christo, DJ Falcon và Todd Edwards, sản xuất; Peter Franco, Mick Guzauski, Florian Lagatta, Guillaume Le Braz and Daniel Lerner, kỹ sư/hòa âm; Antoine Chabert và Bob Ludwig, kỹ sư master

Album của năm Đoạt giải
Daft Punk

Thomas Bangalter và Guy-Manuel de Homem-Christo, sản xuất; Peter Franco, Mick Guzauski và Florian Lagatta, kỹ sư/hòa âm

Album nhạc Dance/Electronica xuất sắc nhất Đoạt giải
Peter Franco, Mick Guzauski, Florian Lagatta and Daniel Lerner, các kỹ sư; Bob Ludwig, kỹ sư master Album có kỹ thuật xuất sắc nhất, không cổ điển Đoạt giải
"Get Lucky" Daft Punk, Pharrell Williams và Nile Rodgers

Thomas Bangalter and Guy-Manuel de Homem-Christo, sản xuất; Peter Franco, Mick Guzauski, Florian Lagatta and Daniel Lerner, kỹ sư/hòa âm; Antoine Chabert và Bob Ludwig, kỹ sư master

Thu âm của năm Đoạt giải
Daft Punk, Pharrell Williams và Nile Rodgers Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải thưởng nhạc Dance Quốc tế[107] Daft Punk Bài hát Thương mại / Pop Dance xuất sắc nhất Đoạt giải
Màn trình diễn giọng ca nổi bật xuất sắc nhất Đề cử
Video âm nhạc xuất sắc nhất Đề cử
Random Access Memories Thu âm phòng thu có độ dài đầy đủ xuất sắc nhất Đề cử
Porin[108] Album ngoại quốc xuất sắc nhất, không cổ điển và jazz Đề cử
"Get Lucky" Daft Punk và Pharrell Williams Bài hát ngọai quốc xuất sắc nhất Đoạt giải

Danh sách ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Bangalterde Homem-Christo, những nhà soạn nhạc khác được ghi chú.

STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Give Life Back to Music"
4:34
2."The Game of Love" 5:22
3."Giorgio by Moroder"Giovanni "Giorgio" Moroder9:04
4."Within"Jason "Chilly Gonzales" Beck3:48
5."Instant Crush" (hợp tác với Julian Casablancas)Julian Casablancas5:37
6."Lose Yourself to Dance" (hợp tác với Pharrell Williams)5:53
7."Touch" (hợp tác với Paul Williams)
  • Chris Caswell
  • Paul Williams
8:19
8."Get Lucky" (hợp tác với Pharrell Williams)
  • Rodgers
  • Pharrell Williams
6:09
9."Beyond"
  • Caswell
  • Paul Williams
4:50
10."Motherboard" 5:41
11."Fragments of Time" (hợp tác với Todd Edwards)Todd Imperatrice4:39
12."Doin' It Right" (hợp tác với Panda Bear)Noah Lennox4:11
13."Contact"
  • Stéphane Quême
  • Garth Porter
  • Tony Mitchell
  • Daryl Braithwaite
6:21
Tổng thời lượng:74:28
Phiên bản Nhật Bản[109]
STTNhan đềThời lượng
14."Horizon"4:22
Tổng thời lượng:78:50
Phiên bản hộp đặc biệt[110]
STTNhan đềSáng tácThời lượng
15."Get Lucky" (bản remix của Daft Punk)
  • Rodgers
  • Pharrell Williams
10:34
Tổng thời lượng:89:24
Phiên bản kỉ niệm 10 năm[111]
STTNhan đềThời lượng
14."Horizon Ouverture"2:07
15."Horizon (CD Nhật)"4:22
16."GLBTM (bị cắt trong phòng thu)"6:21
17."Infinity Repeating (bản demo năm 2013)"3:59
18."GL (phiên bản đời đầu)"0:32
19."Prime (bản chưa hoàn thiện 2012)"4:46
20."LYTD (thử vocoder)"2:08
21."The Writing of Fragments of Time"8:17
22."Touch (màn kết 2021)"2:59
Tổng thời lượng:109:59

Hiệu suất thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Random Access Memories ra mắt ở vị trí số một trên Bảng xếp hạng Album Pháp với doanh số tuần đầu tiên là 195.013 bản (127.361 bản bán ra và 67.652 bản bán kỹ thuật số),[112] mang về cho Daft Punk album quán quân của họ tại Pháp.[113] Tuần tiếp theo, album đã bán được 49.600 bản để giữ vị trí đầu bảng với mức giảm 75% doanh số bán hàng.[114] Album đã có tuần thứ ba liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng của Pháp, với doanh số sụt giảm 29% xuống còn 35.500 bản.[115]

Random Access Memories ra mắt ở vị trí số một trên UK Albums Chart với 165.091 bản được bán ra trong tuần đầu tiên,[116] trở thành album quán quân đầu tiên tại Anh quốc của bộ đôi,[117] cũng như là album bán nhanh thứ hai trong năm 2013 sau Midnight Memories của One Direction.[118][119] Album vẫn giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng Anh vào tuần sau đó, bán được 52,801 bản.[120] Trong tuần thứ ba, nó rơi xuống vị trí thứ ba với doanh số 28.182 bản.[121]

Tại Hoa Kỳ, album đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 với doanh số tuần đầu tiên là 339.000 bản, là album quán quân đầu tiên của bộ đôi trên bảng xếp hạng.[122] Album duy trì vị trí số một trong tuần thứ hai, bán được 93.000 bản.[123] Trong tuần phát hành thứ ba của album, nó đã bán được thêm 62.000 bản, đồng thời tụt xuống vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard 200.[124] Phiên bản đĩa than của album cũng khá phổ biến; nó là đĩa LP bán chạy nhất năm 2013, với 49.000 bản tại Mỹ đã được bán ra.[125] Album đã bán được 922.000 bản tại Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2014.[126] Vào ngày 6 tháng 2 năm 2014, album đã được chứng nhận đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA).[127] Sau khi thắng giải Album của năm tại lễ trao giải Grammy lần thứ 56, Random Access Memories đã nhảy từ vị trí thứ 39 lên vị trí thứ 10 trên Billboard 200 với mức tăng doanh số 300%, bán được 30.000 bản trong tuần đó.[128] Tại Nhật Bản, album ra mắt ở vị trí thứ ba trên Oricon Albums Chart, bán được 25,970 bản.[129]

Album ra mắt ở vị trí quán quân tại một số quốc gia, bao gồm Áo,[130] Bỉ,[131] Bồ Đào Nha,[132] Canada,[133] Cộng hòa Séc,[134] Đan Mạch,[135] Đức,[136] Ireland,[137] Ý,[138] Na Uy,[139] Phần Lan,[140] Tây Ban Nha[141] và Thụy Sĩ.[142] Tại Châu Đại Dương, Random Access Memories ra mắt ở vị trí số một tại Úc và New Zealand; nó đã được chứng nhận 2×Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc (ARIA)[143] và Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp thu âm New Zealand (RIANZ).[144]

Tính đến năm 2014, Random Access Memories đã bán được 3,2 triệu bản trên toàn thế giới.[145]

Nhân lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhạc sĩ chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận và doanh số

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Chứng nhận Số đơn vị/doanh số chứng nhận
Úc (ARIA)[143] 2× Bạch kim 140.000^
Áo (IFPI Áo)[226] Platinum 15.000*
Bỉ (BEA)[227] Bạch kim 30.000*
Canada (Music Canada)[228] 2× Bạch kim 160.000^
Đan Mạch (IFPI Đan Mạch)[229] Vàng 10.000^
Phần Lan (Musiikkituottajat)[230] Vàng 17,178[230]
Pháp (SNEP)[231] Kim cuơng 769,300[194]
Đức (BVMI)[232] Bạch kim 300.000^
Ireland (IRMA)[233] Bạch kim 15.000^
Ý (FIMI)[234] 2× Bạch kim 100.000double-dagger
Nhật Bản (RIAJ)[235] Vàng 100.000^
México (AMPROFON)[236] 4× Bạch kim+Vàng 270.000^
New Zealand (RMNZ)[144] Bạch kim 15.000^
Ba Lan (ZPAV)[237] 2× Bạch kim 40.000*
Bồ Đào Nha (AFP)[238] Bạch kim 15.000^
Hàn Quốc 16,249[182][197][205]
Tây Ban Nha (PROMUSICAE)[239] Vàng 20.000^
Thụy Điển (GLF)[240] Bạch kim 40.000double-dagger
Thụy Sĩ (IFPI)[241] Bạch kim 20.000^
Anh Quốc (BPI)[242] Bạch kim 300.000^
Hoa Kỳ (RIAA)[127] Bạch kim 1.000.000^

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.
double-dagger Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ+phát trực tuyến.

Lịch sử phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 23 tháng 3, album đã có sẵn để đặt hàng trước trên iTunes Store thông qua tải xuống kỹ thuật số, tiết lộ ngày phát hành là 17 tháng 5 tại Úc, 20 tháng 5 tại Vương quốc Anh và 21 tháng 5 tại Hoa Kỳ. Sau đó, nó xuất hiện dưới dạng đơn đặt hàng trước trên Amazon.com trên CD, đĩa than và trực tiếp từ trang web chính thức của Random Access Memories.[53][80][243] Album có sẵn để phát trực tuyến xem trước qua iTunes Store vào ngày 13 tháng 5 năm 2013.[59][60] Nó cũng được phát hành để phát trực tuyến trên Spotify, với đĩa đơn chính, "Get Lucky", đứng đầu bảng xếp hạng phát trực tuyến đầu tiên của Spotify.[244]

Vào ngày 22 tháng 2 năm 2023, có thông báo rằng Random Access Memories sẽ phát hành ấn bản kỷ niệm 10 năm vào ngày 12 tháng 5. Album sẽ bao gồm 35 phút nội dung bổ sung bao gồm ấn bản quốc tế đầu tiên của "Horizon", các bản demo và bản thu chưa phát hành cũng như bản chỉnh sửa của "Touch" được sử dụng trong video thông báo về sự tan rã của bộ đôi. Phiên bản Dolby Atmos của album cũng sẽ được phát hành cùng ngày.[111] Đĩa đơn đầu tiên của đợt phát hành lại kỷ niệm, "The Writing of Fragments of Time", được phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 2023, cùng với một video âm nhạc do giám đốc sáng tạo của Daft Punk, Cédric Hervet làm đạo diễn.[245]

Khu vực Ngày phát hành Phuơng thức Hãng
Úc[246] 17 tháng 5 năm 2013 Columbia
Bỉ[247]
Brazil[248]
Phần Lan[249]
Đức[250]
Ireland[251]
Hà Lan[252]
New Zealand[253]
Cộng hòa Séc[254] 20 tháng 5 năm 2013
Đan Mạch[255]
Pháp[256]
Ba Lan[257]
Nam Phi[258]
Vuơng Quốc Anh[243]
Canada[259] 21 tháng 5 năm 2013
Colombia[260]
Ý[261]
México[262]
Nga[263]
Hoa Kỳ[53]
Ấn Độ[264] 22 tháng 5 năm 2013
Nhật Bản[265]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Richardson, Mark (20 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: Random Access Memories. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ a b c d Baron, Zach (7 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk Is (Finally!) Playing at Our House”. GQ. 83 (5): 76–82. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ “The 500 Greatest Albums of All Time”. Rolling Stone. 22 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ a b Torres, Andre (Summer 2013). “Quantum Leap”. Wax Poetics (55).
  5. ^ a b Lee, Chris (26 tháng 12 năm 2010). “Daft Punk's unlikely journey into the 'Tron: Legacy' universe”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ a b c d e f g h i j Weiner, Jonah (13 tháng 4 năm 2013). “Exclusive: Daft Punk Reveal Secrets of New Album”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  7. ^ a b c Mason, Kerry (6 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk on EDM Producers: 'They're Missing the Tools'. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ a b Tregoning, Jack (23 tháng 3 năm 2013). “Exclusive: Daft Punk's new album Random Access Memories is 'smoking'. In The Mix. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2013.
  9. ^ grattan (3 tháng 3 năm 2012). “Chic on FasterLouder.com.au”. Faster Louder. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  10. ^ Battan, Carrie (16 tháng 9 năm 2011). “Listen: Lost Daft Punk Track 'Drive'. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2011.
  11. ^ a b c d e f g h i j k Ghosn, Joseph; Wicker, Olivier (18 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk Revient Avec Random Access Memories. Obsession. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  12. ^ “BREAKING :: Giorgio Moroder Recorded With Daft Punk”. URB. 25 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012.
  13. ^ Carlick, Stephen (15 tháng 5 năm 2013). “Giorgio Moroder Discusses His Contribution to Daft Punk's Random Access Memories. Exclaim!. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2015.
  14. ^ Azoury, Philippe (26 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk, Héritiers very disco”. Obsession. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  15. ^ Courveille, Guillaume (27 tháng 3 năm 2013). “Chilly Gonzales : «Je suis un homme de mon temps»”. La Dépêche du Midi. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  16. ^ Breihan, Tom (29 tháng 9 năm 2010). “Daft Punk Produce New N.E.R.D. Track”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2010.
  17. ^ a b c d “Daft Punk – Random Access Memories (2013, 180 Gram, Vinyl)”. Discogs.
  18. ^ Weiss, David (27 tháng 5 năm 2013). “Icons: Mick Guzauski on Engineering and Mixing Daft Punk's "Random Access Memories". SonicScoop.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2022.
  19. ^ “Chris 'Kazz' Caswell – Conductor/Musician”. 26 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  20. ^ a b c d e Manouvere, Philippe (tháng 5 năm 2013). “En couverture: Daft Punk”. Rock & Folk (549): 74–81.
  21. ^ a b c d e f Dombal, Ryan (14 tháng 5 năm 2013). “Cover Story: Daft Punk”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2013.
  22. ^ a b Dombal, Ryan (15 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: Cover Story Outtakes”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  23. ^ a b c Stevenson, Nick (30 tháng 4 năm 2013). “Nick Stevenson: Random Access Memories Review”. Mixmag. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  24. ^ Weiner, Jonah (21 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: All Hail Our Robot Overlords”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2013.
  25. ^ a b c Ghosn, Joseph; Wicker, Olivier (18 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk : « Nous avons tenté une aventure humaine »”. Obsession. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  26. ^ a b Perron, Erwan; Gancel, Alice (7 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk, interview-fleuve pour la sortie de Random Access Memories. Télérama. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2013.
  27. ^ a b Mason, Kerry (10 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: How the Pioneering Dance Duo Conjured Random Access Memories. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ a b Tingen, Paul (tháng 7 năm 2013). “SOS Interview: Recording Random Access Memories. Sound on Sound (USA). 28 (9). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2016.
  29. ^ a b Lachman, Ed (3 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 1: Giorgio Moroder”. The Creators Project. YouTube.
  30. ^ Wood, James (1 tháng 2 năm 2017). “Interview: Bassist Nathan East Discusses Fourplay's New Album and His Days with Eric Clapton”. Guitar World. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2018.
  31. ^ “Quinn (Orison Music)”. LinkedIn.
  32. ^ a b Kamps, Garrett (17 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk, 'Random Access Memories' (Columbia)”. Spin. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2015.
  33. ^ a b Weiss, Dan (21 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: Random Access Memories. Paste. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  34. ^ Hyden, Steven (20 tháng 5 năm 2013). “We, Robots”. Grantland. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2014.
  35. ^ a b c Lachman, Ed (8 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 2: Todd Edwards”. The Creators Project. YouTube.
  36. ^ Perry, Kevin EG (14 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: "We don't have egos, we have superpowers". KevinEGPerry.com. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  37. ^ a b Harrison, Andrew (tháng 6 năm 2013). “Total Recall”. Q (323): 88–89.
  38. ^ a b c d Horton, Matthew (30 tháng 4 năm 2013). “First Listen – Daft Punk, Random Access Memories. NME. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2017.
  39. ^ a b c d Lepron, Louis (24 tháng 4 năm 2013). “Chronique : Daft Punk - Random Access Memories”. Konbini.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2022.
  40. ^ a b Lachman, Ed (30 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 6: Chilly Gonzales”. The Creators Project. YouTube.
  41. ^ Abbott, Jeremy (30 tháng 4 năm 2013). “Jeremy Abbott: Random Access Memories Review”. Mixmag. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2013.
  42. ^ Balfe, John (3 tháng 5 năm 2013). “First Listen – Daft Punk's Random Access Memories. entertainment.ie. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  43. ^ McCabe, Kathy (9 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk's human touch in new album Random Access Memories. news.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013.
  44. ^ a b Hermes, Will (23 tháng 5 năm 2013). “Album Reviews — Random Access Memories”. Rolling Stone (1183): 71–72. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  45. ^ a b Lachman, Ed (15 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 4: Pharrell Williams”. The Creators Project. YouTube.
  46. ^ Keens, Oliver (9 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk – 'Random Access Memories' album review”. Time Out. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  47. ^ Coulehan, Erin (22 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk Bonus Track 'Horizon' Surfaces”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  48. ^ Gracie, Bianca (22 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk Slow It Down With "Horizon": Hear The Spacey 'Random Access Memories' Bonus Track”. Idolator. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  49. ^ “Daft Punk to release studio album after signing deal with Columbia”. The Guardian. 28 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2013.
  50. ^ Phillips, Amy (26 tháng 2 năm 2013). “Daft Punk Confirm Alliance With Columbia”. Pitchfork. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  51. ^ Batte, Elliott (20 tháng 3 năm 2013). “Daft Punk Posters Pop Up Across The Globe - Album And Tour Just Around The Corner?”. Stereoboard.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2013.
  52. ^ Phillips, Amy (2 tháng 3 năm 2013). “Watch: Daft Punk Air Mysterious Advertisement During "Saturday Night Live". Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  53. ^ a b c d Gensler, Andy (24 tháng 3 năm 2013). “Daft Punk 'Get Funky' in New Teaser Ad for 'Random Access Memories'. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2022.
  54. ^ Serwer, Jesse (23 tháng 3 năm 2013). “Nile Rodgers: Daft Punk Collaboration 'Felt Unbelievably Natural'. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  55. ^ Phillips, Amy (12 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk Confirm Julian Casablancas, Panda Bear, Pharrell, More Collaborations with Coachella Video”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2013.
  56. ^ “Daft Punk Tease New Album at Coachella, During 'Saturday Night Live,' Reveal Guests”. Billboard. 14 tháng 4 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2022.
  57. ^ a b c Buerger, Megan (9 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk's Stealth Start for a Summer Hit”. The Wall Street Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2015.
  58. ^ Montgomery, James (18 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk's 'Get Lucky' Gets Very Specific Release Date”. MTV News. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  59. ^ a b “Listen to Daft Punk's New Album 'Random Access Memories'. Rolling Stone. 13 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  60. ^ a b Kovach, Steve (13 tháng 5 năm 2013). “The New Daft Punk Album Is Streaming For Free On iTunes Right Now”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  61. ^ Minsker, Evan (6 tháng 8 năm 2013). “Daft Punk Cancel 'Colbert Report' Appearance Due to Contractual Agreement With MTV VMAs”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  62. ^ Busis, Hillary (13 tháng 8 năm 2013). “Stephen Colbert: The truth behind that Daft Punk dance party”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2015.
  63. ^ Sisario, Ben (7 tháng 8 năm 2013). “Daft Punk Cancels 'Colbert Show' Appearance Because of MTV Conflict”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  64. ^ Weber, Peter (9 tháng 1 năm 2013). “Was Stephen Colbert's Daft Punk-MTV takedown a staged hoax?”. The Week. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  65. ^ Minsker, Evan (16 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk Reveal Random Access Memories Tracklist Via Vine Video”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2013.
  66. ^ Danton, Eric R (13 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk Offer Glimpse of 'Random Access Memories' Vinyl Packaging”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  67. ^ Schneider, Marc (13 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk Reveal 'Random Access Memories' Vinyl: Video and Photos”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  68. ^ Pelly, Jenn (24 tháng 10 năm 2013). “Daft Punk Detail Random Access Memories Deluxe Box Set: Robot Design Schematics, Extended Giorgio Moroder Track, Film Strips, More”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2013.
  69. ^ Cubarrubia, RJ (3 tháng 4 năm 2013). “Giorgio Moroder: Daft Punk's New Album Is 'A Step Forward' for Dance Music”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  70. ^ Cubarrubia, RJ (8 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk's 'Random Access Memories' Channels Fleetwood Mac, Doobie Brothers”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  71. ^ Lachman, Ed (11 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 3: Nile Rodgers”. The Creators Project. YouTube.
  72. ^ Blistein, Jon (11 tháng 4 năm 2013). “Nile Rodgers: New Daft Punk Album 'Went Back to Go Forward'. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  73. ^ Cubarrubia, RJ (15 tháng 4 năm 2013). “Pharrell: Daft Punk 'Not Bound by Time and Space'. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  74. ^ Lachman, Ed (24 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 5: Panda Bear”. The Creators Project. YouTube.
  75. ^ Cubarrubia, RJ (24 tháng 4 năm 2013). “Panda Bear: Daft Punk Make Old Sound New”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  76. ^ Cubarrubia, RJ (30 tháng 4 năm 2013). “Chilly Gonzales Explains Daft Punk Harmonies”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  77. ^ Lachman, Ed (7 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 7: DJ Falcon”. The Creators Project. YouTube.
  78. ^ a b Cubarrubia, RJ (10 tháng 5 năm 2013). “Paul Williams, DJ Falcon Describe Working With Daft Punk”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  79. ^ Lachman, Ed (10 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk | Random Access Memories | The Collaborators, Episode 8: Paul Williams”. The Creators Project. YouTube.
  80. ^ a b c McCabe, Kathy (9 tháng 4 năm 2013). “Daft Punk to launch new record in... Wee Waa”. Herald Sun. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2022.
  81. ^ “Police to target Daft Punk fans”. The Australian. Australian Associated Press. 14 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  82. ^ McCabe, Kathy (17 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk fans descend on Wee Waa for launch of album Random Access Memories”. Herald Sun. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  83. ^ Mahony, Melanie (18 tháng 5 năm 2013). “9 things we learnt from Daft Punk's Wee Waa launch”. FasterLouder. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2013.
  84. ^ “Daft Punk — Random Access Memories”. AnyDecentMusic?. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2013.
  85. ^ a b “Random Access Memories by Daft Punk Reviews and Tracks”. Metacritic. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013.
  86. ^ a b Phares, Heather. Random Access Memories – Daft Punk”. AllMusic. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2013.
  87. ^ Mincher, Chris (21 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: Random Access Memories. The A.V. Club. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  88. ^ McCormick, Neil (13 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk, Random Access Memories, album review”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  89. ^ a b Maerz, Melissa (14 tháng 5 năm 2013). “Random Access Memories”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  90. ^ Petridis, Alexis (16 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk: Random Access Memories – review”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  91. ^ Bray, Elisa (3 tháng 5 năm 2013). “Album review: Daft Punk, Random Access Memories (Sony Music)”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013.
  92. ^ Perry, Kevin EG (17 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk – 'Random Access Memories'. NME. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2019.
  93. ^ a b “Pitchfork Reviews: Rescored”. Pitchfork. 5 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  94. ^ “Daft Punk Music Profile”. Metacritic. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2013.
  95. ^ “The Top 50 Albums of 2013”. Pitchfork. 18 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2016.
  96. ^ O'Loughlin, Colm (1 tháng 5 năm 2013). “REVIEW: DAFT PUNK 'RANDOM ACCESS MEMORIES'. DJ Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2016.
  97. ^ Rothlein, Jordan (20 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk - Random Access Memories”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  98. ^ Payne, Aaron (9 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk – Random Access Memories”. musicOMH. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2013.
  99. ^ “2013 MTV VIDEO MUSIC AWARDS”. Rock on the Net. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2014.
  100. ^ “2013 NME End Of Year Lists”. rocklistmusic.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2013.
  101. ^ Nephew. “GAFFA-Prisen 2013: Og vinderne er…”. gaffa.dk. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2013.
  102. ^ “Vinnarna av GAFFA-Priset 2013”. gaffa.se. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2019.
  103. ^ “MTV EMA :: Daft Punk”. tv.mtvema.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  104. ^ “Teen Choice Awards - 2013 Awards”. IMDb. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2018.
  105. ^ Takeda, Alison (18 tháng 5 năm 2014). “Billboard Music Awards 2014 Complete Winners List”. US Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2014.
  106. ^ “56th Annual GRAMMY Awards | 2014”. GRAMMY.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  107. ^ “29th Annual International Dance Music Awards”. Winter Music Conference. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2014.
  108. ^ Ured Porina (27 tháng 6 năm 2014). “Proglašeni dobitnici 21. Porina!”. Porin. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2014.
  109. ^ ランダム・アクセス・メモリーズ [Random Access Memories]. Sony Music Entertainment Japan. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2014.
  110. ^ “Random Access Memories — Deluxe Box Set Edition”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2013.
  111. ^ a b Ruiz, Matthew Ismael (22 tháng 2 năm 2023). “Daft Punk Announce New Random Access Memories Reissue With Unreleased Music”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2023.
  112. ^ Decant, Charles (31 tháng 5 năm 2013). “Top Albums : Daft Punk écrase Maître Gims, Zaz passe devant Paradis, Shy'm s'envole”. Charts in France. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  113. ^ a b "Lescharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  114. ^ Decant, Charles (7 tháng 6 năm 2013). “Top Albums : Daft Punk s'essouffle fortement mais résiste à Maître Gims”. Charts in France. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2013.
  115. ^ Decant, Charles (14 tháng 6 năm 2013). “Top Albums : Jenifer s'incline face à Daft Punk mais devance Johnny Hallyday”. Charts in France. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  116. ^ Jones, Alan (27 tháng 5 năm 2013). “Official Charts Analysis: Daft Punk LP sells 165k to hit No.1”. Music Week. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2022.
  117. ^ Lane, Daniel (26 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk score first ever UK Number 1 album with Random Access Memories”. Official Charts Company. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  118. ^ Mandle, Chris (25 tháng 11 năm 2013). “Now That's What I Call Music! 86 debuts at Number 1 on the Official Compilation Albums Chart”. Official Charts Company. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2016.
  119. ^ Jones, Alan (2 tháng 12 năm 2013). “Official Charts Analysis: One Direction LP tops 230k sales to become 2013's fastest seller”. Music Week. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  120. ^ Jones, Alan (3 tháng 6 năm 2013). “Official Charts Analysis: Robin Thicke sets 2013 singles sales record”. Music Week. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2022.
  121. ^ Jones, Alan (10 tháng 6 năm 2013). “Official Charts Analysis: Disclosure pip QOTSA to No.1”. Music Week. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2022.
  122. ^ Caulfield, Keith (28 tháng 5 năm 2013). “Official: Daft Punk's 'Random' Debuts at No. 1 on Billboard 200 With 339,000”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  123. ^ Caulfield, Keith (5 tháng 6 năm 2013). “Daft Punk Scores Second Week at No. 1 on Billboard 200 Chart”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  124. ^ Caulfield, Keith (12 tháng 6 năm 2013). “Queens of the Stone Age Get First No. 1 Album on Billboard 200 Chart”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2021.
  125. ^ Caulfield, Keith (31 tháng 12 năm 2014). “Vinyl Album Sales Hit Historic High in 2014, Again”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022.
  126. ^ Graham, Adam (6 tháng 2 năm 2014). “SoundScanner: Bruno Mars Gets Super Bowl Boost, 'Freeze' Freezes Out The Competition”. VH1. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2022.
  127. ^ a b “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ. 6 tháng 2 năm 2014.
  128. ^ Caulfield, Keith (5 tháng 2 năm 2014). “Grammy Awards Rock Charts, Daft Punk Returns to Top 10 on Billboard 200”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  129. ^ a b “ランダム・アクセス・メモリーズ | ダフト・パンク | ORICON NEWS”. Oricon. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  130. ^ a b "Austriancharts.at – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Đức). Hung Medien.
  131. ^ a b "Ultratop.be – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  132. ^ a b "Portuguesecharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  133. ^ a b "Daft Punk Chart History (Canadian Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  134. ^ a b "Czech Albums – Top 100". ČNS IFPI. Ghi chú: Trên trang biểu đồ này, chọn 201321 trên trường này ở bên cạnh từ "Zobrazit", và sau đó nhấp qua từ để truy xuất dữ liệu biểu đồ chính xác.
  135. ^ Treo, Thomas (31 tháng 5 năm 2013). “Uventet flop af Emmelie”. Ekstra Bladet. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  136. ^ a b "Offiziellecharts.de – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment Charts.
  137. ^ a b "GFK Chart-Track Albums: Week 21, 2013". Chart-Track. IRMA.
  138. ^ a b "Italiancharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  139. ^ a b "Norwegiancharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  140. ^ a b "Daft Punk: Random Access Memories" (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland.
  141. ^ a b "Spanishcharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  142. ^ a b "Swisscharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Đức). Hung Medien.
  143. ^ a b “ARIA Charts – Accreditations – 2014 Albums” (PDF) (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc.
  144. ^ a b “Chứng nhận album New Zealand – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Anh). Recorded Music NZ. 10 tháng 2 năm 2014.
  145. ^ “Most popular artists of 2013” (PDF). Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế. tr. 12. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2014.
  146. ^ "Australiancharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  147. ^ “ARIA Dance – Week Commencing 27th May 2013” (PDF). The ARIA Report (1213): 17. 27 tháng 5 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2013 – qua Thư viện Quốc gia Úc.
  148. ^ "Ultratop.be – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  149. ^ “Top Kombiniranih – Tjedan 24. 2013”. Top of the Shops. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  150. ^ "Danishcharts.dk – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  151. ^ "Dutchcharts.nl – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  152. ^ “Official IFPI Charts – Top-75 Albums Sales Chart (Εβδομάδα: 21/2013)”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  153. ^ "Album Top 40 slágerlista – 2013. 21. hét" (bằng tiếng Hungary). MAHASZ.
  154. ^ “Top 100 México – Semana Del 13 al 19 de Mayo 2013” (PDF). Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  155. ^ "Charts.nz – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  156. ^ "Oficjalna lista sprzedaży :: OLiS - Official Retail Sales Chart" (bằng tiếng Ba Lan). OLiS. Polish Society of the Phonographic Industry.
  157. ^ May 2013/40/ "Official Scottish Albums Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company.
  158. ^ "South Korea Gaon Album Chart". Trên trang này, chọn "26 May 2013" để có được biểu đồ tương ứng. Gaon Chart
  159. ^ "Swedishcharts.com – Daft Punk – Random Access Memories" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  160. ^ "Official Albums Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company.
  161. ^ "Daft Punk Chart History (Billboard 200)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  162. ^ "Daft Punk Chart History (Top Dance/Electronic Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  163. ^ “2021 9-os savaitės klausomiausi (Top 100)”. AGATA. 26 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021.
  164. ^ “El álbum más vendido durante 2013 en Argentina: "Violetta – Hoy somos más". Argentine Chamber of Phonograms and Videograms Producers. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2014.
  165. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 100 Albums 2013”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  166. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 50 Dance Albums 2013”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  167. ^ “Jahreshitparade Alben 2013”. austriancharts.at. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  168. ^ “Jaaroverzichten 2013 – Albums”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2014.
  169. ^ “Rapports Annuels 2013 – Albums”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  170. ^ “Top Canadian Albums – Year-End 2013”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  171. ^ “Album Top 100 — Åo 2013”. hitlisterne.dk. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  172. ^ Gonçalves, Julien (3 tháng 3 năm 2014). “Daft Punk : 600.000 ventes pour l'album "Random Access Memories" en France”. Charts in France. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  173. ^ “Jaaroverzichten – Album 2013”. MegaCharts. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2014.
  174. ^ “Top 100 Album-Jahrescharts – 2013”. Offizielle Deutsche Charts. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2015.
  175. ^ “Összesített album- és válogatáslemez-lista – eladási darabszám alapján – 2013”. MAHASZ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  176. ^ “Best of 2013 – Albums”. Irish Recorded Music Association. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2014.
  177. ^ “Classifica annuale 2013 (dal 31.12.2012 al 29.12.2013) – Album & Compilation”. Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  178. ^ “オリコン2013年 年間 音楽&映像ランキング-ORICON STYLE ミュージック”. Oricon. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  179. ^ “Los Más Vendidos 2013”. Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014.
  180. ^ “Top Selling Albums of 2013”. Recorded Music NZ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2016.
  181. ^ “Najchętniej kupowane płyty roku 2013 – podsumowanie listy OLiS”. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Ba Lan. 10 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  182. ^ a b “2013년 Album Chart”. Bảng xếp hạng Âm nhạc Gaon. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  183. ^ “Top 100 Albums 2013”. El Portal de Música. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  184. ^ “Årslista Album – År 2013”. Sverigetopplistan. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2014.
  185. ^ “Swiss Year-End Charts 2013”. swisscharts.com. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2014.
  186. ^ Lane, Daniel (1 tháng 1 năm 2014). “The Official Top 40 Biggest Artist Albums Of 2013”. Official Charts Company. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  187. ^ “Billboard 200 Albums – Year-End 2013”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2014.
  188. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2013”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  189. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 100 Albums 2014”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  190. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 50 Dance Albums 2014”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  191. ^ “Jaaroverzichten 2014 – Albums”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2015.
  192. ^ “Rapports Annuels 2014 – Albums”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  193. ^ “Album Top-100 2014”. hitlisten.nu. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2015.
  194. ^ a b Gonçalves, Julien (19 tháng 1 năm 2015). “Les meilleures ventes d'albums de l'année 2014 en France”. Charts in France. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  195. ^ “Classifica annuale 2014 (dal 30.12.2013 al 28.12.2014) – Album & Compilation”. Federazione Industria Musicale Italiana. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  196. ^ “Los Más Vendidos 2013”. Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  197. ^ a b “2014년 Album Chart”. Bảng xếp hạng Âm nhạc Gaon. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  198. ^ “Årslista Album – År 2014”. Sverigetopplistan. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  199. ^ “Swiss Year-End Charts 2014”. swisscharts.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2015.
  200. ^ “Billboard 200 Albums – Year-End 2014”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2014.
  201. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2014”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2014.
  202. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 100 Albums 2015”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  203. ^ “Jaaroverzichten 2014 – Midprice”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2016.
  204. ^ “Rapports Annuels 2014 – Midprice”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  205. ^ a b “2015년 Album Chart”. Bảng xếp hạng Âm nhạc Gaon. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  206. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 50 Dance Albums 2016”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  207. ^ “Rapports Annuels 2015 – Midprice”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  208. ^ “ARIA Top 50 Dance Albums Chart – 2017” (PDF). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  209. ^ “Rapports Annuels 2016 – Midprice”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  210. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2017”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2018.
  211. ^ “ARIA Top 100 Vinyl Albums 2018”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  212. ^ “Rapports Annuels 2017 – Midprice”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  213. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2018”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2018.
  214. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 50 Dance Albums 2019”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  215. ^ “ARIA Top 100 Vinyl Albums 2018”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  216. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2019”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2019.
  217. ^ “ARIA Charts – End Of Year Charts – Top 50 Dance Albums 2020”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2021.
  218. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2020”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  219. ^ “Jaaroverzichten 2021 – Albums”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  220. ^ “Rapports Annuels 2021 – Albums”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  221. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2021”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  222. ^ “ARIA Top 100 Albums of the 10's”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  223. ^ “Official Top 100 biggest selling vinyl albums of the decade”. Official Charts Company. 14 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  224. ^ “Decade-End Charts: Billboard 200”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  225. ^ “Decade-End Charts – Top Dance/Electronic Albums (2010s)”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2019.
  226. ^ “Chứng nhận album Áo – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo. 7 tháng 11 năm 2013.
  227. ^ “Ultratop − Goud en Platina – albums 2014” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien. 24 tháng 1 năm 2014.
  228. ^ “Chứng nhận album Canada – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Anh). Music Canada. 6 tháng 12 năm 2013.
  229. ^ “Chứng nhận album Đan Mạch – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Đan Mạch). IFPI Đan Mạch.
  230. ^ a b “Chứng nhận album Phần Lan – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland.
  231. ^ “Chứng nhận album Pháp – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique.
  232. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Daft Punk; 'Random Access Memories')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie.
  233. ^ “The Irish Charts - 2013 Certification Awards - Platinum” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Âm nhạc Thu âm Ireland.
  234. ^ “Chứng nhận album Ý – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Ý). Federazione Industria Musicale Italiana.
  235. ^ “Chứng nhận album Nhật Bản – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Chọn 2015年04月 ở menu thả xuống
  236. ^ “Certificaciones” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Nhập Daft Punk ở khúc dưới tiêu đề cột ARTISTA  và Random Access Memories ở chỗ điền dưới cột tiêu đề TÍTULO'.
  237. ^ “Wyróżnienia – płyty CD - Archiwum - Przyznane w 2014 roku” (bằng tiếng Ba Lan). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Ba Lan. 14 tháng 5 năm 2014.
  238. ^ “Chứng nhận album Bồ Đào Nha – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Associação Fonográfica Portuguesa. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  239. ^ “Chứng nhận album Tây Ban Nha – Daft Punk – Random Access Memories”. El portal de Música (bằng tiếng Tây Ban Nha). Productores de Música de España.
  240. ^ “Veckolista Album, vecka 34, 2013 | Sverigetopplistan” (bằng tiếng Thụy Điển). Sverigetopplistan.
  241. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Chứng nhận ('Random Access Memories')” (bằng tiếng Đức). IFPI Thụy Sĩ. Hung Medien.
  242. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Daft Punk – Random Access Memories” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. 27 tháng 6 năm 2013.
  243. ^ a b Michaels, Sean (25 tháng 3 năm 2013). “Daft Punk announce new album, Random Access Memories”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2015.
  244. ^ Westbrook, Caroline (5 tháng 5 năm 2013). “Daft Punk's Get Lucky tops first ever Spotify streaming chart”. Metro News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2013.
  245. ^ Minsker, Evan (22 tháng 3 năm 2023). “Daft Punk and Todd Edwards Share Previously Unreleased Song "The Writing of Fragments of Time": Listen”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2023.
  246. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Australia. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2013.
  247. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Belgium. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2013.
  248. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Brazil. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2013.
  249. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Finland. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2013.
  250. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Germany. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2015.
  251. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Ireland. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2013.
  252. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Netherlands. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  253. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store New Zealand. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  254. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Czech. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2014.
  255. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Denmark. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  256. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store France. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2013.
  257. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Poland. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2014.
  258. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store South Africa. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  259. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Canada. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2013.
  260. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Colombia. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2015.
  261. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Italy. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2014.
  262. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Mexico. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2013.
  263. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Russia. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2013.
  264. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store India. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2013.
  265. ^ Random Access Memories by Daft Punk”. iTunes Store Japan. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan