Trinh Đường

Nhà thơ
Trinh Đường
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trương Đình
Ngày sinh
(1919-01-01)1 tháng 1, 1919
Nơi sinh
Đại Lộc, Quảng Nam
Mất
Ngày mất
28 tháng 9, 2001(2001-09-28) (82 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
An nghỉQuảng Nam
Nơi cư trúHà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhà thơ, lý luận, phê bình
Lĩnh vựcvăn học
Sự nghiệp văn học
Bút danhTrương Phú Xuân, La Vân, Duy Mỹ
Thể loạithơ, văn xuôi, phê bình, biên soạn
Tác phẩm
  • Hạt giống (tập thơ)
  • Giao mùa (tập thơ)
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Trinh Đường (tên khai sinh là Trương Đình; 1919 – 2001) là nhà thơ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trinh Đường tên khai sinh là Trương Đình, các bút danh khác là Trương Phú Xuân, La Vân, Duy Mỹ. Ông sinh ngày 01 tháng 01 năm 1919, tại thôn Đại Thắng, xã Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Trinh Đường sinh ra trong một gia đình thuộc loại khá giả ở nông thôn thời xưa nên ông được học hành chu đáo, thông thạo chữ nho, chữ Hán, đọc nhiều thơ Đường, thơ Nguyễn Du và nhiều thơ cổ khác của Việt Nam. Sau này Trinh Đường còn học tiếng Pháp và thơ phương Tây.[1]

Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông tham gia Ban chỉ huy khởi nghĩa giành chính quyền của tổng Quảng Hòa. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Cách mạng tổng Quảng Hòa, Thư ký Ủy ban lâm thời phía tây huyện Duy Xuyên (nay là các xã Đại Cường, Đại Thắng, Đại Thạnh, Đại Chánh của huyện Đại Lộc), rồi làm ủy viên Trinh sát huyện.[1] Từ năm 1947 đến 1954, ông là ủy viên Ban chấp hành chi hội văn nghệ Liên khu V, phân hội trưởng Phân hội văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng, tiền thân của Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng sau này.[2]

Sau Hiệp định Genève 1954, Trinh Đường tập kết ra Bắc. Ông là một trong những người sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957) và lần lượt công tác ở các cơ quan thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, trưởng ban thơ Báo Văn nghệ, biên tập thơ Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Giải phóng.[1]

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trinh Đường qua đời tại Hà Nội ngày 28 tháng 9 năm 2001. Tang lễ ông được tổ chức tại Hà Nội, thi hài được đưa về an táng tại quê nhà ở Quảng Nam.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trinh Đường yêu thơ và bắt đầu làm thơ từ tuổi thiếu niên nhưng trước năm 1945, ông chưa công bố thơ.[2]

Trong thời gian đầu tham gia cách mạng, ông tham gia chiến dịch với bộ đội, đi công tác với đoàn công tác địch hậu và sáng tác được nhiều thơ văn phục vụ cách mạng. Bài thơ đầu tiên của ông được nhiều người biết đến là bài “Hồi ký đầu thu”.[2]

Ông có nhiều tác phẩm thơ: Hoa gạo, Hạt giống, Thủy triều, Bạch Đằng tráng khúc, Giao mùa, Phượng hoàng con, Quán trọ, Hội hóa trang, Cà Mau, Hành trình...[3] Suốt đời thơ, Trinh Đường đã có mười bốn tập thơ và trường ca, xuất bản đều đặn từ 1960 đến 2001.

Ngoài thơ, ông còn sáng tác văn xuôi (bút ký, truyện ngắn), viết tiểu luận, bình thơ. Cuộc đời văn của ông gồm hai sự nghiệp: sáng tác và biên tập, phê bình. Trong đó, sự đóng góp của ông cho xã hội ở phần lý luận, biên tập, phê bình, lại lớn hơn phần sáng tác.[3]

Sau khi về hưu (1981), Trinh Đường vẫn đi nhiều nơi khắp Nam Bắc để giới thiệu lực lượng qua các tập Những gương mặt thơ mới. Ngoài ra, ông còn một mình đứng ra làm tất cả mọi việc để cho ra đời Tuyển tập thơ thế kỷ gồm ba tập. Năm 1995 ông cho in cuốn Một thế kỷ thơ Việt - Tập I (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Đây là lần đầu tiên ở nước ta, một cá nhân nhà thơ đứng ra làm tuyển tập thơ thế kỷ. Năm 1999, ông tiếp tục cho ra đời cuốn Thơ Việt thế kỷ XX - chọn lọc và bình - Tập 1 (Nhà xuất bản Thanh Niên).[1]

Trinh Đường là một trong số ít người có công trong việc phát hiện và bồi dưỡng lực lượng viết trẻ, là lực lượng xung kích thời chống Mỹ, sau này là những cây bút chủ lực chủ trì công việc của Hội Nhà văn Việt Nam và các Hội văn nghệ trong cả nước.

Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Hạt giống (tập thơ); Giao mùa (tập thơ).[5]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ, trường ca

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoa gạo (Thơ - NXB Văn học, 1960),
  • Hạt giống (Thơ - NXB Văn học, 1966),
  • Thủy triều (Thơ - NXB Văn học, 1973),
  • Bạch Đằng tráng khúc (Trường ca - Sở Văn hóa Hồng Quảng, 1963),
  • Về Thanh (Thơ - Sở Văn hóa Thanh Hóa, 1974),
  • Giao mùa (Thơ - NXB Hội Nhà văn, 1982),
  • Quán trọ (Thơ - NXB Lao động, 1991),
  • Hội hóa trang (Thơ - NXB Thanh Niên, 1992),
  • Trò chơi phù thế (Thơ - NXB Thanh niên, 1997),
  • Cà Mau (Trường ca - NXB Thanh Niên, 1997),
  • Điện Biên Phủ trên không (Trường ca - NXB Đà Nẵng, 1997)…
  • Thơ Trinh Đường (thơ với tuổi thơ, Nxb Kim Đồng, 2001)
  • Tuyển tập thơ Trinh Đường (Thanh Quế tuyển tập chọn và giới thiệu, NXB Đà Nẵng, 2001)...
  • Làm cầu La Kham (Ký - NXB Văn hóa, 1957),
  • Ngày và đêm một lứa đôi (Tập truyện ngắn - NXB Đà Nẵng, 1988)…

Phê bình, lý luận, biên soạn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày hội thơ (Lý luận phê bình - NXB Văn học, 1994),
  • Những gương mặt thơ mới - tập 1, 2 (Lý luận phê bình - NXB Thanh Niên, 1994),
  • Thơ và tuổi học trò (Lý luận phê bình - NXB Lao động, 1994),
  • Một thế kỷ thơ Việt - tập 1 (Lý luận phê bình - NXB Văn hóa thông tin, 1995),
  • Thơ Việt thế kỷ XX chọn lọc và bình - tập 1 (NXB Thanh Niên, 1999)...

Nguồn:[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Văn Thành Lê (27 tháng 10 năm 2019). “Trinh Đường, người khắc tia chớp lên bia mộ mình”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2025.
  2. ^ a b c “Nhà thơ Trinh Đường (1919-2001)”. Bảo tàng Văn học Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2025.
  3. ^ a b Vân Long (8 tháng 8 năm 2024). “Nhà thơ Trinh Đường: Nhập thân vào đất nước để nhập thần vào thơ”. Báo Văn nghệ. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2025.
  4. ^ Thái Thi (29 tháng 6 năm 2007). “Trinh Đường, nhà thơ xứ Quảng”. Báo Tổ quốc. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2025.
  5. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Hướng dẫn build đồ cho Barbara - Genshin Impact
Barbara là một champ support rất được ưa thích trong Genshin Impact
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Jujutsu Kaisen là một series có rất nhiều nhân vật khác nhau, với những khả năng, tính cách và cốt truyện vô cùng đa dạng
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
I want you forever, now, yesterday, and always. Above all, I want you to want me
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống