Trần Hữu Thung

Nhà thơ
Trần Hữu Thung
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Hữu Thung
Ngày sinh
(1923-07-26)26 tháng 7, 1923
Nơi sinh
Diễn Châu, Nghệ An
Mất1999 (75–76 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà văn, nhà thơ
Lĩnh vựcVăn học
Sự nghiệp văn học
Giai đoạn sáng tác1944 - 1999
Thể loạithơ,
Tác phẩmThăm lúa
Anh vẫn hành quân
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng nhà nước 2001
Văn học Nghệ thuật

Trần Hữu Thung (1923-1999) là một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng với bài thơ Thăm lúa. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001.[1]

Thân thế sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Hữu Thung sinh ngày 26 tháng 7 năm 1923 tại xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tham gia Việt Minh từ 1944. Trong kháng chiến chống Pháp là cán sự văn hóa, cán bộ tuyên truyền thuộc Liên khu IV rồi phụ trách Chi hội văn nghệ liên khu. Làm thơ, viết ca dao nhiều từ dạo đó. Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian. Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập. Ông không nói chuyện mình. Không vui buồn chuyện riêng. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân. Những bài thơ bài văn của ông được nhiều người yêu quý và trân trọng.

Ngoài “Thăm lúa” - bài thơ được đưa vào sách giáo khoa, được nhiều người bình giảng, ông còn có bài thơ hay khác là “Anh vẫn hành quân” đã được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc.

Ông mất năm 1999 tại quê nhà.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Việt Nam ly khúc (1944), thơ dài
  • Thăm lúa (1950), thơ (tác phẩm nổi bật)
  • Dặn con (1955), tập thơ
  • Ngày thu ấy: Khúc ca Cách mạng tháng 8 (1957), trường ca
  • Tôi làm ca dao (1959), tiểu luận
  • Hai Tộ hò khoan (1961), thơ
  • Chị Nguyễn Thị Minh Khai (1961), truyện thơ
  • Gió Nam (1962), truyện thơ
  • Đồng tháng Tám (1965), tập thơ
  • Ký ức Vinh rực lửa (1969), truyện ký
  • Đất quê mình (1971), tập thơ
  • Tiếng chim đồng (1975), tập thơ
  • Ngày ấy bên sông Lam (1980) (kịch bản phim)
  • Anh vẫn hành quân (1983), tập thơ
  • Sen quê Bác (1985 - 1987), tập thơ
  • Ký ức đồng chiêm (1988), tập bút ký
  • Thơ vụn vặt (1996)
  • Hồi ức về săn bắn (1996), hồi kí
  • Ca dao về Bác Hồ (1998), tập thơ - ca dao
  • Lời của cây ,tập thơ

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huy chương vàng, Giải thưởng thơ tại Liên hoan thanh niên thế giới năm 1953, "Thăm lúa"
  • Giải khuyến khích Giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952 về thơ cho tác phẩm Hai Tộ hò khoan
  • Giải nhì Giải thưởng văn nghệ 1954 - 1955 về thơ cho 2 tập Đồng tháng TámDặn con

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ HN (4 tháng 8 năm 2023). “Trần Hữu Thung - vui buồn cùng vận nước, tình dân”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Keisuke Baji (Phát âm là Baji Keisuke?) là một thành viên của Valhalla. Anh ấy cũng là thành viên sáng lập và là Đội trưởng Đội 1 (壱番隊 隊長, Ichiban-tai Taichō?) của Băng đảng Tokyo Manji.
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
Xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bộ phim cùng tên, Godzilla đã nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Trấn của Baal không phải là một thanh Katana, biểu tượng của Samurai Nhật Bản. Mà là một vũ khí cán dài
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này