Xuân Cang | |
---|---|
Báo Lao động | |
Tổng Biên tập | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Xuân Cang |
Ngày sinh | 25 tháng 12, 1932 |
Nơi sinh | Gia Lâm, Hà Nội |
Mất | |
Ngày mất | 18 tháng 3, 2019 | (86 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội |
Nơi cư trú | Hà Nội |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | ![]() |
Đảng chính trị | ![]() |
Nghề nghiệp | nhà văn, nhà báo |
Lĩnh vực | văn học |
Sự nghiệp văn học | |
Thể loại | tiểu thuyết, văn xuôi |
Tác phẩm |
|
Giải thưởng | Danh sách |
Binh nghiệp | |
Thuộc | ![]() |
Năm tại ngũ | 1948 - 1958 |
Đơn vị | trinh sát pháo binh |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2012 Văn học Nghệ thuật | |
Xuân Cang (tên khai sinh là Nguyễn Xuân Cang; 1932 – 2019) là nhà văn, nhà báo Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012.
Xuân Cang, tên khai sinh là Nguyễn Xuân Cang (bút danh Chiều Quỳnh, Ánh Xuân), sinh ngày 25 tháng 12 năm 1932 tại thôn Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.[1]
Năm 1948, lúc mới 16 tuổi, Xuân Cang ông làm liên lạc ở chiến khu Việt Bắc, sau đó làm thợ tiện quân giới, thợ lò cao luyện gang quốc phòng. Những năm cuối kháng chiến chống Pháp, ông là trinh sát pháo binh. Năm 1959, ông làm cán bộ công đoàn Khu gang thép Thái Nguyên. Ông đã tham gia giữ các chức vụ: Tổng biên tập báo Lao động, Giám đốc Nhà xuất bản Lao động, Uỷ viên Ban thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VI, Ban thư ký Hội Nhà báo Việt Nam khoá IV, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá IV, đảng ủy viên Đảng uỷ khối Dân vận Trung ương khoá III.[2]
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1963.
Ông mất ngày 18 tháng 3 năm 2019.
Khi làm cán bộ công đoàn ở Khu gang thép Thái Nguyên, Xuân Cang đã viết tiểu thuyết "Suối gang". Ông trở thành một trong những nhà văn công nhân đầu tiên ghi dấu ấn bằng những giải thưởng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam viết về đề tài công nhân lần 1 (1969 - 1971) với tập truyện ngắn Những vẻ đẹp khác nhau, lần 2 (1971 - 1974) với tiểu thuyết Trước lửa.[2]
Vừa làm công việc lãnh đạo công đoàn, báo chí, Xuân Cang vừa cho xuất bản nhiều tác phẩm như Con bé mùa thu vàng (1990), Huyền thoại một thời ly tán (1990), Dấn thân (1990), Nụ hoa cau (1997), Gió thiêng (2004). Ông là tác giả của 8 tiểu thuyết, 2 hồi ký nhân vật lịch sử, nhiều truyện vừa, truyện ngắn.[2]
Ông còn là tác giả của các tác phẩm biên khảo về Kinh Dịch và bắt nguồn từ Kinh Dịch, hoặc dựa vào Kinh Dịch để viết chân dung nhiều văn nghệ sĩ như: “Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người”, “Khám phá một tia sáng văn hóa phương Đông” quyển I và II (2009), “Góc nhìn Bát quái - Tập I” (2012), “Người làng Sủi kể chuyện Cao Bá Quát” (đồng tác giả với Cao Bá Nghiệp - 2013), “Gió dọc đầm sen” (2013).[3]
Giải thưởng văn học: ngoài hai giải thưởng của Tổng Liên đoàn lao động đã nói ở trên, ông còn giành được một số giải thưởng khác như: Giải thưởng thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh và báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tác phẩm Dấn thân. Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1968 cho tập truyện ngắn Những vẻ đẹp khác nhau. Tặng thưởng của Bộ Quốc phòng (giải C) cho tiểu thuyết Gió thiêng, 2005).[1]
Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Những vẻ đẹp khác nhau (tập truyện ngắn); Những ngày thường đã cháy lên (tiểu thuyết).[4]
Nguồn:[1]
Người vợ đầu của Xuân Cang mất đã lâu, con cái đều đã trưởng thành, có gia đình riêng. Khi đã xấp xỉ tuổi 70, trong một lần đi dự trại viết ở Vũng Tàu, ông được bạn văn là nhà thơ đàn chị mai mối cho một nữ độc giả rất yêu thơ chị ấy và yêu văn học. Mặc dầu có độ chênh lệch tuổi tác giữa hai người, và cả những khác biệt về văn hoá giữa hai miền Nam Bắc nhưng họ vẫn yêu nhau và đã vượt qua những trở ngại để đến với nhau và lễ cưới dù chỉ ít người thân và bạn bè nhưng vô cùng ấm áp.[5]