Ngô Văn Phú

Nhà thơ, nhà văn
Ngô Văn Phú
Nhà xuất bản Hội Nhà văn
Giám đốc kiêm Tổng biên tập (? – 1999)
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1937-04-08)8 tháng 4, 1937
Nơi sinh
Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Mất
Ngày mất
22 tháng 10, 2022(2022-10-22) (85 tuổi)
Nơi mất
Vĩnh Phúc
Nơi cư trúHà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhà văn
Đào tạoTrường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Lĩnh vựcvăn học
Sự nghiệp văn học
Bút danhNgô Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên
Thể loạithơ, tiểu thuyết, truyện ngắn
Tác phẩm
  • Phương gió nổi (tập thơ)
  • Vầng trăng dấu hỏi (tập thơ)
  • Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (tiểu thuyết lịch sử))
Giải thưởngDanh sách
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân chủngTổng cục Chính trị
Năm tại ngũ1966 - 1972
Đơn vịTạp chí Văn nghệ Quân đội
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Ngô Văn Phú (1937–2022) là nhà thơ, nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012. Bài thơ “Mây và bông” với chỉ bốn câu thơ, viết năm 1961, là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Văn Phú (bút danh Ngô Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên) sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937 Quê quán xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.[1]

Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Tổng hợp Hà Nội khoá 1958-1961 (ngành ngữ văn), Ngô Văn Phú về làm biên tập viên báo Văn học (1961 - 1963) sau là báo Văn nghệ (1963 - 1966); từ năm 1966 đến 1972, ông được biệt phái sang Quân đội làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội với quân hàm Trung úy;[2] từ năm 1972 đến 1976, ông trở về làm Phó phòng văn xuôi báo Văn nghệ. Từ năm 1976 đến 1999, ông làm Trưởng ban thơ; Phó giám đốc, Tổng biên tập; Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Từ năm 1999 đến 2002, ông là biên tập viên cao cấp Nhà xuất bản Hội Nhà văn và là Ủy viên quỹ giao lưu và phát triển văn hoá Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 1998-2004.[1]

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1970.

Ông mất ngày 22 tháng 10 năm 2022 tại Vĩnh Phúc.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt sự nghiệp, ông là một trong ít người có số lượng sách xuất bản vào loại đồ sộ: Trên 220 đầu sách, bao gồm 26 tiểu thuyết, 34 tập truyện ngắn, 28 tập thơ, trên 100 tập dịch thuật, nghiên cứu phê bình, truyện lịch sử, tuyển chọn, giới thiệu. biên soạn, biên khảo...[2] Trong đó, hai mảng đề tài lớn mà ông theo đuổi là sáng tác thơ và truyện lịch sử.

Ông từng xuất bản 28 tập thơ như Tháng năm mùa gặt (1978), Đi ngang đồi cọ (1986), Cỏ bùa mê (1988), Hoa trắng tình yêu (1995), Chiêm bao (2001), Nhặt nắng trong mưa (2003)...[3] Nhắc tới ông, nhiều người nhớ ngay tới bài thơ “Mây và bông” được ông viết vào năm 1961 với 4 câu thơ lục bát: “Trên trời mây trắng như bông/ Ở giữa cánh đòng bông trắng như mây/ Mấy cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đôi mây về làng”. Có người tưởng đó là ca dao. Vì nó quá quen thuộc, gần gũi.[4]

Ngô Văn Phú còn được mệnh danh là người viết truyện lịch sử nhiều nhất Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với nhiều tập tiểu thuyết dã sử, truyện ngắn, truyện vừa: “Ngõ trúc” (truyện ngắn về danh nhân, 1986); “Bụi và lốc” (tiểu thuyết, 1988); “Ngôi vua và những chuyện tình” (tiểu thuyết lịch sử, 1990); “Gươm thần Vạn Kiếp” (tiểu thuyết lịch sử, 1991); “Ngang trái Phủ Tây Hồ” (tiểu thuyết lịch sử, 1993); “Tuyên Phi họ Đặng” (1996); “Sao không là tình yêu?” (1996)…[4]

Sau này, ông còn mở rộng sang lĩnh vực chuyển ngữ thơ từ tiếng Hoa và từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.


Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng truyện ngắn báo Văn học (1958); Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ (1961); Giải nhất ca dao báo Văn học (1962); Giải nhất thơ và giải thưởng 5 năm Hội Văn nghệ Hà Nội (1975-1980); Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980); Giải A về thơ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1998); Giải ba thơ tứ tuyệt tạp chí Kiến thức ngày nay (2010).[1]

Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Phương gió nổi (tập thơ); Vầng trăng dấu hỏi (tập thơ); Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (tiểu thuyết lịch sử).[5]

Sự cố từ bài thơ ''Sẹo đất''

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1973, Tạp chí Thanh niên đăng bài thơ “Sẹo đất” của Ngô Văn Phú.

Xuất phát từ một lần đi thực tế tại một huyện ngoại thành Hà Nội, ông thấy đất đai bị bom đào xới để lại những hố to, hố nhỏ chồng chất lên nhau như thể đất như đang bị thương, đang bị đóng sẹo. Từ đó ông đã viết “Sẹo đất”, trong đó có hai câu: "Tưởng như da thịt mình mới sẹo/ Ai ngờ đất cũng sẹo như người". Sau khi bài thơ được đăng lên Tạp chí, ông bị đánh giá có vấn đề về tư tưởng, có ý gieo rắc sự sợ hãi, hoảng sợ về chiến tranh - một tâm lý không có lợi khi chiến tranh chưa kết thúc. Rồi ông bị nhắc nhở và bị kỷ luật hạ từ Bí thư xuống Phó bí thư chi bộ Báo Văn nghệ.[2]

Năm 1994, ông đã in lại nguyên văn “Sẹo đất” trong tập “Mắt mùa thu” qua Nhà xuất bản Hà Nội, với nội dung như đã từng in vào năm 1973.[2]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng năm mùa gặt (1978)
  • Đi ngang đồi cọ (1986)
  • Cỏ bùa mê (1988)
  • Heo may (1998)
  • Chiêm bao (2001)
  • Nhặt nắng trong mưa (2003)…

Truyện ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thần hoàng làng (1992)
  • Giấc mơ hoàng hậu (1993)
  • Người lang thang với mùa thu (2001)
  • Truyện ngắn danh nhân Việt Nam (5 tập, 2006)
  • Sắc độ (tập truyện ngắn, 2013)…

Tiểu thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bụi và lốc (1988)
  • Ngôi vua và những chuyện tình (1989)
  • Gươm thần Vạn Kiếp (1991)
  • Ấn kiếm trời ban (1998)
  • Dòng đời xuôi ngược (2001)
  • Bởi vì (tiểu thuyết, sách dịch, 2015)
  • Thời loạn lạc (2019)…

Các tác phẩm khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mùa cải hoa vàng (tạp văn, 1998)
  • Cỏ may (tạp văn, 2003)
  • Uy Viễn tướng công (2003)
  • Lý Công Uẩn (2006);
  • Bụi tầm xuân (tạp văn, 2009)
  • Thăng Long - Hà Nội xưa và nay (2009)

Nguồn:[1]

Giải thưởng văn học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng truyện ngắn báo Văn học (1958)
  • Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ (1961)
  • Giải nhất ca dao báo Văn học (1962)
  • Giải nhất thơ và giải thưởng 5 năm Hội Văn nghệ Hà Nội (1975-1980)
  • Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980)
  • Giải A về thơ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1998)
  • Giải ba thơ tứ tuyệt tạp chí Kiến thức ngày nay 2010

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Nhà thơ Ngô Văn Phú (1937-2022)”. Bảo tàng Văn học Việt Nam. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2025.
  2. ^ a b c d Đặng Huy Giang (4 tháng 4 năm 2016). “Ngô Văn Phú: Thi sĩ của đồng quê”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2025.
  3. ^ a b Hiểu Nhân (24 tháng 10 năm 2022). “Nhà thơ Ngô Văn Phú qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2025.
  4. ^ a b Bùi Lê Mai (26 tháng 10 năm 2022). “Dấu ấn Ngô Văn Phú”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2025.
  5. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công thức làm bánh bao cam
Công thức làm bánh bao cam
Ở post này e muốn chia sẻ cụ thể cách làm bánh bao cam và quýt được rất nhiều người iu thích
Tại sao người trẻ càng ngày càng không thích về quê ăn Tết?
Tại sao người trẻ càng ngày càng không thích về quê ăn Tết?
Trước đây, ngày Tết trong tưởng tượng của mình là cô dì chú bác đến thăm, hỏi han quan tâm đủ kiểu, bố mẹ thì thương yêu
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn