Tô Nhuận Vỹ

Nhà văn
Tô Nhuận Vỹ
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Tô Thế Quảng
Ngày sinh
25 tháng 8, 1941 (83 tuổi)
Nơi sinh
Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Nơi cư trúThừa Thiên Huế
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhà văn
Đào tạoTrường Đại học Sư phạm Hà Nội
Lĩnh vựcvăn học
Sự nghiệp văn học
Thể loạivăn xuôi
Tác phẩm
  • Dòng sông phẳng lặng
  • Ngoại ô
Giải thưởngDanh sách
Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên
Chủ tịch
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Tô Nhuận Vỹ (tên khai sinh là Tô Thế Quảng, sinh năm 1941) là nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ tiểu thuyết 3 tập "Dòng sông phẳng lặng" đã được dựng thành phim truyền hình cùng tên.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tô Nhuận Vỹ tên khai sinh là Tô Thế Quảng, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1941 tại xã Vĩnh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, ông theo ba mẹ ra Bắc, đi học văn hóa ở Trường cấp 3 Chu Văn An, Hà Nội rồi học Khoa Văn - Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp, ông vào Thanh Hóa dạy học tại Trường cấp 3 Hậu Lộc.[1]

Cuối năm 1965, ông trở về quê hương với tư cách phóng viên báo Cờ Giải phóng và sau đó là biên tập viên tạp chí Văn nghệ Trị Thiên - Huế, đồng thời phụ trách một tuyến cơ sở nội thành.

Từ năm 1976 đến năm 1990, ông lần lượt giữ các chức vụ: Uỷ viên Thường vụ, Phó chủ tịch, Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí "Sông Hương" (từ tháng 5 năm 1986 đến tháng 8 năm 1989), Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế (1994-1999). Từ 1998-2002, ông là Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế, Uỷ viên Ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam từ 2001. Ông nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2002.[2]

Ông là hội viên Hội Nhà văn từ năm 1976.[2]

Ông là cầu nối quan trọng giữa trung tâm William Joiner Center (Mỹ) với Việt Nam.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tô Nhuận Vỹ khởi đầu sự nghiệp văn chương từ tập truyện ngắn "Người sông Hương" ra mắt năm 1970. Nối tiếp sau đó là các tập truyện ngắn: Em bé làng đảo (1971); Làng thức (1973); các tiểu thuyết: Dòng sông phẳng lặng (3 tập, xuất bản năm 1974); Ngoại ô (1982); Phía ấy là chân trời (1988);Vùng sâu (tiểu thuyết, 2012); Bản lĩnh văn hóa (các bài báo và tiểu luận, 2014) Một số tiểu thuyết của ông đã được chuyển thành phim là Ngoại ô (phim nhựa), Dòng sông phẳng lặng (phim truyền hình).[2]

Tác phẩm đã đưa tên tuổi Tô Nhuận Vỹ nổi tiếng lên văn đàn chính là bộ tiểu thuyết 3 tập "Dòng sông phẳng lặng" của ông viết về cuộc chiến đấu của quân dân Huế trong chiến dịch Tổng tấn công Mậu Thân 1968. Bộ tiểu thuyết này, Tô Nhuận Vỹ viết lúc chưa tới 27 tuổi, khoảng gần 2.000 trang, xuất bản năm 1974, tái bản 6 lần và được Hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim cùng tên gồm 15 tập.[4][5]

Ông đã nhận những giải thưởng văn học: Giải thưởng loại A của UBND tỉnh Bình Trị Thiên cho tiểu thuyết "Ngoại ô". Giải thưởng "Cố đô" hạng A cho tiểu thuyết "Phía ấy là chân trời", Tặng thưởng truyện ngắn hay trong năm 1969 của báo Văn nghệ cho truyện ngắn "Chuyến tuần tra đầu tiên". Tặng thưởng truyện ngắn hay nhất trong 100 số báo Văn nghệ Giải phóng trao trong năm 1976, cho truyện ngắn "Khoảng trời màu xanh".[2]

Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các tiểu thuyết: Dòng sông phẳng lặng; Ngoại ô.[6]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập truyện ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Người sông Hương (1970)
  • Em bé làng đảo (1971)
  • Làng thức (1973)

Tiểu thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu luận, báo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bản lĩnh văn hóa (2014)
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012

Giải thưởng văn học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng loại A của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên
  • Giải thưởng "Cố đô" hạng A
  • Tặng thưởng truyện ngắn hay trong năm 1969 của báo Văn nghệ
  • Tặng thưởng truyện ngắn hay nhất trong 100 số báo Văn nghệ Giải phóng trao trong năm 1976,

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngô Minh (7 tháng 6 năm 2008). “Tô Nhuận Vỹ - Có một dòng sông không phẳng lặng”. tienphong.vn. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c d “Nhà văn Tô Nhuận Vỹ”. baotangvanhoc.vn. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ “Nhà văn Tô Nhuận Vỹ: Đi qua những mùa xuân trăn trở”. baovannghe.vn. 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ Thanh Tùng (31 tháng 7 năm 2022). “Trò chuyện với nhà văn TÔ NHUẬN VỸ: "Vì sao tôi không viết hồi ký". baothuathienhue.vn. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ Phan Thế Hữu Toàn (11 tháng 4 năm 2010). “Nhà văn Tô Nhuận Vỹ: Chiến trường đã cho tôi những trang viết”. cand.com.vn. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
If you're looking for a quick read, then this can be a good one. On top of that, if you like a bit of sarcastic humor with some *cussing* involved, this is THE one.
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cho đến hiện tại Kenjaku đang từng bước hoàn thiện dần dần kế hoạch của mình. Cùng nhìn lại kế hoạch mà hắn đã lên mưu kế thực hiện trong suốt cả thiên niên kỉ qua nhé.