Phạm Bình Minh

Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Tokyo, năm 2019
Chức vụ
Nhiệm kỳ6 tháng 9 năm 2021 – 5 tháng 1 năm 2023
1 năm, 121 ngày
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Tiền nhiệmTrương Hoà Bình
Kế nhiệmNguyễn Hòa Bình
Nhiệm kỳ13 tháng 11 năm 2013 – 6 tháng 9 năm 2021
7 năm, 297 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Xuân Phúc
Phạm Minh Chính
Tiền nhiệmPhạm Gia Khiêm
Kế nhiệm

Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ
Nhiệm kỳ28 tháng 7 năm 2021 – 6 tháng 1 năm 2023
1 năm, 162 ngày
Bí thưPhạm Minh Chính
Tiền nhiệmTrương Hoà Bình
Kế nhiệmNguyễn Hòa Bình
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang Nhà nước
Nhiệm kỳ28 tháng 7 năm 2021 – 6 tháng 1 năm 2023
1 năm, 162 ngày
Tiền nhiệmTrương Hoà Bình
Kế nhiệmNguyễn Hòa Bình

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 7 tháng 4 năm 2021
9 năm, 247 ngày
Thứ trưởngNguyễn Thanh Sơn (9/2008-2014)
Bùi Thanh Sơn (11/2009-4/2021)
Hà Kim Ngọc (5/2013-7/2018)
Đặng Minh Khôi (9/2014-10/2015, 9/2019-)
Vũ Hồng Nam (9/2014-10/2018)
Lê Hoài Trung (11/2014-3/2021)
Đặng Đình Quý (1/2016-7/2018)
Nguyễn Bá Hùng (8/2016-12/2016)
Nguyễn Quốc Dũng (từ 8/2016)
Tô Anh Dũng (từ 3/2019)
Nguyễn Minh Vũ (từ 9/2019)
Đặng Hoàng Giang (từ 3/2021)
Tiền nhiệmPhạm Gia Khiêm
Kế nhiệmBùi Thanh Sơn
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – 30 tháng 12 năm 2022
6 năm, 337 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ21 tháng 7 năm 2011 – 5 tháng 1 năm 2023
11 năm, 168 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Vị trí Việt Nam
Đại diệnThái Nguyên
Bà Rịa - Vũng Tàu

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ29 tháng 8 năm 2007 – 2 tháng 8 năm 2011
3 năm, 338 ngày
Bộ trưởngPhạm Gia Khiêm
Kế nhiệmBùi Thanh Sơn
Nhiệm kỳ13 tháng 1 năm 2009 – 30 tháng 12 năm 2022
13 năm, 351 ngày
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh (2001-2011)
Nguyễn Phú Trọng (2011-nay)
Thông tin cá nhân
Sinh26 tháng 3, 1959 (65 tuổi)
Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
19/5/1984
VợNguyễn Nguyệt Nga
ChaPhạm Văn Cương (Nguyễn Cơ Thạch)
MẹPhan Thị Phúc[1]
Con cái
  • Phạm Bình Anh (s.1987)
  • Phạm Bình Nam
Học vấnThạc sĩ Luật và Ngoại giao
Alma mater
Websitephambinhminh.chinhphu.vn

Phạm Bình Minh (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959) là một nhà ngoại giaochính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[2]

Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa X, XI, XII,[3] đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (2011–2021).

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959, nguyên quán tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cha của ông là cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên khai sinh là Phạm Văn Cương). Lúc sinh Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Cơ Thạch đang giữ chức vụ Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Ấn Độ. Mẹ của ông là bà Phan Thị Phúc. Ông hiện cư trú tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thuở nhỏ, ông theo học tại trường phổ thông cấp 2, 3 Nguyễn Trãi tại Hà Nội (hệ 10/10)
  • Từ năm 1977 đến năm 1981: ông học đại học tại Học viện Quan hệ Quốc tế.
  • 1981: Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao Việt Nam)[4]
  • 1994: Tốt nghiệp thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Trường Luật Quốc tế và Ngoại giao Fletcher trực thuộc Đại học Tufts (Fletcher School of Law and Diplomacy, Tufts University, Massachusetts), ông thuộc lớp sinh viên đầu tiên qua Hoa Kỳ học dưới sự tài trợ của học bổng Fulbright.[4][5]
  • Thông thạo tiếng Anh.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao, năm 1981, ông được nhận vào làm Chuyên viên Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao,[6] bấy giờ cha ông đang giữ chức Bộ trưởng.

Một năm sau, năm 1982, ông được bổ nhiệm làm Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh. Sau khi hoàn tất nhiệm kỳ công tác, năm 1986, ông được triệu hồi về nước và được phân công làm Chuyên viên của Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao. Năm 1991, ông được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. Cùng năm đó, cha ông nghỉ hưu.

Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc. Từ năm 2001 đến tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Tháng 3 năm 2003, ông được triệu hồi về nước và được bổ nhiệm làm Quyền Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế. Đến tháng 8 cùng năm, ông được bổ nhiệm chính thức làm Vụ trưởng.

Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X. Tháng 9 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa được phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 8 năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao.[7] Tháng 11 cùng năm ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Thường trực. Tại Hội nghị Lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X, ông được chuyển từ Ủy viên dự khuyết thành Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X từ ngày 13 tháng 1 năm 2009.

Ngày 29 tháng 3 năm 2010, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm kiêm chức Phó Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam.[8]

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Quảng Ninh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011 – 2016 ở đơn vị bầu cử số 3 tỉnh Quảng Ninh, gồm huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, huyện Bình Liêu, huyện Ba Chẽ và thành phố Móng Cái.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Quốc hội khóa 13

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, ông đã được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau khi người tiền nhiệm Phạm Gia Khiêm quyết định xin từ nhiệm vào năm 2011.

Ngày 13 tháng 11 năm 2013, ông được Quốc hội Việt Nam khóa 13 phê chuẩn làm Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Thái Nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 3 tỉnh Thái Nguyên gồm thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, được 231.129 phiếu, đạt tỷ lệ 83,44% số phiếu hợp lệ.[9]

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Quốc hội khóa 14

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 28 tháng 7 năm 2016, Quốc hội Việt Nam khóa 14 đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc ông Phạm Bình Minh làm Phó Thủ tướng Chính phủ, tái đắc cử Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 bằng hình thức bỏ phiếu kín, kết quả ông Phạm Bình Minh được phê chuẩn với 483/488 phiếu (97,77%).[10]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[11] Ngày 31, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.[12]

Ngày 07 tháng 4 năm 2021, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ (2016 – 2021) theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến ngày 28 tháng 7 năm 2021, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiêm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng trong Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ngày 6 tháng 9 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định số 1460/QĐ-TTg, về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó thủ tướng, trong đó ông được phân công là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.[13]

Ngày 14 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1726/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông làm Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.

Ngày 18 tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1945/QĐ-TTg, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh là Trưởng Ban Chỉ đạo.

Miễn nhiệm, thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, trong Hội nghị bất thường, Trung ương Đảng đã cho ông Minh thôi chức Ủy viên Bộ chính trị và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[14]

Ngày 5 tháng 1 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với Phạm Bình Minh. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã trình Quốc hội cho thôi nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội của ông.[15] Việc miễn nhiệm được cho là theo nguyện vọng của ông.[16] Đến 16 giờ 55 phút cùng ngày, Quốc hội chính thức miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng của ông cùng Vũ Đức Đam và bổ nhiệm hai ông Trần Hồng HàTrần Lưu Quang thay thế làm Phó Thủ tướng.[17] Nhưng trong thông tin về Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì lại thống kê cho thôi 2 phó thủ tướng. Vậy thực chất việc cho thôi chức Ủy viên Bộ chính trị và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng theo nguyện vọng cá nhân là do liên quan đến tham nhũng tiêu cực, vì trong năm 2022 chỉ miễn nhiệm 2 phó thủ tướng.[18]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng của cha

[sửa | sửa mã nguồn]
Nối nghiệp Cha
Tiến thân

Cùng với cha con ông Đoàn Trọng Truyến - Đoàn Mạnh Giao, cha con ông Phạm Văn Cương - Phạm Bình Minh là những trường hợp hiếm hoi cha con nối nghiệp cùng làm người đứng đầu một Bộ tại Việt Nam kể từ sau năm 1945.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là bà Nguyễn Nguyệt Nga (sinh năm 1962) - Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện bà là Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn APEC, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.

Ông bà có với nhau 2 người con trai. Con trai cả Phạm Bình Anh sinh năm 1987 hiện đang công tác tại Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao - Vụ mà trước đây ông Phạm Bình Minh đã công tác. Con trai ông kết hôn tháng 4/2016, con dâu ông Trâm Anh cũng làm tại Vụ Các Tổ chức Quốc tế. Con trai thứ Phạm Bình Nam sinh năm 1995 và cũng đã đi làm sau khi học cao học.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dược sĩ đại học, công tác ban đầu ở Bệnh viện Việt Đức sau đó cũng chuyển sang bộ Ngoại giao công tác, [1] Lưu trữ 2011-09-22 tại Wayback Machine
  2. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ a b c d e f g h i “Tiểu sử Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh”. Vụ Thông tin Báo chí - Bộ Ngoại giao. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ “High hopes as two Vietnam young ministers nominated as deputy PMs”. Thanh Nien News. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ Vụ Thông tin Báo chí - Bộ Ngoại giao. “Bản sao đã lưu trữ”. Trang Website Bộ Ngoại giao Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ Quyết định bổ nhiệm ông Phạm Bình Minh lam Thứ trưởng Ngoại giao.
  8. ^ “Quyết định số 395/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, kiêm giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 29 tháng 3 năm 2010.
  9. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV
  10. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 ra mắt”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. 28 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ “Công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII”. Báo Tuổi trẻ. ngày 31 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ “Ông Phạm Bình Minh làm Phó thủ tướng thường trực”.
  14. ^ “Trung ương cho ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ”. ZingNews.vn. 30 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  15. ^ Văn Kiên (5 tháng 1 năm 2023). “Trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng với các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ Viết Tuân; Sơn Hà (5 tháng 1 năm 2023). “Trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm hai Phó thủ tướng 'theo nguyện vọng cá nhân'. VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ “Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 tân Phó Thủ tướng Chính phủ”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  18. ^ “Kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”. Báo điện tử Tiền Phong. 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  19. ^ “Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón nhận Huân chương Quang Hoa của Chính phủ Hàn Quốc”.
  20. ^ a b HÀ CẨM (29 tháng 4 năm 2006). “Bản sao đã lưu trữ”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
2021–2023
Kế nhiệm:
đương nhiệm
Tiền nhiệm:
Phạm Gia Khiêm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
2011–2021
Kế nhiệm:
Bùi Thanh Sơn