Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 – Nam

Giải đấu bóng đá nam tại
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàPhilippines
Thời gian20 tháng 11 – 4 tháng 12 năm 2005
Số đội9 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (tại 1 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Thái Lan (lần thứ 12)
Á quân Việt Nam
Hạng ba Malaysia
Hạng tư Indonesia
Thống kê giải đấu
Số trận đấu20
Số bàn thắng59 (2,95 bàn/trận)
2003
2007

Nội dung bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 được tổ chức tại Philippines từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2005. Độ tuổi tham dự là từ 23 tuổi trở xuống, không có các cầu thủ quá tuổi.

Thái Lan đã bảo vệ thành công tấm huy chương vàng sau khi đánh bại Việt Nam 3–0 trong trận chung kết thứ hai liên tiếp của cả hai đội. Malaysia giành tấm huy chương đồng sau khi vượt qua Indonesia.

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là lịch thi đấu cho nội dung bóng đá nam.[1]

G Vòng bảng ½ Bán kết B Tranh huy chương đồng F Chung kết
CN
20
T2
21
T3
22
T4
23
T5
24
T6
25
T7
26
CN
27
T2
28
T3
29
T4
30
T5
1
T6
2
T7
3
CN
4
G G G G G G G G G G ½ B F

Các quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

9 đội tuyển trong tổng số 11 quốc gia Đông Nam Á đã tham dự nội dung thi đấu này. Brunei và Đông Timor đã rút lui khỏi giải đấu trước lễ bốc thăm.[2]

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai địa điểm diễn ra các trận đấu bóng đá nam là sân vận động Paglaumsân vận động Panaad, cùng tại Bacolod.

Bacolod
Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 – Nam (Philippines)
Sân vận động Paglaum Sân vận động Panaad
Sức chứa: 7.200 Sức chứa: 10.500

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cầu thủ sinh từ ngày 1 tháng 1 năm 1982 trở về sau có đủ điều kiện tham dự giải đấu này. Mỗi đội tuyển được phép đăng ký tối đa 20 cầu thủ.

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm được tổ chức vào chiều ngày 6 tháng 11 năm 2005 tại khách sạn Sheraton Century Park ở Manila, Philippines. Chín đội tuyển trong giải đấu nam được bốc thăm chia thành hai bảng, một bảng bốn đội và một bảng năm đội. Các đội tuyển được xếp hạt giống dựa theo thành tích của họ tại kỳ đại hội trước.[3] Đương kim vô địch Thái Lan và đương kim á quân Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số 1.[4][5]

Chủ nhà Philippines được quyền chọn bảng đấu và đã quyết định chọn bảng A gồm bốn đội.[4]

Nhóm 1 Nhóm 2 Không phân hạt giống
 Thái Lan (C)
 Việt Nam
 Malaysia
 Myanmar
 Philippines (H)
 Campuchia
 Lào
 Singapore
 Indonesia

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng bán kết.

Các tiêu chí xếp hạng

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa và 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây sẽ được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng:[5]

  1. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  2. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  3. Điểm trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  4. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  5. Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  6. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng lại cho riêng nhóm này;
  7. Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và gặp nhau ở lượt trận cuối cùng của bảng;
  8. Bốc thăm.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan 3 3 0 0 4 1 +3 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Malaysia 3 2 0 1 10 4 +6 6
3  Philippines (H) 3 1 0 2 6 7 −1 3
4  Campuchia 3 0 0 3 2 10 −8 0
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
(H) Chủ nhà
Malaysia 5–0 Campuchia
Surendran  8'83'
Zairo  40'
Rudie  45'
Azlan  60'
Chi tiết

Philippines 0–1 Thái Lan
Chi tiết Jakkrit  36'

Philippines 4–2 Campuchia
J. Younghusband  12'
Borromeo  65'
P. Greatwich  85'
Caligdong  90+?'
Chi tiết Veasoutna  16'
Than  16'

Thái Lan 2–1 Malaysia
Suchao  43'
Datsakorn  90+3'
Chi tiết Nor  81'

Campuchia 0–1 Thái Lan
Chi tiết Tada  45+2'
Philippines 2–4 Malaysia
P. Younghusband  33'46' Report Ramli  14'86'
Rasiah  60'70'
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Việt Nam 4 3 0 1 11 4 +7 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Indonesia 4 2 2 0 5 0 +5 8
3  Singapore 4 2 1 1 3 2 +1 7
4  Lào 4 1 0 3 5 15 −10 3
5  Myanmar 4 0 1 3 2 5 −3 1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Myanmar 2–3 Lào
Soe Myat Min  27'
Mar La  75'
Davone  12'
Visay  64'79'

Lào 2–8 Việt Nam
Davone  19'
Phayvan  30'
Chi tiết Phạm Văn Quyến  8'20'
Phan Văn Tài Em  15'
Kovan  16' (l.n.)
Lê Công Vinh  38'41'65'
Lê Tấn Tài  88'
Indonesia 0–0 Myanmar

Singapore 0–0 Indonesia
Chi tiết

Việt Nam 0–1 Indonesia
Chi tiết Sinaga  65'
Lào 0–1 Singapore
Chi tiết Fazrul Nawaz  4'

Singapore 1–0 Myanmar
Fazrul Nawaz  43' Chi tiết
Indonesia 4–0 Lào
Salampessy  40'
Zainal  44'
Mahyadi  79'
Indra  84'
Chi tiết

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng đấu loại trực tiếp, nếu một trận đấu có kết quả hòa sau 90 phút:

 
Bán kếtTrận tranh huy chương vàng
 
      
 
2 tháng 12 – Bacolod
 
 
 Thái Lan3
 
4 tháng 12 – Bacolod
 
 Indonesia1
 
 Thái Lan3
 
2 tháng 12 – Bacolod
 
 Việt Nam0
 
 Việt Nam2
 
 
 Malaysia1
 
Trận tranh huy chương đồng
 
 
4 tháng 12 – Bacolod
 
 
 Malaysia1
 
 
 Indonesia 0

Các trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 3–1 Indonesia
Teeratep  17' (ph.đ.)58'
Suree
Wibowo  60'

Tranh huy chương đồng

[sửa | sửa mã nguồn]
Malaysia 1–0 Indonesia
Fadzli  78' Report

Tranh huy chương vàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 3–0 Việt Nam
Teeratep  43'76'83' Chi tiết

Huy chương vàng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Bóng đá nam Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 

Thái Lan
Lần thứ 12

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 59 bàn thắng ghi được trong 20 trận đấu, trung bình 2.95 bàn thắng mỗi trận đấu.

Bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Thái Lan 5 5 0 0 10 2 +8 15 Vô địch - Huy chương vàng
2  Việt Nam 6 4 0 2 13 8 +5 12 Á quân - Huy chương bạc
3  Malaysia 5 3 0 2 12 6 +6 9 Hạng ba - Huy chương đồng
4  Indonesia 6 2 2 2 6 4 +2 8 Hạng tư
5  Singapore 4 2 1 1 3 2 +1 7 Bị loại ở vòng bảng
6  Philippines (H) 3 1 0 2 6 7 −1 3
7  Lào 4 1 0 3 5 15 −10 3
8  Myanmar 4 0 1 3 2 5 −3 1
9  Campuchia 3 0 0 3 2 10 −8 0
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(H) Chủ nhà

Sự cố và tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Bê bối dàn xếp tỷ số

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai cầu thủ của đội tuyển U-23 Việt Nam, gồm tiền đạo Phạm Văn Quyến và tiền vệ Lê Quốc Vượng, đã bị bắt giữ tại Hà Nội do có nghi ngờ liên quan đến "cá độ và tổ chức cá độ" (dàn xếp tỷ số). Sự cố xảy ra trong trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar, khi Việt Nam giành chiến thắng 1–0, trong đó nhiều cầu thủ Việt Nam được cho là đã cố tình chơi chậm lại. Ngoài ra, Văn Quyến còn bị tố cáo đã nhận 23 triệu đồng từ hai người phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh trên đường từ Manila về Hà Nội. Chính quyền Philippines đã ca ngợi các quan chức Việt Nam về việc trấn áp tiêu cực trong bóng đá và bắt giữ hai cầu thủ. Chủ tịch Ủy bạn Olympic Philippines Robert Aventajado nói rằng vụ bắt giữ được tiến hành nhằm bảo vệ môn thể thao này và Việt Nam đang nỗ lực để ngăn chặn thiệt hại nặng nề hơn mà vụ bê bối đã gây ra. Hai cầu thủ khác là Huỳnh Quốc AnhLê Bật Hiếu cũng đã bị bắt với cùng tội danh; họ được cho là đã nhận 20 triệu đồng từ các nhà cái trong nước để đảm bảo Việt Nam không thắng nhiều hơn một bàn.[6][7][8][9][10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “VFF - Lịch thi đấu môn bóng đá nam SEA Games 23”. VFF. 7 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ “SEA Games 23: U23 Việt Nam rơi vào bảng tử thần”. Báo điện tử Tiền Phong. 7 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “VFF - Kết quả bốc thăm SEA Games 23: Hoàn toàn không có chuyện khuất tất từ phía chủ nhà”. VFF. 8 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ a b “BaoBinhDinh - Việt Nam rơi vào "bảng tử thần". baobinhdinh.vn. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ a b Nam Huy (6 tháng 11 năm 2005). “U23 Việt Nam nằm ở 'bảng tử thần' tại SEA Games”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ SPORTS CZAR TO BE SACKED: Osmeña declines Guardo resignation - Philippine Daily Inquirer
  7. ^ AFTER GAMES, UTANG: P7M owed to Cebu suppliers for hosting foreign athletes - Philippine Daily Inquirer
  8. ^ Cebu City Mayors assails SEAG Overspending Lưu trữ 17 tháng 3 2010 tại Wayback Machine - Sun.Star
  9. ^ Thai official claims RP is cheating - Philippine Daily Inquirer
  10. ^ Medal-fixing allegations tarnish South East Asian Games Lưu trữ 2009-12-20 tại Wayback Machine - Channel NewsAsia
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight đang được phát hành trước, nhắm tới một số đối tượng người dùng ở khu vực Bắc Âu
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán
Sách Ổn định hay tự do
Sách Ổn định hay tự do
Ổn định hay tự do - Cuốn sách khích lệ, tiếp thêm cho bạn dũng khí chinh phục ước mơ, sống cuộc đời như mong muốn.
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp