Bismuth(III) oxide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Bismuth trioxide Bismuth(III) oxide Bismit (khoáng vật) |
Tên khác | Bismit Đibismuth triOxide Bismuth sesquiOxide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Bi2O3 |
Khối lượng mol | 465,9582 g/mol |
Bề ngoài | Bột/ tinh thể vàng |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 8,9 g/cm³, rắn |
Điểm nóng chảy | 817 °C (1.090 K; 1.503 °F)[1] |
Điểm sôi | 1.890 °C (2.160 K; 3.430 °F) |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Độ hòa tan | tan trong các axit |
MagSus | -83,0·10-6 cm³/mol |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | phóng xạ (không đáng kể) |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Bismuth(III) sulfide Bismuth(III) selenide Bismuth(III) teluride |
Cation khác | Bismuth(II) Oxide Bismuth(IV) Oxide Bismuth(V) Oxide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Bismuth(III) Oxide (công thức hóa học Bi2O3) có lẽ là hợp chất quan trọng nhất đối với ngành công nghiệp trong lĩnh vực chuyên về nguyên tố bismuth. Hợp chất này là điểm khởi đầu cho mọi hợp chất hóa học của bismuth. Hợp chất này được tìm thấy một cách tự nhiên dưới dạng khoáng chất bismit (đơn nghiêng) và sphaerobismoit (bốn phương, hiếm hơn nhiều), nhưng nó thường được tìm thấy như là một sản phẩm phụ của việc nấu chảy đồng và quặng chì. Bismuth(III) Oxide thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng "quả trứng rồng" trong pháo hoa, thay thế chì đỏ.[1]
Bismuth(III) Oxide được điều chế phục vụ nhu cầu sản xuất thương mại, bắt đầu từ nguyên liệu là kim loại bismuth phân cực.
Cách thứ hai để sản xuất hợp chất này, là hòa tan bismuth trong axit nitric nóng. Sau đó, cho thêm vào natri hydroxide dư, đi kèm với gia nhiệt liên tục của hỗn hợp sẽ tạo ra kết tủa bismuth(III) Oxide dưới dạng bột màu vàng đậm. Ngoài ra, hợp chất này còn có thể được điều chế bằng cách phân hủy bismuth(III) hydroxide.[1]
oxy hóa bismuth(III) Oxide với amoni persulfat và soda caustic pha loãng, tạo thành hợp chất bismuth(IV) Oxide. Cũng có thể điều chế ra bismuth(IV) Oxide bằng cách sử dụng các tác nhân oxy hóa khác như kali ferricyanua.
Điện phân bismuth(III) Oxide trong dung dịch kiềm nóng trong dung dịch kiềm sẽ tạo ra một kết tủa màu đỏ tươi của bismuth(V) Oxide. Bismuth(III) Oxide phản ứng với các axit để tạo ra các muối bismuth(III) tương ứng.
Hợp chất này phản ứng với anhydride acetic và axit oleic tạo thành hợp chất bismuth(III) oleat.