Bạc(I) Oxide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Silver(I) oxide |
Tên khác | Silver rust, Argentous oxide, Silver monoxide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
MeSH | |
Số RTECS | VW4900000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Ag2O |
Khối lượng mol | 231,7354 g/mol |
Bề ngoài | khối tinh thể đen/nâu |
Mùi | không mùi[1] |
Khối lượng riêng | 7,14 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 300 °C (573 K; 572 °F) (phân hủy ở nhiệt độ ≥ 200 °C (392 °F; 473 K)[2][3] |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,013 g/L (20 ℃) 0,025 g/L (25 ℃)[4] 0,053 g/L (80 ℃)[2] |
Tích số tan, Ksp trong AgOH | 1,52·10−8 (20 ℃) |
Độ hòa tan | tan trong axit, kiềm không tan trong ethanol[4] |
MagSus | -134,0·10-6 cm³/mol |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Bạc(I) Oxide là một hợp chất vô cơ, với thành phần chính gồm hai nguyên tố bạc và oxy, với công thức hóa học được quy định là Ag2O. Hợp chất này có hình dạng bên ngoài là bột màu nâu đen hoặc nâu đậm và được sử dụng để điều chế các hợp chất bạc khác.
Một cách điều chế bạc(I) Oxide là điều chế nó từ phản ứng giữa lithi hydroxide với dung dịch bạc nitrat rất loãng. Ngoài ra, bạc(I) Oxide còn có thể được điều chế bằng cách cho dung dịch bạc nitrat phản ứng với một hydroxide của kim loại kiềm.[5][6] Phản ứng này không thể tạo ra lượng đáng kể bạc hydroxide, do có phản ứng phân hủy của hợp chất này, theo phản ứng:[7]
Giống như nhiều hợp chất bạc, Oxide bạc có tính ánh kim. Hợp chất này bị phân hủy ở nhiệt độ cao, trên 280 ℃.
Oxide này được sử dụng trong một số loại pin bạc-Oxide, như là "bạc(II) Oxide", AgO. Trong hóa học hữu cơ, Oxide bạc được sử dụng làm chất oxy hóa nhẹ. Ví dụ, nó oxy hóa andehit thành các axit cacboxylic. Phản ứng như vậy thường có hiệu quả tốt nhất khi bạc Oxide được điều chế tại chỗ từ bạc nitrat và kiềm hydroxide.