Diphosphor trioxide

Diphosphor trioxide
Mô hình phân tử của diphosphor trioxide
Mô hình phân tử rời của diphosphor trioxide
Tên khácPhosphor(III) oxide
Phosphor sesquioxide
Phosphorơ anhydride
Tetraphosphor hexoxide
Nhận dạng
Số CAS1314-24-5
PubChem123290
ChEBI37372
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O1P3OP2OP(OP1O2)O3

InChI
đầy đủ
  • 1/O6P4/c1-7-2-9-4-8(1)5-10(3-7)6-9
ChemSpider109897
Thuộc tính
Công thức phân tửP2O3
Khối lượng mol108,9456 g/mol
Bề ngoàiĐơn tinh thể không màu hoặc chất lỏng
Khối lượng riêng2,135 g/cm³
Điểm nóng chảy 23,8 °C (296,9 K; 74,8 °F)
Điểm sôi 173,1 °C (446,2 K; 343,6 °F)
Độ hòa tan trong nướcTan kèm phản ứng tạo acid phosphorơ
Độ axit (pKa)9,4
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Diphosphor trioxide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố phosphoroxy, với công thức hóa học được quy định là P2O3. Hợp chất này đáng lý ra phải được đặt tên chính xác là tetraphosphor hexoxide (P4O6), tên diphosphor trioxide thực ra xuất hiện trước sự hiểu biết về cấu trúc phân tử của hợp chất, tuy không chính xác nhưng cái tên này vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến tận ngày nay. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn không màu, có cấu trúc liên quan đến adamantane. Hợp chất này được công nhận là anhydride của acid phosphorơ, H3PO3, nhưng không thể thu được bằng cách khử nước của acid. Nó cũng được mô tả là chất rắn màu trắng, chất rắn, tinh thể và có độc tính cao với mùi tương tự như tỏi.[1]

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất diphosphor trioxide có thể thu được bằng cách đốt cháy phosphor trong một nguồn không khí bị giới hạn ở nhiệt độ thấp.

P4 (r) + 3O2 (k) → P4O6 (r).

Các sản phẩm phụ mà phản ứng này tạo ra còn có phosphor suboxide.[1]

Một số phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Diphosphor trioxide phản ứng với nước tạo thành H3PO3, điều này gián tiếp chứng minh oxide này là anhydride của acid đó.[2]

P4O6 + 6H2O → 4H3PO3.

Hợp chất này cũng phản ứng với acid hydrochloric để tạo thành H3PO3phosphor trichloride.

P4O6 + 6HCl → 2H3PO3 + 2PCl3.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b A. F. Holleman; Wiberg, Egon; Wiberg, Nils (2001). Inorganic Chemistry. Boston: Academic Press. ISBN 0-12-352651-5.
  2. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
Bạn có biết bạn sẽ “nạp thêm” trung bình là 250 kcal khi ăn một chiếc pizza không? Đằng nào cũng “nạp thêm” từng đó kcal thì 4 thương hiệu pizza mà MoMo đề xuất dưới đây sẽ không làm bạn phải thất vọng. Cùng điểm qua 4 thương hiệu pizza mà MoMo “chọn mặt gửi vàng” cho bạn nhé!
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm